KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 14 Tháng một. 2016

LỊCH SỬ LĨNH NAM - NAM VIỆT




Tác giả: TungDX

TungDX đọc và xâu chuỗi lượng kiến thức nho nhỏ lại để ai quan tâm ta cùng suy xét

Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần
diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, đến thời Dân chủ công hòa, vào thập niên 1960, giới sử gia miền Bắc, dựa theo quan điểm duy vật lịch sử, phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này*. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.
                                                    *
Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh lập Đại Việt. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt.
Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:
1. Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của toàn bộ đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
2. Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
3. Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt.
4. Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书)  viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
5. Mất quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này.
Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ!

Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước!  Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên!”
Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sự luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Hàn Dũ, nhà thơ Trung Quốc thời nhà Đường có nói: “Bất bình tắc minh”: Vì bất bình nên phải kêu lên! Việc nhận định sai về cội nguồn tổ tiên dẫn chúng ta lâm vào bi kịch của kẻ bỏ mồ cha khóc đống mối. Một dân tộc còn ngộ nhận về gốc gác chưa thể là dân tộc trưởng thành!

Tác giả Hà Văn Thùy


Người post: TungDX

Ngày đăng: 14-01-2016 04:04






Xem 1 - 9 của tổng số 9 Comments

Từ: NghiPH
24/01/2016 02:30:00

Những tư liệu lịch sử rất lý thú. Cảm ơn bác TungDX. 



Từ: TungDX
16/01/2016 21:46:18

Có lẽ tư tưởng duy ý chí là giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thực tiễn bẵng chứng vật chất trong quá khứ  và ánh hào quang của giá trị tinh thần hiện tại đang "tự sướng" là tinh thần độc lập tự chủ...


Điều này trong ngắn hạn có thể tạm cho là có ích


Nhưng nhìn dài han sẽ dẫn đến mất đứt cả giá trị về vật chất lẫn tinh thần cả một thời kỳ lịch sử hào hùng


Taccs giả H.V.Thùy quả là có tâm huyết và tầm nhìn sâu sắc



Từ: Guest DG
15/01/2016 21:56:52

Chào các ACE, đọc bài, đọc COMM tôi thấy không chỉ Hai nhà Chemists là tâm huyết với lịch sử nước nhà;


Không hiểu sao bây giờ trẻ con lại quay lưng với lịch sử; có phải người lớn chúng ta, nền giáo dục của ta đã nhào nặn nên như thế; Từ nhỏ trẻ con chúng tôi đã thuộc lòng:


...


Đô kỳ đóng cõi Mê Linh


Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta


Ba thu gánh vác sơn hà


Một là báo phục hai là Bá Vương.


đoạn tiếp theo thì không muốn thuộc



Từ: Guest N.Giang
15/01/2016 02:32:30



TƯỞNG NHỚ TRƯNG VƯƠNG



Tưởng nhớ ai xưa mãi đến giờ



Con dòng Lạc tướng luyện binh cơ



Thành Mê tuốt kiếm bêu đầu giặc



Sông Hát dồn quân hướng sắc cờ



Giao Chỉ ngọn triều lên cuồn cuộn



Phong Châu bóng liễu rủ lơ thơ



Đất Long Biên cũ, người đâu cũ



Cây cỏ bâng khuâng những đợi chờ ! . . .




Từ: PhuND
14/01/2016 22:47:14

Do các nhà sử học VN  không muốn nghiên cứu Cội nguồn nên họ đã bỏ đi nhiều di chỉ của Người Việt.  Nước Việt xưa có biên giới từ bờ Nam sông Dương Tử tới Núi Nam giới - Hà Tĩnh. Những người TQ ở các tỉnh phía nam, như Quảng Đông, Quảng Tây và Đài Loan hiện nay cùng huyết thống với các dân tộc Thái, Tày, Nùng,...  VN đấy. Thành Cổ Loa  nằm ở bên TQ mà nhiều người không tin. Cảm ơn anh TungDX đã post bài này.



