KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 28 Tháng hai. 2013

Du Xuân Phố Hiến




Tác giả: NghiPH

Đọc bài của HT Ngọc về phố Hiến đăng trên trang mạng của Hội ta vào ngày 13/2/2012, tôi mong có dịp đến với TP Hưng Yên- một đô thị đã từng được ngợi ca: Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến.

Nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, trước khi đi Du Xuân phương Nam với Hội NgườiKGU, tôi Du Xuân Phố Hiến, thăm 4 di tích lịch sử- văn hóa, đó là: Văn Miếu Xích Đằng, Đền Mẫu, Đền Trần, Chùa Chuông.

1.Văn Miếu Xích Đằng

Văn Miếu Xích Đằng là một trong 5 Văn Miếu hàng tỉnh. Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi - 1839) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Tại đây còn giữ được 9 tấm bia đá khắc tên các vị đỗ tiến sỹ qua các thời kỳ thời phong kiến của đất Sơn Nam Thượng gồm Hưng Yên và Thái Bình ngày nay, trong đó người nổi tiếng nhất là Lê Quý Đôn.

Văn Miếu Xích Đằng có cổng tam quan đẹp. Hình như cổng tam quan này được chọn là biểu tượng của tỉnh Hưng Yên. Văn Miếu Xích Đằng còn giữ được chuông đồng và khánh đá từ xa xưa. Ngoài các bia khắc tên các tiến sỹ còn giữ lại được, mới đây chính quyền và nhân dân đã đưa tượng của Chu Văn An và Khổng Tử vào phối thờ như trong Văn Miếu Thăng Long.

Văn Miếu Xích Đằng cũng có Hồ Văn nhưng hồ đang bị lấn chiếm. Hy vọng sau này Hồ Văn sẽ được tôn tạo.

Văn Miếu Xích Đằng là một địa chỉ văn hóa quan trọng của tỉnh Hưng Yên- nơi diễn ra các hoạt động suy tôn người tài, cổ vũ việc học.

 

(1) Tam quan Văn Miếu Xích Đằng:

(2) Tam quan Văn Miếu XĐ nhìn từ trong ra:

(3) Chuông cổ trong Văn Miếu:

 

(4) Khánh Đá cổ trong Văn Miếu:

(5) Bia đá tién sỹ trong Văn Miếu:

 

(6) Hồ Văn bị lấn chiếm:

2. Đền Mẫu

Đền Mẫu được nhân dân ta lập để thờ Dương Quý Phi, đời nhà Tống. Truyện được kể lại rằng, khi triều đình nhà Tống bị quân Nguyên truy đuổi, họ đã ra đi bằng đường biển. Các con thuyền chở họ đã bị gió bão đánh tan. Xác bà Dương Quý Phi trôi dạt vào bờ biển Sơn Nam- khu vực hồ Bán Nguyệt hiện nay. Nhân dân ta đã chôn cất chu đáo và lập đền thờ bà. Tương truyền bà có công lớn trong việc phù hộ cho nhà Trần đánh thắng quân Nguyên khi chúng kéo quân sang xâm lược nước ta.

Đền Mẫu được bắt đầu xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại, đền đều được trùng tu. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), đền Mẫu được trùng tu lớn có quy mô như ngày nay. Đền Mẫu nằm cạnh Hồ Bán Nguyệt- một hồ nước đẹp trong lòng TP Hưng Yên. Cách Đền Mẫu không xa là đê sông Hồng với bến Đá nổi tiếng một thời.

Hậu cung của đền có tượng Dương Quý Phi cùng hai người hầu là Kim Thị và Liễu Thị. Tượng Quý Phi được tạo tác sống động, nét mặt trang nghiêm, đôn hậu. Dưới ban thờ có dấu tích một cái giếng nhỏ. Tương truyền giếng vốn là “rốn biển”, khi biển lùi xa để lại dấu tích cùng với hồ Bán Nguyệt cho nên nước giếng luôn đầy vơi theo nước hồ.

Tôi say sưa ngắm một cụm cây với 3 cái gốc rất to ở sân Đền Mẫu. Có hai gốc uốn lượn như những con rắn khổng lồ. Cụm cây này có 3 cây quấn quýt vào nhau là đa, bàng và xanh. Cụ đa có tuổi đời gần 700 năm!

Đền có hai cái kiệu cổ rất quý. Một kiệu hình rồng, một kiệu hình phượng. Ai muốn có sức khỏe thì lấy tay xoa lên đầu rồng sau đó sờ lên đầu mình. Ai muốn trẻ đẹp xinh xắn thì xoa lên đầu phượng sau đó sờ lên má của mình.

Tôi thấy đầu rồng nhẫn thín còn đầu phượng chưa được nhẫn lắm. Có lẽ, dân ta khi đi cầu may vẫn mong có sức khỏe nhiều hơn. Còn trẻ đẹp xinh xinh hồi sau sẽ tính.

