KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 13 Tháng một. 2013

Chờ Sếp và Sếp chờ




Tác giả: MaiND

Các câu chuyện của tôi có thể đụng chạm đến những NguoiKGU chẳng may làm Sếp đã hoặc chưa ở vào hoàn cảnh tương tự. Vì vậy, xin lỗi nếu đụng chạm đến ai đó hoặc thấy khó chịu vì cách xử sự của nhân vật trong câu chuyện này.

Tình trạng cấp dưới chờ cấp trên khi họp hành hoặc giao ban cơ quan được coi là hiện tượng “bình thường”, một lẽ “đương nhiên” mà các Sếp nghĩ rằng mình hoàn toàn có quyền như vậy. Ngoài ra, các Sếp có thể còn nghĩ rằng đây là một dịp tốt để rèn luyện, thử thách tính “kiên trì” và lòng “nhẫn nại” của cán bộ dưới quyền nên hầu như các Ngài không thấy có gì phải “băn khoăn”, “áy náy” khi mình đến muộn hơn cấp dưới so với thời gian quy định. Thực tế cho thấy dù phải chờ 5-10 phút (thậm chí 20 - 30 phút) thì cũng chẳng có trưởng (phó) phòng, ban nào dám bỏ về, trừ trường hợp có thông báo chính thức của các Sếp về việc lùi thời gian họp.

Cơ quan quy định giao ban vào lúc 13h30 thứ Hai hàng tuần. Một lần dù đã được thông báo sẽ giao ban vào thời gian quy định nhưng do mải làm việc A đã quên mất thời gian đi họp. Khi nhớ ra thì đã muộn khoảng 10 phút và A vội đến phòng họp thì các Sếp và mọi người đều đã có mặt đang ngồi chờ. Nhân cơ hội này, Trưởng phòng B muốn được Sếp tính thêm điểm nên hỏi “đểu” A: “Anh làm gì mà để các Sếp phải chờ thế?”. Không cần suy nghĩ A đáp lại B rất to như không có ai ở xung quanh: “Tao chờ Sếp nhiều còn Sếp chờ một chút có chết đâu?”. Mọi người (cả các Sếp) đều nghe rất rõ nhưng tất cả đều giả điếc “mần thing” như không nghe thấy gì…  


Người post: NgocBQ

Ngày đăng: 13-01-2013 21:09






Xem 1 - 7 của tổng số 7 Comments

Từ: MaiND
22/01/2013 16:44:48

@PhuND: Cảm ơn PhuND đã có câu chuyện để các ACE biết thêm một cách về nhìn nhận, đánh giá con người. Đúng là tôi đã đăng bài “Sếp tôi” (một câu chuyện hài nhưng có thật 100%) với mục đích để mọi người giải trí và có thể rút ra điều gì đó bổ ích cho mình… Sau đó e rằng câu truyện có thể làm người đọc hiểu lầm tôi là “kẻ thích nói xấu người khác sau lưng” hoặc là sẽ đụng chạm đến ai đó... nên tôi đã gỡ bỏ. Tôi biết PhuND ngày xưa ở quê đã học cùng với nhân vật trong truyện nhưng xin cải chính lại thông tin cho chính xác hơn:


- Nhân vật trong truyện của tôi nhập ngũ tháng 8/72 nên có tham chiến ở miền Nam thì chỉ từ cuối 1972 (chứ không phải từ 1971);


- Ông bạn ấy sang LX học sau MaiND 01 năm rồi làm PTS luôn ở MGU, năm 1985 ra trường và năm 1986 được điều về Cơ quan với quân hàm Trung úy (khi đó MaiND đã là Thượng úy Việt Cộng rồi, chứ không phải là SV nhé).


- Mình nhớ nhất là khi đó ông Phó Thủ trưởng phụ trách nội bộ của CQ (là người tiếp nhận PTS về công tác) đã căn dặn: “Cậu phải đi học ĐH pháp lý, chứ PTS Luật chưa là gì đâu (!)” (ông ấy tưởng “luật” và “pháp lý” là hai ngành khác nhau).


Bây giờ ve áo thêm một “sao” nữa nên ông bạn (của PhuND và của cả MaiND nữa) rất mỹ mãn. Dù sao cũng mừng cho ông bạn của chúng ta (cái chính là có số “Tướng”, còn thông minh cũng BT thôi).