Từ: ThangNT
14/01/2016 22:13:00

Cảm phục quá. Hai ông hóa học mà lại uyên thâm về lịch sử đến mức cao như vậy, quả là hiếm. Đề nghị PGS Nông văn Hải bình luận thêm về vấn đế này liên quan đến công trình nghiên cứu gen người Kinh, Nùng và Mường xem có phù hợp với các giả thuyết lịch sử hay không?. Cám ơn Cường và Tung. To đã copy 2 bài này vào kho dữ liệu cá nhân. 



Từ: CuongLV
14/01/2016 05:09:37


 Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông của  Oppenheimer



TG : Nguyễn Quang Trọng



 



Áp dụng lập luận Oppenheimer (về sự thiên di của dân sống trên thềm lục ra đi khi biển dâng) vào việc phân tích dữ kiện khảo cổ Việt Nam và Đông Nam Á, tôi xin phác họa hình thành của người cổ Bắc Việt Nam như sau.



Người cổ thiên di từ Phi châu về phía Đông Nam Á. Đến khi gặp biển Đông (Nam hải, nói theo Tàu) ngăn chận, họ phải theo hai hướng. Về phía bắc, họ đến sống vùng nam Trung Hoa và dần dần tràn lên Mông Cổ, khi núi băng tan bớt, càng đi dần về phía bắc. Về phía nam, họ thiên di đến trên thềm Sunda, khi đó còn nối liền lục địa với các đảo phía nam đến tận Úc châu. Tất cả đều là người thuộc chủng Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to...).



Tại phía bắc Đông Á châu người thuộc chủng Australoid thay đổi dần nhân dạng sau thời gian dài sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng.



 Khoảng 15 ngàn năm trước, chủng Altaic thiên di từ Tây Á, dọc theo mạn phía đông nam nước Nga đến vùng Tân Cương, lai với thổ dân đông bắc Á Châu Australoid này, thành chủng Bắc Mongoloid (da trắng vàng, mắt hí, tóc thẳng). Dân Mông Cổ thuộc chủng này và nói tiếng Altaic. Chủng Bắc Mongoloid sinh sôi, ngày càng mạnh lên, bành trướng về phía bắc và qua eo biển Beringia lúc ấy còn đóng băng, trở nên di dân đầu tiên ( thổ dân Amerindians) của châu Mỹ. Khoảng 5000 năm trước, tổ tiên tộc Hán sống ở Bắc Trung Hoa là dân trồng kê thuộc chủng Bắc Mongoloid.



Miền Nam Trung Hoa sau cuối kỳ băng tan có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cư dân Australoid cổ có thể đã lai chủng bắc Mongoloid ít nhiều. Dân thuộc chủng Bắc Mongoloid bành trướng ngày càng mạnh về phía nam, gặp cư dân Australoid tại giữa đất Trung Hoa, sống đan xen với nhau và lai thành chủng Nam Mongoloid (da ngâm đen, tóc dợn sóng...), kết quả là càng về phía bắc và càng về sau, cư dân càng nhiều nét Bắc Mongoloid và càng về nam dân càng nhiều nét Nam Mongoloid. Chủng lai Nam Mongoloid là chủng tạo thành người Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, hải đảo Thái Bình Dương.. Người Nam Mongoloid có những nét của cả hai chủng Australoid và Mongoloid nhưng với những mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ theo lai nhiều ít.



 Càng về phía nam Đông Nam Á, nét Australoid càng đậm, vì ảnh hưởng giống Mongoloid hãy còn mới. Ở vùng đảo Thái Bình Dương, du khách đi từ đầu tây về phía đông trên những đảo (như ở Indonesia) có thể thấy dễ dàng tỷ lệ lai Australoid tăng dần. Hiện tượng Australoid lai Mongoloid trên đất Việt Nam có lẽ không phải do lai thẳng với người Mongoloid chính cống phương bắc, mà lai qua người nam Trung Hoa, vì người ta không tìm thấy sọ thuần chủng Bắc Mongoloid nào ở Việt Nam trước thời người tộc Hán trên phía Bắc đến đô hộ. Trong thời Bắc thuộc, lai với chủng Bắc Mongoloid đến đô hộ, cư dân bắc Việt tuy có thêm nhiều từ ngữ gốc Hán, nhưng lại mất đi dần dần một số phong tục như xâm mình và kĩ thuật như tài lặn dưới nước, đóng thuyền to, đi biển, là những kĩ thuật của thành phần Nam Đảo. Nước Lâm Ầp (và sau đó là Chiêm Thành) của con cháu người nói tiếng Nam Đảo nhờ không bị người Hán đô hộ trực tiếp nên vẫn giữ được phong tục, tiếng nói, và nghề đi biển : Chế Bồng Nga đã đem chiến thuyền vượt biển đánh phá Thăng Long !



