KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 07 Tháng mười hai. 2015

ĐỌC SÁCH 'KHUYẾN HỌC




Tác giả: CucNT

 

ĐỌC ‘KHUYẾN HỌC” của tác giả: Fukuzawa Yukichi

 

 

Em là người phụ nữ thông minh, thành đạt và luôn quan tâm đến những người khác. Cũng như nhiều người có tâm và có tầm khác, em luôn trăn trở với mọi vấn đề của xã hội và mong ước một sự thay đổi lớn lao của đất nước bắt đầu từ sự thay đổi về nhận thức và học vấn.

(Trong lúc các doanh nghiệp trong nước vừa mừng vừa lo với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Phan Ngọc Minh – Tổng giám đốc Công ty Nhật Minh, cho rằng, đây là cuộc chơi mới với nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm cùng các đối tác lớn.)

Ngọc Minh mặc áo dài

Ngay khi đọc xong cuốn sách “Khuyến học” của tác giả Fukuzawa Yukichi, nhận thấy cuốn sách mang tới rất nhiều  điều bổ ích cho người đọc, em đã mua hàng trăm cuốn tặng nhân viên, bạn bè. Tôi là người vinh dự được nhận cuốn sách đó với niềm mong ước của em là chính tôi sẽ giới thiệu cuốn sách đến với nhiều người khác.

“Trong một báo cáo về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore” ( Năm 2012).

Tôi đọc cuốn “KHUYẾN HỌC” của Fukuza Yukichi và có cảm giác Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản  mấy trăm năm. Vào ngày 02 tháng 09 năm 1945, khi Bác Hồ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,  cả nước Việt Nam chỉ có 5% dân số biết chữ, chúng ta bắt đầu phong trào xóa nạn mù chữ từ đó…

Trong khi đó từ những  năm  1872-1876 Fukuza Tukichi đã viết “Khuyến học”  và những điều ông đề cập trong đó giống những vấn đề mà xã hội Việt Nam đang gặp phải bây giờ.

Cuốn  sách không dày, chỉ  250 trang gồm 17 phần, mỗi phần có 5,7 tiêu đề khác nhau và mỗi tiêu đề là những vấn đề cụ thể được tác giả giải thích hết sức cụ thể, ngắn gọn  nhưng đầy sức thuyết phục.

Bất cứ ai, khi tiêu đề ‘TRỜI KHÔNG TẠO RA NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI” đều giật mình tò mò muốn biết, vậy ai đã tạo ra những khác biệt đó.

‘Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. 

Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy tân. Kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.

“Khuyến học đã làm rung chuyển nước Nhật, vực dậy nước nhật từ vũng bùn, từ chỗ đen tối nhất của lịch sử đến một đất nước xếp thứ 2 thế giới.

Đọc trong “Khuyến học” chúng ta thấy vào những năm đó ( 1860-1870)  Nước Nhật như  một đất nước không có văn hóa, chộp giật, quan chức tham nhũng, nhân dân u mê chỉ biết phục tùng theo mệnh lệnh của Chính phủ và ỷ lại vào chính phủ, không có tinh thần tự khai sáng.

Cuốn sách “Khuyến học” đã thay đổi cách suy nghĩ, học tập của toàn người Nhật.

4 lý do mà Fukuzawa Yukichi khuyên người Nhật nên học ngay tức khắc:

1) Ai sinh ra đều được ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG như nhau, dựa vào HỌC THỨC mỗi người.

2) Học để dũng cảm chiến đấu VÌ LẼ PHẢI.

3) Học để được TỰ DO, thoát khỏi sự “nghẹt thở” của luật lệ chính phủ.

4) Học vì LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC, để ngoại bang không còn khinh miệt.

 

Những dẫn chứng Fukuzawa Yukichi   đưa ra đều hết sức cụ thể và mọi lời giải thích đều đơn giản, dễ hiểu. Ông cho rằng Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trện ‘thực học”. Nền học vấn thực sự phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng.

Tác giả tri ân những bậc tiền bối đã để lại cho nước Nhật những gía trị văn hóa tinh hoa mang  đậm bản sắc vắn hóa người Nhật đồng thời cũng nhấn mạnh việc kế thừa truyền thống phải có chọn lọc và việc tiếp thu văn minh phương Tây là điều hết sức cần thiết. Nhiều dẫn chứng cụ thể đã được tác giả viện dẫn để minh chứng cho việc “thoát Á luận” là cấp thiết để tiếp thu một nền văn hóa phương Tây hiện đại văn minh.

