KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 14 Tháng mười. 2013

Mong sao bão chóng tan, mưa sớm ngớt!




Tác giả: NghiPH

Bão số 10 vừa tan mới đây. Bão số 11 tràn tới! Miền Trung ơi, miền Trung! Người lại oằn tấm lưng gầy chống bão. Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Quảng Bình bão đang tràn về gào thét. Mưa xối xả. Sóng cao lừng lững đập vào các bờ cát, các con đê chắn sóng. Nước các sông đang dâng cao. Hàng mấy trăm nghìn người phải sơ tán. Cây cối đổ rạp. Mùa màng tan nát!  Những ngôi nhà mỏng manh của bà con ta sao có thể chống chọi với mưa giông bão giật. Các con đập của các hồ thủy lợi, thủy điện có chịu được các cơn mưa to, lũ lớn không?  


Mong sao bão chóng tan, mưa sớm ngớt để đồng bào miền Trung bớt khổ đau!

 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 14-10-2013 20:08






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: HuyenBT
18/10/2013 18:21:11

Chị Ba ơi, khủng khiếp quá cảnh nơm nớp lo đổ nhà, không biết chạy trú vào đâu dưới mưa gió. Đọc bài của chị mà thấp thỏm lo, điều gì sẽ xảy ra ở cuối bài. Cũng may là nhà chị không bị sao lắm. Nhưng cảm giác lo lắng, bất lực trước thiên nhiên thì thường trực trước mỗi tháng , mỗi ngày mùa bão. Điều đó làm khổ người dân quá. Những người phá rừng, phá nước... nhìn cảnh bà còn "còn lại mỗi cái nền nhà", có xót không, có ân hận không, có định làm một cái gì đó không nhỉ?


 Liệu có thể dời nhà dân đi chỗ khác an toàn hơn không ạ? Ít nhất là tránh dòng nước lũ. Và phải có chính sách tư vân, hỗ trợ cách xây những ngôi nhà đặc biệt chống chọi với bão gió.



Từ: KhanhT
18/10/2013 00:56:40


Mừng quá, Ba lên tiếng rồi. Cứ thấp thỏm không dám hỏi. Việc trồng cây trong thành phố là vấn đề chưa giải được, đất Đà Nẵng là đất ven biển, pha cát còn khó hơn nhiều. Việc đầu tiên bây giờ là đi thống kê, đánh giá những cây còn lại, xem nó thuộc loài, giống gì để rút kinh nghiệm nhân going trồng sau này, ví dụ như Hà Nội qua mấy lần bão mới rút ra được cây xà cừ (lim trắng) là không nên trồng vì rễ “chum”, còn sấu lại rất tốt, vì rễ “cọc” cắm sâu khó đổ, rồi nghiên cứu cắm cọc bê tông làm giá đỡ… Rừng thì đã phá rồi, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng khắp thế giới, mà ta lại là vùng trọng điểm, nguy cơ cao! Biết làm sao đặng chừ!


Thương lắm miền Trung


Đọc tin các báo - Người Việt Nam hễ bật môi là gọi miền Trung bằng cụm từ thân thương “khúc ruột miền Trung”, bởi miền Trung nhỏ bé, nằm giữa gánh hai đầu đất nước.


Bao công dành dụm, bão lũ qua lại xác xơ


“Mưa to quá bà con ơi! Ở Nghệ An chúng tôi giờ đang chịu những cảnh tượng khắc nghiệt lắm. Mưa to, lũ lớn kiếm gì ăn đây? Cô lập hết... Mì tôm chẳng có, ló (lúa) chưa xay, đi vay gạo không được, sắn, khoai chìm nghỉm hết... Nhưng mấy người nói do đập thủy điện, hồ chứa thì theo tôi là chẳng hiểu gì. Không có thủy điện thì lấy đâu ra điện mà dùng ở những vùng quê nghèo mà điện (như than củi đây này) chả sáng lên nổi. Mà không có hồ chứa thì lưu lượng nước lũ về chứa vào đâu? Người còn chạy chẳng kịp nữa thì còn được nhà chắc? Theo tôi, tội nặng nhất là do  khai thác vàng và cát sỏi bừa bãi. Đề nghị các cấp chính quyền chú trọng hơn công tác quản lý sông và đê điều, không để nhiều vi phạm xảy ra như thời gian qua nữa” - Võ Đình Huỳnh:  emailtinhyeu195@gmail.com


Người Quảng Bình chắt chiu từng viên ngói lợp lại nhà


Nước lũ bắt đầu rút, người dân Quảng Bình trở về những ngôi nhà trống hoác, tài sản đã trôi hết, và bắt đầu tìm kiếm từng viên gạch ngói còn lành lặn để dựng lại nhà.