 Trên đất Việt Nam, vào thời đồ đá, cư dân thuộc chủng Australoid ban đầu nói cùng tiếng gốc Austric, dần dần phân thành hai nhóm dân nói tiếng khác nhau theo vùng họ ở, vì cách sinh sống khác nhau. Nhóm nói tiếng tiền-Nam- Á sống phía trong lục địa, trú trong hang động vùng cao (văn hoá Hoà Bình). Nhóm thứ hai nói tiếng tiền- Nam- Đảo sống vùng đồng bằng ven biển, vào lúc ấy mức biển thấp, vùng này lan ra xa ngoài đường biển hiện tại trên vịnh Bắc Việt do thềm lục địa lài /thoai thoải. Tại vùng vịnh Bắc Việt, dọc từ bờ biển Móng Cái tới Quảng Ngãi qua đến đảo Hải Nam, đáy vịnh sâu nhất ngày nay không quá 100 mét . Từ bờ ra khơi 20 km, mực sâu dưới 25 m ! (trong khi ngoài khơi Trung Việt nơi núi ra tận biển và nhiều mũi, nhiều hòn như mũi Dinh, hòn Trâu, hòn Tre.bờ biển thật dốc, sụp sâu rất nhanh, không có thềm). Mười hai ngàn năm về trước, toàn vùng vịnh Hạ Long là đất liền trải dài về phía đông đến bên kia đảo Hải Nam và Đài Loan, và về phía bắc lên đến cửa sông Dương Tử. Nhờ các di tích khảo cổ thuộc văn hoá Soi Nhụ trong những hang cao trên trên bờ vịnh Quảng Ninh-Hải Phòng hay đảo Cát Bà mà ngày nay ta biết đã có cư dân sống ít nhất từ 15 ngàn năm trước, trên thềm lục địa Hạ Long, trước khi mực biển dâng cao. Những di tích khác về cuôc sống của cư dân sống trên thềm đã bị ngập ở tại đấy (Meacham gọi là Nanhailand, theo tên Nam Hải, vùng vịnh Bắc Việt), cũng như tại thềm Sunda, không thể khai quật được. Trong chừng mực nào đó, vùng vịnh Bắc Việt, kể cả (đảo) Hải Nam có thể xem là lãnh thổ của một phần tổ tiên người Việt, thuộc thành phần nói tiếng Nam Đảo, từ 15 ngàn năm trước ! Văn hoá Hạ Long và các văn hoá tiền Nam Đảo khác sau đó đã góp phần quan trọng vào sự hình thành văn hoá và con người Việt Nam.



Nhóm nói tiếng tiền-Nam- Đảo không chỉ sống giới hạn ở vùng thềm lục địa ngay trên vịnh Hạ Long mà có lẽ sống rải rác về phía bắc trên cùng thềm lục địa, vì người ta tìm thấy hàng loạt di tích con cháu họ ở vùng HongKong trên những doi cát giống như cư dân sống dọc biển Bắc và Trung Việt Nam. Đến khoảng 7 ngàn năm trước, nước đã lên cao hơn gần một trăm mét so với mức 12 ngàn năm trước. Cư dân ở đấy phải dời đi nơi khác, mang theo kĩ thuật, phong tục, tiếng nói, và . các di tố. Việc đi lại trên thềm lục địa từ nam Trường giang đến vịnh Hạ Long dễ dàng hơn trong đất liền vì không có trở ngại thiên nhiên (độ cao trung bình dưới 50 thước). Lúc nước lên cao nhất, khoảng 3 đến 5 m trên mức nước biển ngày nay, vào 4000 năm trước, các thềm lục địa đã nằm sâu dưới biển.



