KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 11 Tháng ba. 2015

BÁN VỊT




Tác giả: ThongVN

 

Sau cải cách ruộng đất, gia đình tôi lâm vào cảnh nghèo túng vì gia đình đông con. Nhưng bố mẹ vẫn cho tôi và hai chị gái đi học. Chị em chúng tôi quyết định tự lo chi phí cho học tập của mình. Năm ấy để có tiền chi phí cho năm học mới; tôi bắt bốn con vịt trong đàn 10 con của mình đi bán. Lẫn đầu tiên đi chợ tôi hỏi mẹ: - Bốn con này bán giá bao nhiêu ạ?. Mẹ tôi không biết giá và bảo: - Trên đường đi chợ, con thấy ai hiền lành phúc hậu thì hỏi để người ta xác định giá cho.

Đến gần chợ, nhìn thấy ông cụ ngồi uống trà ở hiên tôi bước vào chào và nhờ cụ chỉ giá cho. Cụ hỏi sao cháu đi chợ mà hỏi ông giá bán. Tôi  nói với cụ lời mẹ dặn. Ông hỏi tôi: - Thế cháu thấy ta là người phúc hậu à. Vâng. Ông tóc trắng muốt, dâu dài, da hồng hào thế phải là người phúc hậu rồi. Nếu không phúc hậu thì sao ông thọ vậy. Tôi trả lời mà không một chút do dự. Ông cụ cười khà khà, vuốt râu rồi đi xuống sân nhìn cái lồng vịt của tôi. Ông bảo, cháu cứ nói giá một đồng rưỡi một con. Bốn con là 6 đồng. Ai trả thấp hơn không bán. Hỏi tại sao thì bảo mẹ cháu bảo đây là Vịt Cốc giống ở Kỳ Cùng Lạng Sơn phải được giá như vậy mới bán.

Tôi vào chợ, thấy những lồng vịt bên cạnh con to đẹp hơn họ chỉ đòi giá 1 đồng một con, mua một đôi chỉ lấy 1 đồng 8 hào. Nhớ lời ông cụ, tôi nói đúng giá 1,5 đồng một con. Mua cả giá cũng thế. Ai hỏi tôi cũng trả lời đúng như ông cụ đã dặn. Nhìn mấy con vịt đen xì xì của mình nghĩ sẽ không bán được, nhưng vâng lời ông cụ nên không giảm giá. Ban đầu mọi người chê đắt, sau nhiều người hỏi, rồi bán tán về Vịt Cốc Lạng Sơn. Gần trưa có một ông vẻ nhà giàu mua hết còn trả thêm 1 hào tiền lồng.

Trên đường về  nghe tiếng người gọi. Quay lại thì thấy ông cụ đang chống gậy đứng nhìn tôi. Tôi chào và cám ơn cụ đã chỉ cho cách bán vịt. Cụ cười và hỏi: - Cháu bán xong không ăn thứ gì cho đỡ đói mà về ngay à. Tôi thưa thật: - Cháu cũng đói, nhưng nếu ăn thì lại thiếu tiền cho năm học ông à.

Ông nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi bảo vào quán bún bên đường. Ông gọi cho tôi 5 lá bún và hai bìa đậu. Bún đậu chấm mắm tôm sao mà ngon thế hay là do từ tối hôm trước đến giờ chưa có cái gì vào bụng nên tôi thấy ngon.

Những lần về quê nếu có điều kiện, tôi đều ghé qua chợ huyện quê nhà để ăn món ăn mà cụ  đã cho tôi ăn năm nào.

 

Hà Nội: 10/3/2015.


Người post: ThongNV

Ngày đăng: 11-03-2015 21:09






Xem 1 - 10 của tổng số 14 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: HienVC
02/04/2015 00:23:33

@ Thông NV: Đọc các bài viết tưởng chừng như với cốt tryện đơn giản của anh bao giờ cũng có một cái gì đó mà anh muốn gửi gắm đến người đọc.


Tôi nghĩ trong bài viết này anh chỉ muốn nêu lên hai khía cạnh mà dân gian đã đúc kết " Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ " và " Một miếng khi đói bằng một gói khi no ".


Không biết có đúng không ?



Từ: Guest NX Manh
22/03/2015 03:18:26

Anh Thông thân mến,


Đọc câu chuyện thật giản dị của anh và thấy nhiều thông điệp gửi đời!


Câu chuyện gợi nhớ thời nhỏ (những năm 60). Ở quê nhà ai chẳng khổ, nhất là XV HTX. Nhà tôi cũng nuôi vịt, nhưng nuôi hàng đàn 200-300 con. Tôi được cùng với anh tai, chú rong ruổi ruộng gặt xong quê mình và xã bên cạnh để chăn vịt. Nhưng không nhớ cách bán vịt, giá cả. Chuyện đó là chuyện người lớn lo. Chỉ nhứ cảnh chế biến và ăn ăn thịt vịt giữa đồng.


Nói cho sang chứ thực ra chỉ "hành quyết" các chú vịt què. Các chú được bọc đất sét, nướng bặng rạ đốt cho đến khi đất khô, nứt ra. Sau đó là bóc đất cùng lông ra, thịt tỏa khói, ăn ngon như đắc sản ở nhiều quán ở Hà Nội ngày nay. Chỉ tiếc ngày đó không có gia vị, bánh mỳ.