19/01/2013 23:05:49

@Phư: Không admin nào gỡ bài gì cả. Chỉ có thể tác giả tự gỡ mà thôi



Từ: CucNT
15/01/2013 09:54:34

Câu chuyện mà anh Mai kể vẫn diễn ra trong thực tế nhưng tôi nghĩ không nhiều. Tôi có mấy người bạn làm sếp, cả nhà nước, cả tư nhân và thấy lúc nào họ cũng rất bận rộn. Đặc biệt là sếp tư nhân thì rất chuẩn xác về giờ giấc vì có thế mới giữ được chữ "tín" với khách hàng. Mà trong điều kiện kinh tế hiện nay, "khách hàng là thượng đế!"...


Cảm ơn anh Phư đã đưa đến cho ACe một câu chuyện hay về cách nhìn nhận đánh gía con người cũng như hiện tượng trong cuộc sống.



Từ: TuyetHA
14/01/2013 14:30:07

Có lẽ nào tình trạng như trong câu chuyện anh Mai kể lại là " hiện tượng bình thường"? Tôi làm việc trong quân đội nên không hiểu lắm các hiện tượng "bình thường" này ở các cơ quan dân sự. Không phải trong các cơ quan QĐ, hoàn toàn không có hiện tượng "sếp đên muộn", nhưng nếu chẳng may vì một lý do bất khả kháng nào đó mà sếp bị đến muộn thì việc làm đầu tiên khi bước vào phòng họp là xin lỗi mọi người và giải thích lý do đến trễ. Càng làm sếp to thì càng phải xấu hổ khi đến trễ, để mọi người phải đợi chờ chứ! Kỷ luật ở đâu? Quả là đáng sợ khi mà sếp không có lòng tự trọng!



Từ: PhongPT
14/01/2013 13:43:11



Phong PT đoán :


Anh A giả vờ muộn 10 phút để «tiu ».


 


Phong PT trích dẫn từ bài « Ứng phó với người luôn trễ hẹn » :


...


3. Người thích được người khác chờ đợi: Họ không hề quan tâm đến việc chính xác trong giờ giấc, giữ đúng lời hứa và cảm thấy tự hào vì được chờ đợi. Có ngày, nạn nhân kiên nhẫn cũng cảm thấy oải bởi tính khí ấy. Khi tỉnh ngộ và giữ đúng hẹn, có thể chẳng còn ai thèm hẹn với họ.


Cách ứng phó: Nếu gặp kiểu người này, bạn nên thẳng thắn nêu khuyết điểm của họ và không nên chờ đợi quá 5 phút. Sau đó, hãy báo lại rằng, bạn có việc quan trọng cần làm hơn, thay vì phải chờ.


4. Người muốn tỏ rõ tầm quan trọng của bản thân: Bệnh này thường rơi vào những kẻ có chút địa vị xã hội. Nhưng thực tế, họ đi lên bằng sự luồn lách. Những người này cho rằng, người khác chờ họ là điều tất nhiên. Hơn nữa, giờ "dây chun" sẽ giãn ra hết cỡ nếu họ biết có ai cầu cạnh, nhờ vả mình.


Cách ứng phó: Bạn nên cẩn thận với những người này, kẻo không sẽ phải chờ dài cổ. Đôi khi sự chờ đợi của bạn sẽ trở nên vô ích. Điều duy nhất bạn nên làm lúc này là thẳng thẳn bày tỏ thái độ của mình. Chẳng cần chờ đợi thêm giây phút nào, dù cuộc hẹn có quan trọng đến mức nào.


...




Từ: PhuND
14/01/2013 08:17:29

Admin đã gỡ mất bài của MaiND và các comment. PhuND gửi lời này thay comment mới:



Tại một buổi diễn thuyết trước hàng trăm người, diễn giả bắt đầu bằng một bài tập nhỏ. Ông đưa ra một tờ giấy trắng trên đó có một dấu chấm đen và đặt câu hỏi: “Các bạn nhìn thấy gì?” Một người giơ tay phát biểu: "Tôi thấy một điểm đen"; một người khác: "Đó là một vết mực đen"; lại có ý kiến hài hước: "Là một nốt ruồi",… Hầu hết mọi người trong khán phòng đều gật gù đồng ý với những ý kiến đó, họ đều chỉ thấy mỗi điểm đen. Diễn giả, để hội trường lắng xuống, nhìn khắp lượt, giơ tờ giấy lên bằng hai tay, giật mạnh và hỏi "các bạn không còn thấy gì nữa sao?". Bấy giờ mọi người mới ồ lên: "Tờ giấy trắng và một chấm đen".