 Như vậy trong suốt mấy ngàn năm, dân sống trên thềm lục địa đã phải dần dà, lần lượt di cư hoặc tìm cách lánh biển tiến. Theo Oppenheimer, có người lùi dần vào phía đất cao trong lục địa, có người đóng tàu đi biển, người ở lại thì phải cất nhà sàn. Có thể một số nhỏ đã vượt biển, nhưng số đông chọn giải pháp đơn giản đối với họ là tiến vào chỗ đất liền gần nhất ; đối với cư dân vịnh Hạ Long, đó là vùng bờ biển Nam Bắc phần và Bắc Trung phần Việt Nam. Chủ nhân các văn hoá ven biển như Đa Bút, Quỳnh Văn, Bàu Tró, và cả Bàu Dủ, Sa Huỳnh do đó đều là những người Nam Đảo tị nạn biển tiến. Riêng dân sống trên thềm lục địa biển vùng đông nam Trung Hoa, một số lùi vào phía HongKong trong lục địa, một số lên chỗ cao bên ngoài là đảo Đài Loan. Di tích xưa ở bắc Đài Loan Dapengeng có gốm hoa văn thừng và hoa văn chải bằng "lược", cùng loại với nhiều di tích trên bờ biển Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, và cư dân nơi ấy cũng ăn sò nhiều, cũng dùng chày đập vỏ cây. Ngưòi sống trên lục địa này sau đó bị Hán hoá. Xem qua di tích khảo cổ, tại Đài Loan ngoài các di tích, thổ dân trên núi còn giữ tiếng Nam Đảo và một số phong tục đến bây giờ (thí dụ ăn trầu). Những di tích nầy được Trung Hoa xem như di tích của người "Yue" (Việt) cổ.



Ngày nay các nhà khảo cổ đều đồng ý là cư dân nam Trung Hoa cổ, và thổ dân chưa bị lai hoàn toàn, không thuộc chủng tộc Hán. Cư dân vùng cực nam Trung Hoa (Quảng Đông và QuảngTây, Vân Nam, Quế Lâm) và cực bắc Việt Nam nói những thứ tiếng thuộc nhiều nhánh khác nhau của ngôn ngữ gốc Austric như Môn, Thái, Kadai, Yao, Miêu., nhưng thổ dân miền núi cao Đài Loan chỉ nói những tiếng thuộc một nhánh của ngôn ngữ Austric: nhánh Nam Đảo. Vì những thổ dân trên núi cao ít tiếp xúc với người Hán (đến trễ và chỉ ở vùng đồng bằng ven biển), nên có thể xem thổ dân này còn giữ genes nguyên thuỷ, và văn hoá cổ. Mặt khác, dân Đài Loan cổ có nhiều liên hệ văn hoá thời đá mới (xưa trên 6000 năm) với các văn hoá của cư dân vùng Phúc Kiến, đảo Quemoy (Kim Môn), Hongkong, Quảng Đông, và Bắc Việt cổ (qua di vật như gốm hoa văn thừng, rìu tứ giác và rìu có vai mài nhẵn). Nếu như ta chấp nhận những cư dân cổ này có cùng gốc, thì họ là người nói tiếng (tiền-) Nam Đảo, như thổ dân Đài Loan, và quê hương của họ là thềm lục địa chung quanh đã bị biển tràn ngập. Vậy thì tại sao không thể xem vùng thềm biển này, trước khi hồng thuỷ đến, là một trung tâm văn hoá lớn của dân nói tiếng Nam Đảo ? Đây là một trung tâm văn hoá Nam Đảo lớn vì đông dân, so với những vùng được xem như trung tâm gốc của người nói tiếng Nam Đảo theo đề nghị của Solheim (vùng nam Philippins & bắc Indonesia) hay Oppenheimer (đông bắc Borneo) hoặc Bellwood (đảo Đài Loan). Thật vậy, những người rời thềm lục địa trải dài từ vịnh Bắc Việt đến Đài Loan- Hongkong đến tị nạn ở vùng đất không bị biển ngập gần đấy đã lập nên nhiều nền văn hoá nối tiếp, để lại rất nhiều di tích khảo cổ thời đá mới trên bờ biển vịnh Hạ Long và vịnh Hongkong, cũng như trên đảo Đài Loan.