Nhớ hồi thăm Ga tầu điện ngầm Du kích ở Moskva vào mùa thu năm 2011, anh chị em ta cũng tranh nhau xoa tay lên ve áo của anh du kích và miệng con chó của anh; xoa lên đầu gối của nữ anh hùng huyền thoại Dôi a, lên cổ gà trống, cánh gà mái đứng bên cạnh chị để lấy may. Tất cả những chỗ được xoa đều sáng rực ánh đồng!

(1) Cổng Đền Mẫu:

(2) Cụm cây ba gốc trong Đền Mẫu:

 

(3) Rễ cây uốn lượn như con rắn khổng lồ:

 

(4) Có một rễ cây trẻ đang lớn lên:

(5) Kiệu rồng:

(5) Kiệu phượng:

3. Đền Trần

Đền Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đầu quy mô nhỏ, trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay.

Tương truyền Đền Trần được xây trên một trong những nơi Trần Hưng Đạo đóng quân sau khi rút khỏi kinh thành Thăng Long với sách lược vườn không nhà trống. Tại đền có bàn thờ Trần Hưng Đạo và các tướng tài giỏi, tâm phúc của ông là Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu.

Tôi rất thích ngắm tượng con ngựa của tướng quân Yết Kiêu- một chú ngựa trắng rất đẹp.

(1) Cổng đền:

(2) Bàn thờ Trần Hưng Đạo:

(3) Bàn thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão:

(4) Ngựa của tướng quân Yết Kiêu:

(5) Một cây đa non trên tường Đền Trần:

4. Chùa Chuông

Chùa Chuông là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Tôi rất thích thú khi được đi thăm ngôi chùa nổi tiếng này của phố Hiến.

Tam quan của chùa khá đẹp. Tôi chăm chú xem từng chi tiết hoa văn trên các cánh cửa của tam quan. Những họa tiết được khắc khá tinh xảo, đẹp.

Sau cổng tam quan là một cây cầu bằng đá xuyên qua hồ hình chữ nhật ngát hương thơm của hoa sen vào mùa hè, mùa thu. Rất may cây cầu đá này vẫn còn nguyên sơ, chưa “được” phục chế như thành nhà Hồ Tuyên Quang và nhiều nơi khác!

Qua cầu là cả một sân chùa rộng rãi. Tôi ít thấy có một chùa cổ nào có sân chùa rộng như thế! Ở sân chùa còn giữ được một cột hương đá cổ nhỏ xinh.

Tôi còn có ấn tượng rất tốt về 2 điều nữa ở Chùa Chuông. Thứ nhất, nhà chùa có một thư viện sách khá phong phú. Thứ hai, chùa có vườn trồng rau để thu hoạch làm bữa ăn chay cho một số khách viếng thăm, có chỗ cho hoa dại mọc.

(1) Tam quan:

(2) Tam quan nhìn từ trong ra:

(3) Hoa văn cửa tam quan (1):

(4) Hoa văn cửa tam quan (2):

 

(5) Hoa văn cửa tam quan (3):

(6) Cầu đá:

(7) Cầu đá cận cảnh:

(8) Cột hương đá cổ:

(9) Thư viện nhà chùa (1):

(10) Thư viện nhà chùa (2):

(11) Thư viện nhà chùa (3):

(12) Hoa trong vườn chùa:

(13) Rau trong vườn chùa:

(14) Buồng chuối trong chùa:

(15) Xuyến chi trong vườn chùa:

. Nhãn ở TP Hưng Yên

Ở TP Hưng Yên nhân dân trồng nhãn ở khắp nơi. Hai bên đường phố chủ yếu là nhãn.

Vào mùa nhãn ra hoa từng đàn ong vi vu bay đi kiếm mật. Một cảnh tượng tươi vui, ấm áp và rất đẹp.

Cây nhãn nổi tiếng nhất ở Phố Hiến là cây nhãn tổ trước cửa chùa Hiến. Nghe nói cụ nhãn tổ đã hơn 300 tuổi.

(1) Cụ nhãn tổ trên 300 năm:

(2) Cụ vẫn ban tặng hoa thơm quả ngọt cho đời:

(3) Nhãn bên đường phố vào mùa trổ hoa:

(4) Mùa nhãn chín:

 

 

Quần thể di tích phố Hiến có trên 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, trong đó có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia.

Trong khoảng thời gian một ngày, tôi mới thăm được 4 di tích lịch sử- văn hóa. Tôi chưa đi thăm được các di tích nổi tiếng khác như đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Đại Hành, đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Kim Chung Tự, Thiên Ứng Tự, Thiên Hậu cung, Đông Đô Quảng Hội, chùa Hiến (Thiên Ứng T), chùa Nễ Châu, đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân TrườngTrương Phi), thương điếm của người Ấn Độ....

Chỉ trên một diện tích khoảng chừng 5 km2 ở thành phố Hưng Yên, quần thể di tích Phố Hiến đậm đặc các di tích lịch sử- văn hóa.

Hẹn dịp khác, tôi sẽ trở lại với mảnh đất này.