Đến chiều tối 17/10, nhiều xã ở huyện Bố Trạch, Quảng Trạch vẫn bị cô lập. Thống kê thiệt hại của toàn tỉnh đến chiều ngày 17/10 là hơn 134 tỷ đồng. Trong đó có 213 nhà dân bị đổ sập, 418 nhà bị tốc mái và gần 18 nghìn ngôi nhà ngập trong lũ; 325 con trâu và gia cầm bị lũ cuốn trôi, 125.000m3 đất đá bị sạt lở…



Từ: Guest Kim Thu
18/10/2013 00:20:00

@Chị Ba ơi, em nghe chị kể mà thương quá, lại vật lộn với thiên nhiên hung dữ. Mà bão nó có rải đều ra mỗi tỉnh một tẹo để cùng chịu đọa đầy đâu, cứ Miền Trung nó rót. Bây giờ xung quanh nhà chị đỡ hẳn chưa hả chị ? Chị ơi, bảo-trọng nhé, còn phải ra Hà nội, rồi về Chương Mỹ nữa cơ.



Từ: BaLX
17/10/2013 16:39:44

Năm 2006 lúc bão Sanse đổ bộ vào ĐN mình đang ở Sài Gòn. Sau 7 năm, ĐN lại hứng chịu một cơn siêu bão nữa, nhà mình ở đầu sóng ngọn gió ( nhà chỉ cách bờ biển khoảng 150 m ) nên đã được nếm đầy đủ mùi khi con người làm thiên nhiên nổi giận. Bắt đầu từ 15 h chiều ngày 14/10 trời bắt đầu nổi gió, chắc cũng khoảng cấp 8 cấp 9 chi đó, đứng từ balcon nhìn về phía biển đã thấy những con sóng đánh vào tận Công viên biển Phạm Văn Đồng. Nhà có mỗi cậu con rể là thanh niên thì lại đi công tác, nhà còn lại mấy bà già và một ông lão già gần 70 tuổi. Chiều hôm đó cả nhà tập trung buộc chặt các chốt cửa, lấy bạt che kín cửa sắt kéo, vội vã ăn cơm buổi tối, may là cũng kịp xem được chương trình TV buổi tối. 22 h mình đi ngủ, mới nhắm mắt được một lúc thì nghe gió rít ầm ầm, đèn tắt tối thui, nhìn đồng hồ lúc đó khoảng 23 h đêm, chắc bão đã chính thức đổ bộ vào đất liền, sức gió lúc này chắc khoảng cấp 12 cấp 13 chi đó. Nhà mình trống 4 phía, lúc đầu thì gió ầm ầm ở phía Tây - Bắc, các cánh cửa sổ bắt đầu thấy rung ầm ầm, mưa to kèm gió lớn nên nước mưa rúc qua khe dưới cửa chính và cửa sổ tràn vào nhà. Đến khoảng 3h30 sáng 15/10 gió thật kinh khủng, chắc là giật tới cấp 15, 16. Tất cả các bộ cửa rung ầm ầm như muốn bị bật ra, tiếng loảng xoảng ngói trên mái nhà, lúc này gió lại chuyển sang hướng Đông - Nam. Từ bé đến giờ mình mới được chứng kiến một cơn bão mạnh như vậy, bây giờ nghĩ lại cũng thấy sợ, chỉ cần một bộ cửa bị bật ra thì không biết sẽ như thế nào, chắc đồ đạc trong nhà bị bay đi hết. Cứ thế phải đến hơn 11 h trưa gió mới giảm, nhà mình bên biển nên đến chiều tối vẫn còn gió to. Sáng 16/10 ra mở cửa mới thấy tấm bạt che bộ cửa sắt kéo bay ra gần cổng, chẳng thế nên cánh cửa gỗ nhỏ phía trong rung lên bần bật, cả nhà phải kéo bàn đá chặn. Nhà mình mất điện đến tối 16/10 mới có điện lại, cáp TV, điện thoại bàn đứt hết, mọi tin tức về diễn biến bão đều do con trai từ Sài Gòn và Ngọc Thanh OB 75 thông báo cho mình biết.