Một phần cư dân thềm biển nam Trung Hoa (nói tiếng tiền- Nam- Đảo trong thuyết tôi đưa ra ở đây) hẳn đã di chuyển trên thềm lục địa từ Trung Hoa đến Bắc Việt để tìm nơi khô ráo. Thật thế, vì núi cao ra đến tận bờ biền ở rìa lục địa gần Hongkong, nên cư dân trên thềm đi xa hơn về phía nam, xuống tận Bắc Việt. Di tích khảo cổ tại những vùng này, từ Hongkong đến Bắc Việt, cho thấy một dụng cụ đặc biệt của văn hóa Nam Đảo. Đó là chày đập vỏ cây cho mềm để làm khố che thân, chày mà ngày nay dân Đa Đảo (như Tonga), cũng như dân Toraja sống trên đảo Sulawesi vẫn còn dùng.



 Bắt đầu từ thời đá mới, nghề làm rẫy phát triển với cây có củ (khoai từ, môn..), và cây ăn trái (bầu, bí, mướp.) khiến số dân nói tiếng Nam Á ở trong đất liền, và dân nói tiếng Nam Đảo dọc biển Bắc Việt tăng nhanh. Đất sống bị thu hẹp trong khi dân số tăng lên, đến một lúc nào đó, hai nhóm dân tràn lan về vùng châu thổ các sông, trồng thêm lúa, nuôi thêm lợn, và sống định canh đan xen nhau. Sự hợp chủng của hai nhóm dân này có lẽ đã xảy ra khoảng 4000 năm trước đây. Phải chăng sự gặp gỡ này đưa đến truyền thuyết Lạc Long Quân Nam Đảo từ phía biển lên và Ấu Cơ Nam Á, tiên nữ vùng núi xuống ? Và cuộc gặp gỡ & sống chung có lẽ xảy ra một cách tương đối hoà bình. Vì đôi bên đều cùng chủng tộc và ngôn ngữ gốc, và họ có những kinh nghiệm sống bổ túc cho nhau. Dân Nam Đảo đã đem nghề miền biển : đóng tàu, đi biển, đánh bắt hải sản góp vào cuộc phối hợp. Dân Nam Á thì đóng góp nghề lục địa trồng trọt (kể cả lúa gạo), bắt ốc núi, nghề luyện quặng đồng thau.



Cả hai nhóm đều biết săn bắt - hái lượm và làm đồ gốm (Bắc Sơn cho nhóm Nam Á, và Quỳnh Văn, Bàu Tró cho nhóm Nam Đảo...) Nhưng họ cũng có các kĩ thuật đặc trưng riêng. Nhóm Nam Đảo mặc đồ (khố, váy) bằng vỏ cây đập mềm : các nhà khảo cổ tìm thấy 18 cái chày trong một lần khai quật văn hoá Phùng Nguyên ở châu thổ sông Hồng. Nhóm Nam Á có lẽ dùng đồ dệt bằng sợi thảo mộc se bằng dọi ; nhiều dọi đất nung được tìm thấy ở châu thổ sông Hồng. Đấy là nơi gặp gỡ hai nhóm văn hoá biển- lục địa. Người ta tìm thấy trong địa bàn văn hóa Phùng Nguyên di tích của cả hai nhóm Nam Á & Nam Đảo : rìu tứ giác không vai và rìu có vai có nấc, chày đập vỏ cây và dọi se sợi.



