KGU News >>Văn học >>Thơ
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 21 Tháng tám. 2015

LÀNG VĨNH TRỊ THAM GIA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC




Tác giả: XuyenNV

Vĩnh Trị làng cổ tự ngàn xưa

Đầu tựa núi Ngọc (1) đuôi Hà Đò (2)

Mặt tiền sông Mã truy phong chảy

Sau lưng Tam Tổng (3) mỏi cánh cò

 

Vệ Quốc từ khi mới khai sinh

Phá Tống bình Ngô góp sức mình

Hiển hách ngàn năm chống Bắc thuộc

Đế phong xiềng xích đập sạch sanh

 

Mười chín tháng tám lúc bình minh

Trai tráng Vĩnh Trị nghiêm đội hình

Hòa nhập dòng thác quân khởi nghĩa

Giành lấy chính quyền về tay mình

 

Ủy ban Cách mạng Lâm thời lên

Nguyễn Hữu Cát chủ tịch đầu tiên

Ủy viên các vị Thuật, Vận, Hải

Lãnh đạo phong trào quyết tiến lên

 

Xã Đội trưởng ông Nguyễn Hoàng Châu

Chỉ huy hung dũng giỏi lược thao

Lực lượng vũ trang làng xã mạnh

Dân quân du kích khí thế cao

 

Trung đội du kích người cầm đầu

Ông Nguyễn Tuấn Cúng bản lĩnh cao

Đội viên can đảm Chương, Phúc, Thọ …

Trật tự trị an thiết lập mau

 

Mùa thu Cách mạng trời trong xanh

Hàng ngàn dân chúng dự mít tinh

Quảng trường đình Chánh (4) im phăng phắc

Chỉ nghe rầm rập bước diễu hành

 

Dân quân Vĩnh Trị thật nghiêm minh

Đơn vị điển hình của xứ Thanh

Cựu binh “khố đỏ” Lê Huy Miến (5)

Thao luyện bài bản nổi uy danh

 

Thanh niên Cứu quốc được lập thành

Lực lượng xung kích tuổi xuân xanh

Bí thư phong độ Nguyễn Trọng Thuật

Cách mạng đâu cần đáp ứng nhanh

 

Phụ nữ Cứu quốc cứu cả mình

Tham gia cách mạng trưởng thành nhanh

Việc nước việc nhà hai vai gánh

Các bà Nhân, Phụng thực tài danh

 

Phụ lão Cứu quốc bạch đầu quân

Hào khí Diên Hồng tựa Tiền Trần

Các cụ Trạc, Lãng, … say hoạt động

Góp phần vệ quốc vạn niên xuân

 

Tre chưa chịu già măng mọc nhanh

Nhi đồng Cứu quốc tiếp cha anh

Năng khiếu đội trưởng Lê Quang Viễn

Đăng, Thành phụ trách cậy hai anh

 

Thể dục thể thao gây phong trào

Bóng đá nghiệp dư giao hữu đấu

Cầu thủ xuất sắc Chữ, Khoái, Chiểu

Cha con ông Đãng kém ai đâu?

 

Vật, võ dân tộc có từ lâu

Lặn, bơi thuyền bộ trình độ cao

Hợp với cuộc sống miền sông nước

Thể chất tráng cường chí thanh cao

 

Các ông Tứ, Hải, Bình, Chưởng, Phước, …

Bản Bản trùng tên cha khác nhau

Trộm cướp nghe danh là trốn tiệt

Dân sông yên bình hết lo âu

 

Văn nghệ truyền thống đa sắc màu

Tuồng, chèo, hát đối, … suốt đêm thâu

Cách mạng thổi về sinh khí mới

Tân nhạc, kịch nói tiếp thu mau

 

Nam thanh nữ tú sức xuân trào

Biểu diễn văn nghệ luôn dẫn đầu

Hán, Thành, Vận, Tiệp, Bường, Mươi, Khoái

Phụng, Hoàn, Xuyên, Khánh, … sánh “mày râu”

 

