KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 27 Tháng bẩy. 2013

NỖI ĐAU SẼ XUYÊN SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ




Tác giả: TungDX

Hôm nay thứ 7 ngày 27 tháng 7

Nỗi đau sẽ xuyên suốt chiều dài lịch sử…đó là sự mất mát hy sinh vô cùng lớn lao; Đó là nỗi đau Da cam sẽ còn đeo đẳng nhiều thế hệ…

Tuy nhiên chúng ta đang còn cơ hội quý giá là hàng ngày được trò chuyện cùng những người đã may mắn chiến thắng trở về. Tôi chợt nghĩ nếu không nhanh tay thì …vì cơ hội đang mất dần…các cụ đang dần dần ra đi

Vì thế tôi ôm một ý tưởng rằng mình sẽ viết về những người bình dị quanh mình, mà cuộc sống hôm qua của họ không hề bình dị,…

Đơn giản là ở diễn đàn cấp xóm như những “lều” văn, thơ vườn thì đối tượng chủ yếu và thích hợp là các cựu chiến binh bằng xương bằng thịt quanh mình

Trong tổ 18 phường Thượng thanh quận Long biên nơi tôi ở ngoài Cụ Nguyễn Bá Huân 86 tuổi hiện còn một cụ Trần Văn Bảo đã 93 tuổi, từng làm cảnh vệ cho Đại tướng Võ nguyên Giáp trong thời chống Pháp, nhưng nay không còn giao tiếp được nữa.

Cụ Nguyễn Văn Hiến SN 1926, còn tạm khỏe, thôi không sinh hoạt CCB;

Ở quê Gáo Tảo khê – cậu ngay sát mẹ tôi, là con một, ông Trương Đỗ Thưởng SN 1928, bắt đầu hoạt động trong ban tình báo nội thành HN 1948, đến năm 1950 lên chiến khu nhập sư đoàn 316.

Sư đoàn 316 hoạt động chủ yếu trên miền núi. Năm 1950 đơn vị cậu chuyển sang Lào vùng Cánh đồng chum, Luangprabang, gần hai năm sau được điều động về tham gia chiến dịch Điện biên phủ. Ngay sau chiến dịch Điện biên phủ 316 tham gia hai chiến dịch Trần Hưng Đạo ở vùng Tam đảo và chiến dịch Quang Trung phía Hà Nam Ninh. Rồi nhiệm vụ tiếp theo là chống di cư, giảm tô, cải cách ruộng đất…

Năm 1960 Đảng Nhà nước có chủ trương giảm 8 vạn quân, cậu tôi xin chuyển ngành vào bộ phận cơ khí của nhà máy Điện cơ. 1976 ông về nghỉ hưu ở quê. Nề nếp sinh hoạt nổi tiếng trong làng là người kỹ tính bảo thủ đời sống lính. Nhờ trời năm nay ông 86 tuổi, hai cậu cháu vẫn còn chạm được với nhau lon bia. Tôi đùa: Làm sao trụ được 25 năm nữa cho bằng cụ…

Thế hệ hai của gia đình vào trận năm 1978. Con cả của cậu là em Thông, cùng tuổi với Hoành nhà tôi 1958. Ngay sau cấp 3 hai anh em cùng 3 bạn học nhập ngũ. Sau mấy tháng huấn luyện lên tàu vào Tây nam, ngày 7/1/79 đã vác súng qua Nongpenh. Chúng viết thư nhắn là anh hãy viết thư bằng giấy poluya để bọn em còn cuốn thuốc hút. Cũng may mũi tên hòn đạn đã chừa mấy anh em, tuy thế vẫn một em trong số năm đứa nằm lại đất K.

Đôi lần nguy hiểm sượt qua; Chúng kể có lần nhờ gọi nhau sang hút thuốc mà thoát quả đạn cối bắn trúng hầm vừa rời, cả nhà suýt xoa, bà tôi thì lầm rầm cho là các cụ linh thiêng mách bảo. Có lần gần năm trời không thấy tin tức của Hoành, cả nhà sốt ruột, riêng bà tôi không thể để yên trong bụng, thỉnh thoảng lại nói ra lời cái điều ai cũng đang nơm nớp: Thôi thế là chuyến này nó chết thật rồi, có mấy đứa thì có tin cả…Ban đầu bố tôi gạt đi: Bà cứ nói linh tinh…Sau này ông thú nhận, trước còn nói cứng và tin thế, nhưng sau lâu quá cũng bắt đầu run, rồi trả lời bừa bà tôi là: -Ừ thì nó chết rồi đấy, bà nói gì lắm thế… Thế rồi thật may Thông thư về báo: Cháu thấy anh rồi, bị thương nặng nhưng chỉ là phần mềm, gầy lắm, khéo chỉ còn một xách tay…

Cuối 1982 hai anh em xuất ngũ trên đường về ghé qua thăm cháu đầu nhà tôi (1981) đang ở ngoài đê sông Đuống, vật kỷ niệm là chiếc thìa ăn của lính Mỹ chuôi thủng (đến nay vẫn còn giữ).