Như vậy Tiên Ấu Cơ Nam Á và Rồng Lạc Long Quân Nam Đảo là tổ tiên Lạc Việt lẫn Bách Việt (phía Nam Trường giang), và những Viêm Đế hay Thần Nông của huyền thoại Hán xa xưa, nếu có, có lẽ không dính dáng đến tổ tiên tộc Việt. Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn, tạo thành môt văn hóa chung cho cư dân bản địa, như các tượng người trên những đồ vật bằng đồng toàn vùng Đông Sơn có cùng nét mặt, cùng y phục trang sức. Cũng như trên đồ đồng, vừa có hoa văn hình kĩ hà tròn- vạch, vừa có hình thuyền to (chứa nhiều người). Những hình thuyền to khắc trên trống đồng cho thấy dân Đông Sơn đã thừa hưởng kinh nghiệm đóng thuyền từ người nói tiếng Nam Đảo. Tất cả các nhà khoa học đều đồng ý là dân nói tiếng Nam Đảo có kinh nghiệm lâu đời về nghề đóng thuyền và hàng hải vì sống nhờ nguồn lợi từ biển, và vì đã biết dùng thuyền thiên di khi biển dâng. Trong khi người Phùng Nguyên sống sâu trong đất liền nên không cần thuyền to ; cho dù họ có dùng thuyền đi trên sông, hồ, nhưng có lẽ không coi là quan trọng, vì không thấy hình thuyền lên hoa văn đồ gốm.



Như nói ở trên cuộc sống chung này tương đối hoà bình vì các di tích khai quật cho thấy tại Đồng Đậu, cư dân "đột nhiên" biết chế tạo vũ khí. Để tự vệ ? Để giải quyết những tranh chấp về quyền lợi và ảnh hưởng ? Từ đó đưa đến những khủng hoảng mất mát chia lìa (năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ?.) hoặc đến lúc suy vi sau thời kì sung mãn.



Nhờ người nói tiếng Nam Đảo mà trống đồng Đông Sơn đã được chở đi khắp Đông Nam Á bằng đường biển (người ta biết vậynhờ đào được ở Mã Lai một trống Đông Sơn còn gắn/cột dính vào ván thuyền). Dân cổ trong nhiều vùng ở Indonesia, đặc biệt là dân Toraja, đến nay còn giữ truyền thống Đông Sơn, có lẽ là di dân (khá đông, nên gia tài mang theo được lưu truyền) đi từ Bắc Việt (khi những người con xuống biển theo bên cha ? hoặc/và) trễ lắm là họ tị nạn lúc Trung Hoa chiếm Việt Nam. Bởi vì hoa văn trên đồ (trống) đồng Việt sau khi bị Hán chiếm đã bị/có ảnh hưởng mĩ thuật của người Hán. Trong khi dân Toraja ngày nay vẫn còn làm vật lưu niệm, đồ trang sức trang trí với hoa văn kĩ hà thuần Đông Sơn, và họ vẫn ở nhà rông cất đúng theo hình trên trống đồng Đông Sơn. Họ cử hành đám táng với quan tài hình thuyền kiểu Đông Sơn. Kiều Quang Chẩn gần đây nhắc lại đề nghị của nhiều học giả Tây Phương về nguồn gốc Đông Sơn của nhóm dân Dayak sống tại bắc đảo Borneo, cách khá xa dân Toraja ở đảo Sulawesi trong quần đảo Indonesia. Trong chuyến đi Indonesia khảo cứu về trống đồng, ông ghi nhận là dân Dayak cũng có nhà rông mái cong, trồng lúa nước và tục đưa linh hồn người chết bằng thuyền.



 Kĩ thuật làm trống đồng còn được lưu truyền nhiều thế kỷ sau công nguyên tại Indonesia (trong đó trống nhỏ còn được làm lâu sau đó), mà Hà văn Tấn gọi là trống bản địa vì hình dáng hoặc trang trí, hoa văn trên nhiều trống đào được ở Indonesia mang nhiều ảnh hưởng địa phương (cảnh hiện thực người, ngựa, voi, công.). Kiều Quang Chẩn, cũng như nhiều học giả Indonesia cho là hầu hết các trống to (loại Heger I) nhập từ Bắc Việt thời Đông Sơn (kể cả sau khi Bắc thuộc). Chỉ tiếc là ngày nay kĩ thuật phức tạp dùng để đúc trống (cần thợ giỏi nhiều ngành) mà di dân Đông Sơn để lại tại Indonesia đã thất truyền, chỉ còn mĩ thuật hoa văn trên đồ dồng cỡ nhỏ.