 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 28-02-2013 15:03






Xem 1 - 10 của tổng số 12 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: NghiPH
04/03/2013 00:24:35

Anh Khánh: Phố Hiến có rất nhiều di tích lịch sử- văn hóa đáng xem. Nhưng việc quảng bá còn kém quá, thua xa Hội An.



Từ: Guest LiTM
02/03/2013 11:37:18

Thật lòng tôn kính tổ tiên


trồng cây, dựng cảnh, chùa nghiên, miếu đường,...


Để dành con cháu thân thương


tấm lòng tri ngộ, muôn phương cúng dường!


Bây giờ nghi ngút khói hương


mồ hôi, khó nhọc, máu xương,... ngậm cười!



Từ: KhanhT
01/03/2013 11:52:12

Đã đọc bài của NgọcBQ nay được đọc NghịPH thèm được trở lại Phố Hiến quá! Bao giờ ra Hà Nội rủ mọi người đi một chuyến.



Từ: NghiPH
28/02/2013 22:30:20

Xin giới thiệu với anh chị em mấy tấm ảnh chụp ở Ga tàu điện ngầm Du kích ở Moskva vào tháng 10/2011:


1. Khách tham quan và nữ du kích anh hùng:



2. Anh du kích cùng chú chó thân yêu:



3. Chị em ta xoa lên miệng chú chó của anh du kích:




Từ: CucNT
28/02/2013 22:11:36

Đúng như  nhận xét của " chỉ biết cười trừ" Đầu năm được đi du lịch miễn phí ở phố Hiến. Bác Tổng quả là người chu đáo, không chỉ mình bác tham quan, bác còn tỷ mẩn chụp từng hô ảnh, ghi chép tỷ mỷ để cả gia đình Kgu cùng thưởng thức. Em đã có thêm nhiều kiến thức lịch sử từ bác Tổng và sự bổ sung cần thiết của Bachai, Hội trưởng và người cẩn thận, chính xác nhất lại là anh Thông, bên nguyên xi lời giới thiệu từ google.


Xin cảm ơn tất cả.


 



Từ: NghiPH
28/02/2013 22:10:36

Tôi cũng cho rằng, hiểu theo nghĩa: Bà Phi họ Dương được vua sùng ái thì có thể có một số bà ở các triều vua khác nhau.


Anh Thông ơi, một khi còn coi là truyền thuyết thì có thể có những cách mà dân gian kể ít nhiều khác nhau.


Nước mình có nhiều di tích lịch sử- văn hóa quá!. Phố Hiến chắc là nơi có mật độ di tích dầy đặc nhất như tôi đã viết trong bài. Không xã hội hóa thì không Nhà nước nào có thể bảo tồn, trùng tu, tôn tạo tốt được các di tích. Nhưng xã hội hóa lại sinh không ít vấn đề. Người đứng ra quyên góp được thì hay thích làm theo ý mình.



Từ: ThoaNP
28/02/2013 22:00:06

Mình nghĩ Dương Quý Phi chỉ có nghĩa là "Bà Phi họ Dương được vua sủng ái nhất", vì vậy chắc có không ít cái tên Dương Quý Phi trong các triều đại phong kiến. Tuy nhiên chỉ có Dương Quý Phi nhà Đường là nổi tiếng nhất (về nhiều phương diện).


Tuy vậy dù nổi tiếng cỡ nào thì cũng chỉ mới là Phi thôi, chưa phải Hoàng hậu, do vậy đại đa số chị em KGU chúng ta vẫn chức to hơn!!!



Từ: ThongNV
28/02/2013 21:42:53




@ Google : Nằm trong quần thể của cụm di tích Phố Hiến, đền Mẫu được coi là ngôi đền có cảnh quan thiên nhiên đẹp cổ kính. Đền Mẫu, tên gọi khác là Hoa Dương Linh Từ hay đền Mậu Dương nằm ở phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên Ngôi đền thờ bà Dương Quý Phi - vợ vua Tống (Trung Quốc thế kỷ 13), là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn







Để giữ trọn khí tiết, lòng thuỷ chung với vua và trung thành với tổ quốc bà đã nhảy xuống biển tự tận khi bị giặc Nguyên Mông truy đuổi. Xác của bà không trôi theo dòng nước mà lại chẩy ngược dòng và trôi dạt vào vùng Phố Hiến, được nhân dân ở đây chôn cất và lập miếu thờ.


 


Đền Mẫu được toạ lạc trên một vùng đất rộng



28/02/2013 18:38:13


Anh 3Chai đúng đấy, Dương Quý Phi (1 trong tứ đại mỹ nhân của TQ) là từ thời Đường. Bà chết là do quân lính bắt vua Đường Huyền Tông xử tử bà vì cho bà là nguyên nhân làm suy yếu nhà Đường.


Có thể bà phi nào đó của nhà Tống cũng họ Dương nên có sự nhầm lẫn. Nhưng đúng là những người giới thiệu cho khách du lịch đều nói đến Dương Quý Phi.




28/02/2013 17:44:41

Bác Tổng giống như một bách khoa toàn thư nho nhỏ!




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s