KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 13 Tháng mười hai. 2013

May




Tác giả: PhongPT

Sỏi 34

 

Oi nồng, nắng chang chang, xếp hàng, mặt tôi nhăn như khỉ. Chờ lâu quá. Lại còn người nào đập gậy vào lưng thế này, tôi quay xuống. Chị, mặt nhễ nhại mồ hôi, cười với tôi, xin lỗi vì vô tình cộp cái nạng vào lưng tôi.

- Chị cứ vào đi, người ta sẽ ưu tiên cho chị đấy.

- Mình xếp hàng, không sao.

Tôi quay mặt lên để giấu vẻ ái ngại mà chắc chị không muốn nhìn thấy. Nghe tiếng chị nói chuyện công việc với một cô bạn, giọng vui như sáo, tôi thầm nghĩ: “Lạ thật!”

...Tôi lùi lại, nhường chỗ cho chị vào phỏng vấn trước tôi để xin giấy phép đi dự Hội chợ thương mại với tư cách là Giám đốc một Công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Nhân viên công vụ hỏi chị kỹ lắm, nên tôi nghe được đôi nét về công việc của chị, về cuộc đời của chị. Ra về, chị tươi tắn chào tôi, tôi tươi tắn chào chị. Khi chị quay đi, lộc cộc đôi nạng, lê theo đôi chân khó bảo, tôi mới dám để giọt nước mắt trào ra...

Ơn trời!

May mà tôi đã gặp chị, để vết đau của tôi lành dần, vớ vẩn, chỉ là vết xước nhỏ so với đôi chân của chị.

May mà tôi đã gặp chị, để nỗi vất vả của tôi vơi dần, vớ vẩn, chỉ là hạt cát nhỏ so với lao tâm của chị.

 

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2006, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật A/RES/61/106, thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Ngày 13 tháng 12 được coi là “Ngày Quyền của Người khuyết tật”.


Người post: PhongPT

Ngày đăng: 13-12-2013 00:12






Xem 1 - 10 của tổng số 10 Comments

Từ: NhuanNT
14/12/2013 11:19:52

Ca1m ơn Phong vì câu chuyện hay. Mình cũng đã học được nhiều điều để sống tốt hơn từ bản thân cuộc sống và thái độ của những ngươi khuyết tật.  Chỉ tiếc rằng không biết bao giờ ngươi khuyết tật ở VN mời có thề sống độc lập với sự trợ giúp của nhà nước như ở úc và nhiều nước khác. ở đây, người khuyết tật không hề bị bỏ rơi, họ không phụ thuộc vào gia đình về kinh tế và chăm sóc. cầu mong cho sự thiết thòi của họ được xã hội bù đắp một phần.



Từ: Guest Meomun
13/12/2013 16:28:40

Chị Phong ơi, đọc bài viết của chị, em muốn kể 1 chuyện có thật. Cô bạn em có 1 cậu học trò tuyệt vời. Cậu ấy học đến cấp 3 thì tự dưng hỏng mắt. Khi em gặp cậu ấy, em ấn tượng với đôi mắt nâu mở to, rất đẹp, và ngạc nhiên mắt như thế sao lại không nhìn thấy gì! Cậu ấy bảo mắt cháu trông thế thôi, nhưng bây giờ chỉ như cái màn hình máy tính mà không kèm theo CPU, nó đã hỏng từ bên trong rồi. Thế mà cậu ấy tốt nghiệp đại học, rồi đi làm, mở lớp dạy vi tính, rồi cùng với những người khiếm thị khác tham gia nhiều công tác xã hội. Em rất biết ơn cậu bé này, vì cậu ấy đã giúp đỡ động viên gia đình em nhiều trong những ngày khó khăn nhất. Bây giờ xem lại các email của cậu ấy, thấy cảm động quá. Cậu ấy mới email báo tin là đã lấy vợ (là 1 bác sỹ trẻ), đã có con và sống hạnh phúc. Đúng là ông trời không lấy hết của ai cả.  



Từ: PhongPT
13/12/2013 15:52:46



Phong đọc comment của anh chị em mà thấy xúc động hơn khi Phong viết, câu chuyện này chạm sâu xa vào cuộc sống của chúng ta. Phong xin thầm chia sẻ với khó khăn của những ai đó, và xin cám ơn những lời đồng cảm.


 



Từ: Guest CucNT
13/12/2013 14:39:05

Sâu sắc và đầy xúc cảm. Cảm ơn chị đã kể 1 câu chuyện ngắn  nhưng làm thức tỉnh bao tâm hồn. "tàn" nhưng không "phế", Khuyết"  nhưng không " tật", rất nhiều tâm gương như thế trong cuộc đời đã giúp ta nhìn lại mình để rồi thấy mình may mắn lắm. Đúng như anh Thông nói, khiếm khuyết về thể xác không đáng buồn bằng sự khiếm khuyết về tâm hồn. Bệnh hoạn về tâm hồn đôi khi làm người ta băng hoại  cả về nhân  cách.


Em ngưỡng mộ và kính phục những người vươn lên trong cuộc sống và luôn biết ơn họ vì mỗi khi nghĩ đến họ em nhắc mình phải sống có nhĩa hơn.


Cảm ơn chị Gió!