 Nơi xa nhất có đồ đồng Đông Sơn là đảo Flores, gần Úc châu. Đồ đồng đó là một chiếc "thuyền mỹ nghệ" giống kiểu thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn. Thuyền được dân địa phương xem như di sản tổ tiên họ đem đến bằng đường biển với câu chuyện kể trong một bài hát chỉ được hát trong những lễ đặc biệt. Tổ tiên ấy cũng là một số người Việt Đông Sơn (không chịu nổi ách đô hộ của người Tàu hoặc kháng chiến quân Việt bị Tàu truy nã ?) lên đường theo lối cũ của bà con vượt biển chạy lụt thuở trước hay vì óc mạo hiểm, muốn tìm miền đất hứa nào đó ? Có lẽ không bao giờ ta biết được, vì người Việt Đông Sơn không để lại chữ viết. Ngoài các huyền thoại, truyền thuyết bằng miệng, không một sự việc, lịch sử, hay câu chuyện nào ghi lại bằng chữ viết hay hình vẽ trên đá, trên gỗ- giấy, hoặc khắc trên đất nung, mu rùa. Trong khi đó người ta biết nhiều sự việc xảy ra thời "tiền sử" ở Trung Hoa, Ai Cập, hay các xứ vùng Cận Đông, Ần Độ, Trung Hoa, hay của cổ dân Trung Mỹ ngày nay, qua các chữ hay kí hiệu khắc trên các vật liệu giữ được lâu nói trên là mu rùa, đất nung, đá.



 Như những dân tộc khác, dân Việt đã lai nhiều trong suốt thời tiền sử và trong thời Hoa thuộc (thời Pháp thuộc quá ngắn nên phần lai rất ít). Nhưng các di tích về gốc gác trên miền bắc Việt Nam còn rõ rệt, và gốc này có liên hệ sâu xa với những tộc nói tiếng Nam Á và Nam Đảo. Nói về chủng tộc theo di truyền học, dân Việt xa xưa có chung cội rễ với người cổ vùng Hoa Nam và người cổ Đông Nam Á. Tuy nhiên văn hoá Việt Nam biệt lập và đầu tiên thành hình từ văn hoá bản địa của những tộc nói tiếng tiền- Nam Á trong lục địa và tiếng tiền-Nam Đảo ở vùng thềm lục địa đông bắc Bắc Việt. Và vẫn giữ được độc lập quốc gia và bản sắc văn hoá riêng cho đến nay. Trong khi toàn vùng Nam Trường giang đều bị Hán hoá.



 Ảnh hưởng của văn hoá Nam Đảo trên văn hoá Việt cổ đã được Hà Văn Tấn đề cập rải rác trong các bài viết tập hợp trong cuốn "Theo dấu các nền văn hoá cổ". Tôi chỉ căn cứ vào lập luận của Oppenheimer và kết quả mới về di truyền học Đông Nam Á, để làm rõ nét thêm nguồn gốc dân tộc Việt.



 Ai chẳng hãnh diện về một quá khứ đặc thù tốt đẹp? Nhất là khi quá khứ tốt đẹp ấy có thể giúp một dân tộc hiện tại nghèo nàn lạc hậu phấn đấu tiến lên cho khỏi hổ thẹn với tổ tiên. Tự ti hay tự tôn đến từ những nhận xét chủ quan, dựa vào những chứng cớ và lí luận. Lí luận có thể khác nhau nhưng chứng cớ khoa học phải được tôn trọng, cho đến khi tiến bộ khoa học về sau lại phủ nhận sự chính xác hiện tại của chúng. Điều quan trọng hơn là làm thế nào cho nước Việt, dân Việt hiện nay có thể tiến bộ để bắt kịp, hay vượt qua, những nước trong cùng vùng. Đó là một thách đố cho tất cả người Việt Nam ngày nay.