Tôi đọc “Kẻ trăn trở” của Lương Hoài Nam và thẩm thấu trong những bài viết của anh về sự nhất thiết phải thay đổi hệ thống giáo dục Việt Nam bằng một  nền giáo dục thực tiễn thay cho một chương trình nặng  về  lý thuyết như hiện nay và bản thân anh cũng đề cao “Tây học”. Anh kể cụ thể từ cái nhìn hạn hẹp trong làng Hậu Luật, Diễn Châu quê anh với một ví dụ cụ thể là “cái hố xí 2 ngăn” đến một cái nhà vệ sinh là căn phòng ốp gạch men trắng toát với những buồng xí bệt bằng sứ trắng toát tại Moscow. Sự khác biệt đó rõ ràng là do văn minh đưa lại.

lương Hoài Nam trong buổi giao lưu với các giáo sư về  cuốn sách "Trăn trở".

 

Tôi nhớ có lần một quan chức  giảng giải cho nông dân quê tôi  lý thuyết “đổi mới” bằng một loạt các ngôn từ bóng bẩy và đi tới kết luận’ “Thưa bà con! đó chính là “Phạm trù học” mà mỗi người đều phải biết”. Kết quả là người nông dân quê tôi chẳng thu hoạch được gì và họ tiếc là bỏ mất buổi đi cày để ngồi nghe giảng.

Fukuzawa Yukichi  nghiên cứu lịch sử Phương tây và dẫn chứng "Đầu máy hơi nước là của Watt, Đường sắt là thành quả công phu của Stevenson, người nghiên cứu và tìm ra nguyên lý kinh tế là của Adam Smith. Họ đều thuộc tầng lớp giữa, không phải bộ trưởng trong nội các chính phủ… “ Sự phát triển công thương nghiệp ở những nước này là thành quả được sinh ra từ sự lao tâm khổ tứ, từ quá trình lao động trí óc cật lực, từ quá trình nghiên cứu tìm tòi đầy gian nan vất vả của các học giả của tầng lớp trung lưu”. Như vậy để có  được những thành quả làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế , mỗi người hãy học, hãy tự vận động và sáng tạo chứ không phải chờ  đợi ở chính phủ. Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân" (national independence through personal independence), tức là một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ.

 

Tác giả kể chuyện một người có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, có nhà cửa, xe hơi, vợ con và sung sướng cho rằng như thế là thành công. Nếu như thế thì xã hội sẽ vẫn giống như thời hồng hoang. Thành công là sau khi lo cho gia đình, hãy cống hiến cho cộng đồng, mỗi người một chút đóng góp  để đưa cả xã hội cùng phát triển. Lời nói của ông từ hơn một trăm năm trước nếu áp dụng vào xã hội Việt Nam bây giờ, tôi thấy bản thân tôi và nhiều người nên cảm thấy xấu hổ.

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn minh là sự phát triển kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc:

"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, [do đó] bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người"

Khuyến khích mọi người học tập, tìm tòi nghiên cứu để nâng cao nhận thức đồng thời Fukuzawa đề cao sự tín nhiệm của con người. Khi giao việc cho ai đó phải quan sát để nhận ra người nào chín chắn, người nào tin cậy được, giao cho họ việc gì thì phù hợp để có được kết quả vượt trội. Nếu chúng ta giao việc cho một người tích cực làm nhưng không có kiến thức về công việc đó thì chỉ đưa đến kết quả ngược lại mà thôi. Tôi nghi ngờ rằng chính Lê Nin đã đọc những điều này để đưa ra kết luận mang tính chân lý cho mọi thời đại :“Tích cực cộng với dốt nát  bằng phá hoại”.

 Cái gì đã hấp dẫn người đọc đến với “Khuyến học “ và “Kẻ trăn trở”?  Đó chính là sự giản dị trong ngôn từ, những dẫn chứng sinh động trong đời thật và sự thuyết phục về tính biện chứng, khả thi của cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Tôi nhớ gần đây ông Vũ Tiến Lộc  - Chỉ tịch VCCI cho rằng “ 90 năm trước Bác Hồ đã nói Việt Nam nên phát triển theo nền kinh tế thị trường nên bây giờ chúng ta lựa chọn kinh tế thị trường là đúng”. Lẽ ra để mọi người  tin và làm theo một phương án hay chính sách nào thì người chủ trương phải thuyết phục được người nghe bằng lập luận logic và hiệu quả của vấn đề. Sẽ có hiệu ứng tốt hơn nếu  ông Lộc  đưa ra dẫn chứng  để thuyết phục nhân dân phát triển theo nền kinh tế thị trường phù hợp ra sao đối với hoàn cảnh hiện tại của đất nước cũng như xu thế phát triển chung của nhân loại, nền kinh tế thị trường hay hơn những nền kinh tế khác chổ nào vv Chứ không phải chúng ta cần phát  triển theo định hướng đó vì một bậc tiền bối đã nói từ 90 năm trước dù bậc tiền bối đó vĩ  đại như Bác Hồ chăng nữa vì cuộc sống đang vận động không ngừng và nền công nghệ thông tin đang thay đổi mọi  thứ đến chóng mặt thì nhận định về một  điều nào đó từ 90 năm trước không phải lúc nào cũng phù hợp.

