KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 30 Tháng ba. 2015

THẦY TÔI




Tác giả: Thong NV

Tôi cùng dòng người đi dưới trời mưa xuân Hà Nội vào viếng thày. Vài  người hỏi tôi: - Ông học khóa nào? Tôi ậm ừ cho qua, vì tôi học không thuộc khóa nào.

Năm 2010, tôi được một anh cùng công tác giới thiệu với ông nội của vợ. Biết tôi là “Sếp” của cháu rể nên cụ tự mình pha trà mời khách. Tôi thưa  với cụ là sắp nghỉ hưu nên muốn học cách trồng và thưởng thức Địa lan kiếm Bắc Hà. Cụ bảo tôi là nhà giáo về hưu trồng lan là phù hợp. Rồi cụ kể, khi còn dạy học cụ ở tập thể trong nội thành, nhưng vì đam mê nàng lan nên nghỉ hưu thì chuyển ra đây để có đất cho em nó quần tụ. Cụ hỏi tôi về kiến thức trồng cây. Tôi đang nói với cụ về những hiểu biết của mình  thì có khách đến chơi.

Một cụ già, dắt chiếc xe đạp Thống Nhất cũ mà khung xe đã bong hết sơn để lộ lớp thép đen bóng. Chiếc biển đăng ký cũng tình trạng như các tuýp xe, lắc lư phát ra tiếng kêu lọc xọc. Phía sau là chậu lan với ba cần hoa đang nở.

Đặt chén trà vừa uống xong xuống bàn, vị khách nói với gia chủ: - Thưa cụ! Mấy năm trước, tôi mua của cụ một tép lan (1); năm nay mới cho hoa. Tôi thấy hoa của nó nở không giống với hoa mà tôi đã được xem. Cụ xem giúp xem có bị nhầm không vì hôm ấy các cháu nó tách nhiều loại.

Cụ bảo thằng cháu nội bê chậu lan vào nhà, rồi bật đèn cho sáng. Cụ xoay chậu hoa để ngắm các cần hoa rồi nói với khách:- Đúng đấy cụ ạ! Không nhầm được. Những cái bất biến vẫn vậy, những cái thường biến thay đổi là bình thường. Vì điều kiện nuôi trồng của cụ khác với tôi. Tôi khẳng định với cụ là không nhầm, vì hôm ấy chính tôi và cụ đổ chậu lan ra. Tôi xé cho cụ ba thân hướng đẹp nhất. Nhưng sau đó tôi và cụ vào nhà uống trà . . . Thấy nét mặt chủ nhà thay đổi và vị khách biết mình đã lỡ lời nên không nói tiếp. Thấy hai cụ rơi vào tình huống khó xử nên tôi nói với vị khách. Thưa cụ, cháu đang tập trồng lan; nếu được cụ để lại cho cháu chậu lan này.

Vị khách ra về, Cụ chủ nhà nói với tôi: Thật tội! Bao nhiều năm chơi lan mà không biết những điểm bất biến và thường biến của cây hoa. Biết cụ đang bực mình nên chúng tôi xin phép ra về.

Khi tôi chính thức nghỉ hưu và bắt đầu trồng lan thì cụ lâm bệnh nặng. Những lần vào bệnh viện thăm cụ, tôi không lỡ hỏi về những bất biến và thường biến mà cụ đã nhắc tới. Tôi đã gặp nhiều thành viên trong gia đình để tìm hiểu, nhưng mọi người không để tâm  đến việc chơi lan của cụ.

Lần cuối cùng cụ nói về chơi lan khi tôi đến thăm cụ tại bệnh viên: “ Chơi địa lan là phải biết cái gì trên cây lan là bất biến, cái gì là thường biến. Nó là cơ sở để người chơi nhận biết, để người chơi tác động hạn chế cái xấu, nâng vẻ đẹp của lan”.