Thông cùng vợ và hai con gái vào Bà rịa Vũng tàu làm ăn, Chúng tôi đã đôi lần ghé thăm, nhà đã có một cháu ngoại…

Bạn cùng học của tôi: Đỗ Văn Thường, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Quốc Oai, Nguyễn Văn Bích, Lê Viết Tiến... cũng nằm lại trong chiến trường trước cửa ngõ Sài gòn.

Năm 75 về nước mẹ Oai cứ ôm tôi khóc: Các thứ cháu gửi cho nó vẫn còn đây, chưa kịp gửi mà biết gửi đi đâu…Anh trai Oai đã có lần gặp em trong chiến trường, sau chiến thắng trở về anh lại đi tìm hài cốt nhưng không thấy…

Những con số thống kê vô hồn, không thể nào diễn tả được những gian khổ ác liệt của chiến trường, những hy sinh, đau đớn thể xác và tinh thần của những ai đã mãi mãi ra đi và những người đã trở về…

Đau thương, mất mát sẽ còn đeo đẳng xuyên suốt chiều dài lịch sử…


Người post: TungDX

Ngày đăng: 27-07-2013 21:09






Xem 1 - 8 của tổng số 8 Comments

Từ: TungDX
18/08/2013 21:32:02

Chất độc da cam ảnh hưởng đến đời thứ hai thì trong chi họ nhà tôi đã bị rồi; Anh họ tôi Đỗ Khắc Tường tham gia chiến đấu ở đường chín; Ba con anh hai trai một gái lành lặn; Nhưng cháu thứ hai của con trai thứ nhất lại dính - Đã bốn tuổi mà cháu không hề có nhận thức hay biểu hiện nói năng...



Từ: Guest Vũ Đặng
15/08/2013 22:59:58

   Nói về những người cựu chiến binh nay đang sống cuộc sống đời thường với bao khó khăn,mặc dù không ít người đã vượt khó làm giàu rồi giúp đỡ đồng đội thoát nghèo.Nhưng nếu nghèo thì còn có cơ hội thoát nghèo bằng ý chí, sự giúp đỡ của bạn bè đồng đội...Còn không may bị ảnh hưởng chất độc da cam thì khó khăn đeo bám suốt đời.


   Gia đình VĐ cũng có nhiều người đã từng tham gia quân ngũ,nên rất cảm động với ý tưởng của anh Tung ,thay lời cho những cựu chiến binh cảm ơn anh thật nhiều.



Từ: LyTM
28/07/2013 20:45:02

Anh Tung viết đi, những cựu chiến binh đã trở về với cuộc sống, bình thường như bao người khác, khó nhận ra họ, nếu các anh chị không có những vết thương bên ngoài. Đặc biệt, nếu các con của họ may mắn được ra đời bình thường. Nỗi đau kéo dài không biết đến mấy thế hệ với chất độc da cam, có gia đình đến đời cháu mới bị ảnh hưởng ra. Niềm hạnh phúc lớn nhất của con người chính là con cháu, nhưng rất nhiều cựu chiến binh thì ngược lại, họ chịu nỗi đau lớn nhất, không yên lòng ra đi vì những đứa con dị dạng, không thể có gì dã man hơn!



Từ: CucNT
28/07/2013 16:19:11

Viết về những con người bình dị nhưng cuộc sống của họ không hề bình dị nhằm làm cho  con cháu chúng ta được biết về 1 giai đoan đau thương của lịch sử để mà sống có trách nhiệm hơn với vận mệnh Tổ quốc hôm nay và mai sau là những việc làm cần thiết của mỗi chúng ta.


Cảm ơn anh Tung đã có những ý tưởng rất nhân văn và đầy trách nhiệm. Đón chờ những bài viết của anh!



28/07/2013 00:10:57

 


..." Vì thế tôi ôm một ý tưởng rằng mình sẽ viết về những người bình


dị quanh mình,mà cuộc sống hôm qua của họ không hề bình dị."


Anh Tung ơi, chúng em chờ đón những bài viết ấy của anh. Chúc anh thành công.


 


 



Từ: ThongNV
27/07/2013 23:07:02

Đúng đấy anh Tung ơi! Muộn còn hơn không.



Từ: KhanhT
27/07/2013 22:34:41

Cảm ơn Tung, từ ý tưởng đã thành hiện thực, hãy nhanh tay, ghi lại những gì các cụ kịp để lại cho muôn đời con cháu đtưởng nhớ tới "những hy sinh, đau đớn thể xác và tinh thần của những ai đã mãi mãi ra đi và những người đã trở về…"



Từ: DinhNT
27/07/2013 22:02:15

"Đau thương, mất mát sẽ còn đeo đẳng xuyên suốt chiều dài lịch sử..."


---------


Đúng vậy!


Và chúng ta, con cháu chúng ta chứ không thể ai khác có trách nhiệm chìa bàn tay xoa dịu những nỗi đau không thể kể xiết đó!




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s