NX Mạnh SV76



Từ: CucNT
15/03/2015 20:39:43

Năm mới sẽ khởi đầu cho 1 năm nhộn nhịp của chợ Kgu vì anh Thông đã xuất hiện trở lại. Bài viết nào của anh Thông cũng để lại cho người đọc nhiều suy gẫm. Riêng bài viết này em thấy thật gần gũi dễ thương vì kể lại 1 câu chuyện chân thật thủa nhỏ. Em không suy đoán nhiều chỉ cảm thấy vui vì mỗi câu chuyện đều làm ta nhớ đến 1 kỹ niệm nào đó. Em từ quê đi ra thành thị nên thấy câu chuyện này như của chính em. Người dân quê có cách nhìn người để mà tin. Có lẽ đó cũng là kinh nghiệm ngàn đời của cha ông nên trong những câu chuyện cổ tích ta thường gặp " Một ông lão rau tóc bạc phơ" thường là 1 ông tiên hiền lành, tốt bụng mang may mắn đến cho người tốt. Ông lão trong câu chuyện của anh thật  tốt bụng và cậu bé đó là 1 người rất ân nghĩa khi cho đến cuối đời vẫn ghé đến nhà ông như đến nhà 1 người thân.


Cảm ơn câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc của anh!



Từ: ThongNV
14/03/2015 06:44:25

@ Cám ơn HuyềnBT và các bạn.


 



Từ: HuyenBT
14/03/2015 01:08:46

Còn em thì thấy những nét đẹp của Quê: Người quê có gì bán nấy, việc buôn đi bán lại chắc phải ở nơi phố thị; Người quê thật lòng thậm chí không đánh giá được sản phẩm của mình (vì từ trước tới giờ, họ không có khái niệm hàng hóa, chỉ là khái niệm vật phẩm "của nhà làm được"; Người quê chân thành và tin cậy, thậm chí sẵn sàng nhờ người ngoài bảo cho giá bán một sản phẩm của mình, mà chẳng lo bị lừa lọc, trong việc này, Người quê tin vào lời khuyên của người phúc hậu, (lời dặn của mẹ sẽ luôn là bài học quý cho con cái); Người quê biết và tin "trông mặt mà bắt hình dong"- chọn ông cụ đầu râu tóc bạc, mà vẫn khỏe mạnh, tinh anh...(hẳn là người có phúc đức) để xin lời khuyên; Người quê hiền từ, độ lượng, làm phúc mà chả đòi trả ơn, lại còn gọi người chịu ơn vào đãi độ, (việc làm này hẳn sẽ đọng lại trong đứa trẻ, sẽ nhắc nhở cậu bé trong đường đời sau này)....


Đôi khi kể điều gì đó, như là kể một câu chuyện đời thường, như là nhớ về một kỷ niệm, như là tình cờ có ai đó gợi lại...nhưng với mỗi người đọc, sẽ đón nhận theo một kiểu. Em đã đón nhận câu chuyện Bán vịt theo cách đó, và em thấy nó bổ ích cho em. Có thể ý em không trùng tí nào với ý tác giả, càng không khớp với với ý nhiều bạn đọc (đã có com. dưới đây), thì đành chịu vậy thôi. Em cảm ơn câu chuyện của tác giả.


P.S Có một lỗi chính tả, anh Thông ạ : "Gần trưa, không phải gần chưa).



Từ: ThongNV
13/03/2015 21:37:38

Mình đăng trên FB thì có người bảo mình ngụ ý nói đến việc bán hoa lan. Đăng trên Web. KGU thì Gueest HB nói mình muốn gửi thông điệp về mẹo bán hàng. Thực ra không có í gì hết. Mà là, buổi sáng anh cháu đích tôn gọi điện mời ông bà và các em về giỗ ông nội vào chủ nhật. Buổi chiều bà bạn cùng quê đến chơi. Nhìn thấy tóc mình trắng xóa (chưa kịp nhuộm) thì bảo: - Nhanh quá. Ngày nào ông còn là cậu bé đen nhém, xách lồng vịt vào sân hỏi ông nội tôi giá bán. Thế mà giờ tóc đã trắng xóa như ông nội tôi ngày ấy, nhưng ông nội tôi hồi ấy đã trên tám mươi. . . . . . 


Nhớ quê, ghi lại mấy dòng thế thôi.



Từ: Meomun
13/03/2015 20:11:34

@HB: Cám ơn anh, thế mà em nghĩ đến nhiều variant, rồi tự phản biện, hihi.



Từ: Guest HB
13/03/2015 20:03:37

Chẳng qua bạn Thông muốn gửi đến các bạn một thông điệp mà ngày nay ta gọi là mẹo bán hàng đấy thôi.



Từ: Meomun
13/03/2015 19:00:08

@Anh Thông: Em đọc truyện của anh, rồi cái recom của anh xong (vịt có bộ lông màu đen bình thường, không phải vịt Cốc LS) em thấy băn khoăn không hiểu thông điệp anh muốn hướng tới là gì. Hay là anh kể 1 chuyện thật đã xảy ra với anh, chứ không phải là một truyện ngắn? Có gì anh nói cho em hiểu với, em nói thật ấy, anh đừng cười em dốt nhé!


@HB: Cám ơn Guest HB đã nhớ đến em MM. Được HB nhắc nên hôm nay em xuất hiện rồi. À MM và Huyền có điểm giống nhau, đều là dân "Năm tấn" cả, hihi.



Từ: Guest LiTM
13/03/2015 07:44:16

Hoan hô nhà văn ThongNV và MM đã trở về KGU:


Chuyện xưa nay kể ân cần,


đất nghèo, tuổi thọ dần dần tăng lên,...


thuở xưa, tóc trắng là tiên,


dạy con, dạy cháu,... lấy tiền dễ chưa!




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s