Trong điếu văn tiễn biệt hôm nay, không một lời nào nói về thú chơi mà cụ đã dày công nghiên cứu những năm cuối đời. Nhưng có một người học trò kính cẩn nghiêng mình hứa sẽ tiếp tục tìm hiểu về những bất biến và thường biên của địa lan mà thày ấp ủ.

Ghi chú: (1) - Tép lan là một đơn vị Địa lan kiếm để trồng gồm 2-3 thân hoặc 2 thân một mầm. Đây là thuật ngữ mà các cụ ngày xưa thường dùng. Hiện nay chúng tôi trồng 1 thân thậm chí khi thí nghiệm về sức sống mãnh liệt của địa lan đã bổ đôi củ lan ra trồng mà hai nửa củ vẫn đẻ mầm bình thường.

 

Hà Nội: 11/3/2015.


Người post: ThongNV

Ngày đăng: 30-03-2015 09:09






Xem 1 - 5 của tổng số 5 Comments

Từ: TungDX
04/04/2015 10:47:53

Một học trò chưa được nhận, một Thầy giáo chưa nhận tôn sư; Nhưng nghĩa thầy trò vẫn rất cao và đáng trân trọng;


Trồng Địa lan và Trồng Người - hai tâm hồn đồng điệu



Từ: HienVC
31/03/2015 22:01:58

Anh Thông muốn nhắn nhủ chúng ta " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"  như là sự trăn trở, luyến tiếc của một người trong cuộc đã nhiều năm đứng trên bục giảng khi thấy bây giờ có quá nhiều chuyện không hay có liên quan đến sự nghiệp giáo dục. 



30/03/2015 16:43:11

Một câu truyện hay cho chúng ta hiểu và biết rằng: xung quanh ta, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta còn có rất nhiều những người thày và có rất nhiều điều cần phải học .., cảm ơn bạn Thông nhé!



Từ: CucNT
30/03/2015 15:52:35

Hình như không có gì giản đơn trong cuộc đời này. cây Lan tưởng chỉ là 1 loài hoa nhưng mang trện mình quy luật của muôn đời, có thường biến và bất biến. Nếu chỉ nhìn thôi hời hợt không tìm hiểu thì sẽ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài đó, cái bề ngoài này không giống bề ngoài kia mà vì sao có sự khác biệt đó, đòi hỏi phải tìm , phải hiểu.


Có được 1 thành quả tốt dù là thú chơi hoa thôi cũng cần bao nhiêu kiến thức là sự cần mẫn trong chăm bón, nghiên cứu.


Có thể trong điếu văn họ không nhắc đến th1u chơi hoa của cụ nhưng trong dòng người lặng lẽ đi bên linh cữu cụ, có 1 ngưới học trò đã hiểu để mà trân quý giá trị tinh thần mà cụ để lại cho đời sau


Em rất thích đọc các bài viết của người KGu dù đó là những câu chuyện bình thường nhất trong đời sống hàng ngày. Mạng internet đang tràn ngập bao thông tin, bao câu chuyện đặc sắc nhưng em vẫn thường xuyên đi chợ Kgu vì ở đây các bài viết đều từ tấm lòng mình, từ những người mà mình cảm thấy thân thiết như trong gia đình.


Cảm ơn anh Thông đã nhiệt tình trở lại!


 



Từ: CuongLV
30/03/2015 10:40:47

  '' Cụ bảo tôi là nhà giáo về hưu trồng lan là phù hợp...'' Cái nhà anh ThôngNV này chỉ được cái cứ nói thủng thẳng, nói thủng thẳng mà lại nói đúng, nói hay. Nói rồi lại bắt người ta phải đọc lại bài viết của mình từ đầu đến ...cuối mà suy ngẫm. Cảm ơn anh Thông đã cho tôi cơ hội đọc một  truyện ngắn hay, súc tích, '' kể chuyện '' mà như dạy (học), dạy mà ai cũng không thấy mình bị ai đó ''dạy mình''. Rất thích truyện của anh viết, anh Thông à.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s