Sáng 16 và 17/10 mình mới làm một chuyến đi dạo quanh các con đường phố chính ở khu trung tâm bên kia sông Hàn và dọc đường Trường Sa, Hoàng Sa. Cơn bão này lớn, nhưng thiệt hại chủ yếu là cây xanh. Nhìn những cây bị ngã đổ mình thấy đa số là cây trồng có rễ chùm được trồng rất nông trên mặt đất. Đây cũng là bài học cho việc chọn loại cây gì để trồng cho vùng đất Miền Trung, mặc dù ĐN cũng đã tổ chức biết bao Hội thảo về chọn các loại cây trồng đường phố. Công tác quản lý trồng cây cũng có nhiều vấn đề, trồng rất ẩu, có nhiều gốc cây chỉ được trồng ở độ sâu khoảng 40 cm. Thủy điện cho làm tràn lan trên một dải đất có nơi bề rộng chỉ khoảng 50km, tàn phá biết bao nhiêu là rừng. Đó là những gì mà thiên nhiên trả lại cho sự tàn phá của con người.               



Từ: HuyenBT
16/10/2013 01:42:20

Thỉnh thoảng người Moldova mới biết được một tin về bão ở VN. Họ cuống cuồng gọi điện chia sẻ, và kinh hoàng khi biết thậm chí có người chết trong bão. Đối với người Moldova quanh năm gần như mưa thuận, gió hòa, chẳng biết mùi bão gió thì việc mỗi năm có hàng chục cơn bão tàn phá VN, và cơn bão nào cũng có tử vong...thì đúng là ngoài sức chịu đựng của họ. Họ lặng lẽ cầu Chúa. Cảm ơn họ, những tấm lòng nhân hậu. Nhưng nếu họ biết rõ thêm rằng vậy mà ở VN người ta vẫn cứ tiép tục đùa cợt với thiên nhiên, làm thiên nhiên nổi giận...chắc họ còn buồn hơn nữa.



Từ: NguyetTM
16/10/2013 01:18:49

Thương cho Miền Trung mình quá! Nắng thì nắng cháy da cháy thịt, bão giông thì vùi dập biết bao nhà. Mấy năm nay Miền Trung phải chịu dồn dập những trận bão lớn, thiệt hại nặng nề quá. Mong sao con người tôn trọng thiên nhiên hơn để Ngài không phát những cơn thịnh nộ như thế này để chính chúng ta được yên lành.



16/10/2013 00:26:06

 


@Anh Khánh, em không nghĩ tới Đà Nẵng trong trận bão số 11. Nhưng đọc bên Diễn Đàn Kiev, thấy anh em hỏi thăm nhau, có anh ở Đà Nẵng, nhà bị tốc cả mái, tan hoang ra, nên lại nhảy qua trang web này. Không biết chị Ba & mấy chị em nữa, gia đình nhà cửa có bị sao không đây ? Trước mắt là mất điện & nước chưa thể rút ngay được. 


 


 



Từ: KhanhT
15/10/2013 23:27:50

Cách đây 7 năm Đà Nẵng đã bị bão đổ sạch cây xanh, đã trồng lại sau bây nhiêu năm rất đẹp, cơn bao này lại quét sạch, biết làm sao đây, lại phải làm lại từ đầu, phải bao nhiêu năm nữa. Rồi còn cao su ở Thừa Thiên-Huế nữa, đổ hết, mà miền Trung mưa bão nhiều đâu trồng được cao su!



Từ: LyTM
15/10/2013 08:28:55

Chả bù cho suốt một thời gian dài các Hồ thủy điện giữ chặt lấy nước, không chịu xả cho dân được dùng! Cũng là hạnh phúc cỏn con của số ít người đã đang tâm phá rừng bừa bãi, quy hoạch sai, xây dựng nhà kính lôm nhôm để kiếm chác mà làm mất cân bằng sinh thái ở không chỉ Việt Nam mà ở khắp nơi.


Miền Trung đón Bác đau trong bão, nỗi khổ triền miên hỏi vì sao?



Từ: CuongLV
15/10/2013 06:33:18

Gửi bạn KK Kim Thu : Đúng là con người nhiều khi bất lực trước tai họa do thiên nhiên mang đến. Tuy nhiên, con người có khi nào tự vấn mình : sự can thiệp hung bạo của con người làm thay đổi thiên nhiên liệu có phải là nguyên nhân cơ bản để Nhân loại phải chịu những tai họa ngày càng thường xuyên, mức độ tàn phá ngày càng cao hay không ? Liệu con người có thật vô can không trước sự hủy diệt vĩnh viễn của nhiều loại động , thực vật đã từng tồn tại nhiều thế kỷ trên Trái đất này ??? 




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s