Di
ễn giả mỉm cười và nói: "Cảm ơn những câu trả lời của các bạn, dấu chấm đen này đúng là rất nổi bật trên tờ giấy trắng, tôi đã làm ví dụ này với rất nhiều người và cũng nhận được câu trả lời tương tự. Phần lớn chúng ta chỉ nhìn thấy vết đen, vết bẩn, nhìn thấy cái xấu, cái sai của người khác mà lờ đi những khoảng trắng, những cái tốt đẹp của người ta. Cũng dễ hiểu thôi vì đó là tâm lý chung của con người, theo học thuyết của Abraham Maslow về nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau, phản ánh mức độ cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Và bậc 2 của thang Maslow là nhu cầu về an toàn, thế nên con người luôn luôn nhìn thấy điểm đen, cái xấu, nguy cơ,…, để đạt được mức an toàn tối thiểu về tính mạng và tài sản". Nói đến đây, ông đưa mắt nhìn quanh và đến đâu cũng bắt gặp những gương mặt đồng tình ủng hộ.



Ông nói tiếp: "Cũng giống như đối xử với mọi người xung quanh, nếu bạn chỉ nhìn thấy cái xấu, cái sai, thì bạn chính là người phải chịu dằn vặt đau khổ, trong bạn luôn thấy sự hoài nghi lo lắng về mọi thứ diễn ra quanh mình. Thử nghĩ, một ngày bạn ăn vật chất 3 bữa, là những thứ ngon, bổ, sạch, còn "ăn" tinh thần thì cả ngày, thế mà bấy lâu nay chúng ta cho nhau ăn những gì? Có phải cũng ngon và bổ như ăn vật chất. "Bới lông tìm vết hay đãi cát tìm vàng" là lựa chọn của bạn, tìm điều tốt đẹp của người khác bạn sẽ thấy sự tốt đẹp, tìm cái xấu, cái sai để bỏ đi những mối quan hệ chính là bạn đang tự hủy đi cơ hội của mình."



Ông dừng lại và đặt câu hỏi với mọi người: "Làm thế nào để sử dụng tờ giấy này một cách hữu ích?" Có vài lời phát biểu: "Vẽ lên đó một bông hoa” hoặc “ Gập đôi tờ giấy thế là chúng ta có 2 tờ giấy trắng",… Diễn giả gật đầu và mỉm cười: "Vâng. Cảm ơn các bạn. Thật đơn giản khi chúng ta thay đổi tư duy, thay đổi quan niệm của mình về những thứ xung quanh. Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, có đôi khi mắc lỗi lầm, nhưng chỉ vì cái xấu, vì những lỗi lầm mà đánh giá sai về nhau thì quả là đáng tiếc. Bởi có thể lỗi lầm đó chỉ nhỏ xíu như một chấm đen chiếm 1 phần 99 tờ giấy trắng, mà chúng ta bỏ đi một tờ giấy đẹp, có nên chăng?"



Diễn giả kết thúc buổi nói chuyện của mình trong tràng pháo tay không ngớt, họ nắm tay nhau, trao cho nhau nụ cười và những cái nhìn trừu mến thể hiện lòng nhân ái.   




Từ: NghiPH
13/01/2013 22:41:34

Đã là quy định, nhất là ở một cơ quan thuộc quân đội thì ai nấy đều phải chấp hành, không có ngoại trừ.


Các sếp không thể cậy thế của mình để đến muộn. Nếu vì lý do gì đó mà đến muộn thì phải xin lỗi. Ngay trong giao ban cần nhắc nhở nhau về việc đi họp đúng giờ. Nếu sếp không đề cập thì quân của sếp phải nêu ra chứ!


Ai đến muộn cũng cần có lời xin lỗi vì đã để mọi người phải chờ mình. Cái này thuộc về văn hóa công sở mà.


Ghi chú: Chuyện này có gì mà động chạm, anh Mai ơi!



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s