Học để làm chủ bản thân, học để sáng tạo, học để sống, tồn tại và cống hiến, Fukuzawa khuyên mọi người tìm tòi nghiên cứu trong sách vở, trong trường học, trong thực tiễn và trong giao tiếp “ Điều quan trọng trong việc mở rộng giao tiếp là phải có tấm lòng rộng mở, quan hệ với mọi giới trong xã hội. Quan hệ với bạn bè, có thể là bạn học vấn, bạn làm ăn, bạn đánh cờ, bạn hội họa. Trong mọi trường hợp đều là phương tiện để giao tiếp rộng có khi chỉ tách trà, cốc nước hay cái bắt tay…”.

Bạn ơi! Vậy thì chúng ta hãy bắt tay nhau, cùng nhau đọc “Khuyến học” để trao đổi cho nhau những kiến thức mà bạn có còn tôi thì đang thiếu hụt và cũng có thể tôi có mà bạn thì chưa. Hãy đến với nhau bằng tách trà, cốc nước hay cái bắt tay nhé bạn!

Chúng ta hãy nhân rộng cuốn sách này ra như em gái Ngọc Minh đã làm với tôi, bạn nhé!

Tp. HCM  tháng 12/2015

Nguyễn Thị Cúc

 

 

 


Người post: CucNT

Ngày đăng: 07-12-2015 17:05






Xem 1 - 4 của tổng số 4 Comments

Từ: Guest bankgu
26/05/2017 10:36:03

.



Từ: Guest b
26/05/2017 10:35:10

Bữa nay mới đọc được bài này, hay quá! nhất là đến đoạn: "... ông Vũ Tiến Lộc  - Chỉ tịch VCCI cho rằng “ 90 năm trước Bác Hồ đã nói Việt Nam nên phát triển theo nền kinh tế thị trường nên bây giờ chúng ta lựa chọn kinh tế thị trường là đúng”. Lẽ ra để mọi người  tin và làm theo một phương án hay chính sách nào thì người chủ trương phải thuyết phục được người nghe bằng lập luận logic và hiệu quả của vấn đề. Sẽ có hiệu ứng tốt hơn nếu  ông Lộc  đưa ra dẫn chứng  để thuyết phục nhân dân phát triển theo nền kinh tế thị trường phù hợp ra sao đối với hoàn cảnh hiện tại của đất nước cũng như xu thế phát triển chung của nhân loại, nền kinh tế thị trường hay hơn những nền kinh tế khác chổ nào vv Chứ không phải chúng ta cần phát  triển theo định hướng đó vì một bậc tiền bối đã nói từ 90 năm trước dù bậc tiền bối đó vĩ  đại như Bác Hồ chăng nữa vì cuộc sống đang vận động không ngừng và nền công nghệ thông tin đang thay đổi mọi  thứ đến chóng mặt thì nhận định về một  điều nào đó từ 90 năm trước không phải lúc nào cũng phù hợp." Cảm ơn tác giả.



Từ: ThangNT
08/12/2015 17:03:30

Cám ơn Cúc có bài giới thiệu thú vị về cuốn sánh. Nội dung của nó tất cả chúng ta đều không ít thì nhiều đều đã cảm nhận từ lâu, mà không làm gì được. Và đấy chính là nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng ta.



Từ: TungDX
08/12/2015 01:30:02

Một thời gian dài văn hóa đọc của tôi bị VH nghe nhìn lấn át, và cứ thế lười dần đi; Về hưu nhờ có trang Web, nhờ ACE mà khôi phục dần dần;


CucNT là một trong  những nguồn hứng khởi, những người đã bắt nhau trở về VH đọc bằng những bài thơ, văn lôi cuốn thế này...


Bolsoie Tebe spasibo...



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s