Cách mạng tôi luyện thật nhiệm màu

Trai làng ưu tú nối tiếp nhau

Thuật, Hải, Cát, Vận, Cúng, Cửu, Tụy, …

Đảng viên nòng cốt mọi phong trào

 

Diệt ba thứ giặc xông lên trước

Noi gương làng nước bước theo sau

Kháng chiến vệ quốc và kiến quốc

Họ là “công bộc” đáng tự hào

 

Đức trọng tài cao

Đảm đương trọng trách

Trung ương, Bộ, Ngành, …

Cần kiệm liêm chính

Chí công vô tư

Gian khó không từ

Hiểm nguy chẳng quản

Vệ quốc quân, Cảm tử quân

Giải phóng quân, Biệt động quân

Vì nước vì dân

Cống hiến hy sinh

Tiền nhân Vĩnh Trị

Gương sáng lung linh

Cháu con trân trọng soi mình

Hậu sinh nối chí nghĩa tình tri ân.

 

Hà Nội – Mùa thu Cách mạng

19/08/1945 – 19/08/2015

Nguyễn Văn Xuyến

 

(1) Núi Ngọc, Hàm Rồng, Sông Mã – bộ ba danh thắng, hội tụ khí thiêng sông núi, ghi tạc nhiều dấu ấn lịch sử oai hùng, chiến công vang dội xưa nay, vừa hùng tráng vừa trữ tình thơ mộng, hớp hồn biết bao tao nhân mặc khách. Và cũng là ngọn nguồn cho sự thăng hoa về khoa bảng, tài danh của nhiều làng thuộc huyện Hoằng Hóa: Yên Vực, Từ Quang, Phù Quang, Vĩnh Trị, Nguyệt Viên, Bột Thượng, Bột Thái, Phượng Đình, Cự Đà, Bút Cương, Bái Cầu, Lam Cầu, Hội Triều, Phượng Ngô, …

 

(2) Hà Đò: Núi Hà Đò, còn gọi là Linh Trường, nằm bên hữu ngạn sông Lạch Trường thuộc các xã ven biển Hoằng Trường, Hoằng Yến, Hoằng Hải. Núi có bảy ngọn nối liền nhau, có mỏm đá bò ra mặt nước như muốn xông ra biển cả. Năm 1476, vua Lê Thánh Tông tuần du qua đây đã làm bài thơ “Cửa biển Linh Trường”  và bài tựa nói về sự dị kỳ, địa linh, tâm linh của núi này.

 

(3) Tam Tổng: Cánh đồng Tam Tổng tiếp giáp với ba tổng: Từ Minh, Hành Vỹ và Bút Sơn.

 

(4) Đình Chánh: Có từ thời Tiền Lê, thờ Thiên Thần có công phá Tống (Thời Tiền Lê) và bình Ngô (thời Hậu Lê), tương ứng với hai lần hiển linh hộ quốc an dân, được sắc phong là “Thượng Đẳng Thần”. Năm 2010 đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

 

(5) Lê Huy Miến: “hổ phụ sinh hổ tử”. Ông là cha của hai người con là Lê Quốc Lập (dân quân tay không bắt giặc lái – trung tá phi công Mỹ Danton giữa sông Mã trong trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng hai ngày 03/04 và 04/04/1965) và Lê Mạnh Hồng (liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ cứu nước).

 

(6) Bản, Bản: Bản (Thuận) và Bản (Tứ). Trong ngoặc đơn là tên người cha của hai anh Bản.

 

***

 

 


Người post: XuyenNV

Ngày đăng: 21-08-2015 07:07






Xem 1 - 2 của tổng số 2 Comments

Từ: ThanhLK
21/08/2015 22:04:24

Có thể gọi là Bản Trường ca về Tinh thần yêu nước đấy anh Xuyến ạ. Thơ của anh thường bài dài nhưng bố cục chặt chẽ và giàu cảm xúc. Em rất ngưỡng mộ.



Từ: Guest ThongNV
21/08/2015 14:42:32

Bản tổng kết bằng thơ về tinh thần yêu nước của quê hương.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s