Từ: ThongNV
13/12/2013 13:45:53

 


Khuyết tật thân thể, cuộc sống vất vả. Khuyết tật tinh thân, tâm hồn khô héo. Một nước nghèo, dân sống khổ. Một xã hội đạo đức xuống cấp, hạnh phúc người dân bị đe dọa. Bao giờ thì hết khuyết tật?


 


 



Từ: Guest BM
13/12/2013 12:06:15

Dấu chân tròn chẳng phải mẹ cha ban,


để lại nơi xa bàn chân thưở nhỏ,


vẽ mãi nốt tròng như nốt son chấm ngỏ


hỏi lại đời, đâu lệ ngược vào trong?




Như dòng sông chảy mãi với tháng năm,


như rừng cây bạt ngàn ru nắng gió,


như đời chiến binh, dẫu xa rồi máu đổ,


mưa nắng về, vết thương có còn đau?


 


Hơn hai triệu người, phần thân thể nơi đâu,


nơi máu thấm, nơi gọi thương đồng đội,


nơi đã mãi thành chiến trường mỗi tối,


giấc ngủ nào không chợt nhớ chiến trường xưa?



Từ: BaLX
13/12/2013 11:24:01

Ông trời không cho ai tất cả và cũng không lấy của ai đi tất cả. Rất nhiều người khuyết tật có tài, có năng khiếu đặc biệt về một lĩnh vực nào đó, nhất là về nghệ thuật và họ đã rất thành công trong cuộc sống. Nhưng trong mọi sinh hoạt thường ngày họ gặp rất nhiều khó khăn do đa số các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của ta đều không tính đến lợi ích phục vụ cho người khuyết tât. Hiện nay chỉ mới có rất ít công trình công cộng có đường đi lên riêng cho người ngồi xe lăn, còn xe buýt, nhà vệ sinh... thì còn chờ đấy. Phong đã đụng đến cả một một vấn đề xã hội lớn mà VN đang còn nói nhiều hơn làm.  



Từ: LyTM
13/12/2013 09:53:44

Chị Gió lại nhìn thấy một góc khuất, một sự thiệt thòi mà xã hội vẫn để ngỏ.


Ngày xưa, có câu" tàn nhưng không phế" để chỉ những thương binh và người khuyết tật vượt mọi gian khổ, đau đớn vươn lên trong cuộc sống, giỏi hơn người khỏe mạnh bình thường. VN ký Công ước thì dễ, theo mới khó. Hội trường lớn tổ chức Hội thảo đánh giá thực hiện luật pháp về bảo vệ quyền cho người khuyết tật không có đường dẫn cho xe lăn,... Khổ nhất là khu vệ sinh, phải có thêm 02 người mới giúp được chị chuyên gia ngồi lên bệ, chị ấy rớt nước mắt.


Chị Gió ơi, nhìn lên thấy nhiều người hơn mình, nhìn xuống thấy mình hơn nhiều người cũng là câu cửa miệng của ông bà ta để cho tâm ta nhàn, thân ta nhẹ và tim ta biết thổn thức với người cùng khổ. Nhưng mà, nói cho cùng, người khuyết tật ở nước nghèo khổ thì bao giờ cũng thiệt thòi. Cứ nói miễn giảm thuế mà có đâu, họ cũng bị chém như ai.


Cầu mong cho ai cũng hạnh phúc thì mình đỡ có những lúc thấy bất lực và chán nản.


Bao giờ nhìn thấy người thành đạt và sung sướng hơn mình mà mình cười và chúc phúc cho họ thì mới có được xã hội nhân từ thật sự!



Từ: HanhLM
13/12/2013 09:34:09

Một tâm hồn nhạy cảm, sẻ chia những thiệt thòi, mất mát của đồng loại. Đáng quý lắm chị Gió ơi!


Những ngày con trai mới lâm bệnh, tôi luôn nói với cháu và cũng để nói với chính mình: So với bao người bệnh nặng hơn nhiều, hiểm nghèo hơn nhiều, thì mình vẫn còn may mắn chán. Trong cuộc đời mỗi con người, ông Trời thường đưa ra những thử thách. Quan trọng là mỗi người phải biết đối mặt với thử thách và tìm cách vượt qua nó như thế nào. Và mẹ con tôi đã từng bước, từng bước một vượt qua thử thách để hôm nay, mỗi khi đi làm về được nghe cháu nội gọi "Bà ơi!" là tôi lại thấy mình vẫn còn may mắn lắm so với bao người.



Từ: NghiPH
13/12/2013 09:04:50


 


Ngoài những nguyên nhân thuộc về bẩm sinh, ở Việt Nam do trải qua nhiều năm chiến tranh, bom mìn còn rất nhiều, thiên tai liên tiếp xảy ra, tai nạn lao động phổ biến... nên số lượng khuyết tật khá lớn. Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương đương 7,8% dân


 


Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là kỳ thị.  Nó là rào cản vô hình nhưng rất tàn nhẫn. Nó có thể đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người. Người khuyết tật, có lẽ không cần đến sự thương hại. Cái mà họ cần là lòng cảm thông thực sự, là sự sẻ chia.  


Từ năm 2009 trở về trước ở Việt Nam trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và trong các văn bản pháp luật thường dùng cụm từ "người tàn tật". Năm 2010 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Người khuyết tật. Từ đó trở đi cụm từ "người khuyết tật" thay cho "người tàn tật" trong các văn bản pháp luật.


Thông thường từ "khuyết tật" được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ "tàn tật". Người ta cho rằng từ "tàn" trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ "khuyết" mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng.




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s