 



Nguyễn Quang Trọng



Rouen 01/2002



 



(Dưới đây là bản đồ và chú thích J)



Bản đồ vùng Đông Nam Á lục địa, từ Nam Trung Hoa đến Trung Việt Nam. Bờ biển phía đông (đường liên tục ) được thềm lục địa (độ sâu dưới 100 m, đường vẽ-) bọc bên ngoài đến tận đảo Đài Loan và Hải Nam. Những mũi tên chỉ hướng đi của dân nói tiếng Nam Đảo từ ngoài thềm lục địa di tản vào đất liền dọc bờ biển Bắc Việt khi vùng vịnh Hạ Long bị biển ngập.



Địa điểm di tích các văn hóa:



1- Soi Nhụ; 2- Hạ Long; 3- Đa Bút; 4- Quỳnh Văn; 5- Bàu Tró; 6- Sa Huỳnh; 7- Hong Kong (cửa sông Châu giang); 8- Dapengeng; HB: Hoà Bình.



2- Các di tích dọc sông Dương tử, kể từ thượng nguồn (bên trái): a- Sanxingdui, b- Pengtou; c- Diantonghuan; d- Hemudu



 



 




Từ: TungDX
14/01/2016 04:37:27



Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng


Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (40-43 sau Công nguyên)


Theo nhiều nguồn tài liệu, thì hai bà có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập Thành hoàng làng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh[6].


·         Thánh Thiên - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Tài kiêm văn võ, được Trưng Vương phong làm Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải (Hải Nam). Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh (Việt Nam) và ở cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.


·         Lê Chân - Nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong làm Đông Triều công chúa, giữ chức Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải. Hiện có đền NghèAn Biên, Hải Phòng thờ bà.


·         Vũ Thị Thục: Khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong làm Bát Nạn đại tướng, Uy Viễn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).


·         Vương Thị Tiên: được Trưng Vương phong làm Ngọc Quang công chúa, có miếu thờ ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tương truyền, bà có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc và gieo mình tự vẫn tại xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Sau này đến đời vua Lý Thái Tông có năm hạn hán lớn, nhà vua lập đàn cầu mưa, bà còn hiển linh giúp dân chống hạn. Nhà vua giáng chỉ cho dân địa phương thờ phụng theo nghi lễ đầy đủ hơn và tặng thêm hai chữ trong duệ hiệu, thành: Ngọc Quang Thiên Hương công chúa.[7]


·         Ba vị tướng Chiêu Hiển, Đô Thống và Tam Lang của Hai Bà Trưng (Chiêu Hiển, Đô Thống và Tam Lang đều không phải tên thật): Hi sinh trong trận Bồ Lăng, đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Trường GiangÔ Giang, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hiện ở đây có miếu thờ.


·         Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), được Trưng Vương phong làm Nhập Nội Bạch Hạc Thủy công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ bà.


·         Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa), được Trưng Vương phong làm Nga Sơn công chúa, giữ chức Bình Nam đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.


·         Hồ Đề - Phó nguyên soái: Khởi nghĩa ở động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong làm Đề Nương công chúa, giữ chức Phó nguyên soái, Trấn Viễn đại tướng quân. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.


·         Xuân Nương, chồng là Thi Bằng - em trai Thi Sách, trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Nhập Nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.


·         Nàng QuỳnhNàng Quế - Tiên Phong phó tướng: Khởi nghĩa ở châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm Nghi Hòa công chúa, giữ chức Hổ Oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.


·         Đàm Ngọc Nga - Tiền Đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).


·         Trần Thị Phương Châu: Tuẫn tiết ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) năm 39 sau Công nguyên, được Trưng Vương phong làm Nam Hải công chúa. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang. Sử cũ có chép vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.


·         Đinh Bạch NươngĐinh Tĩnh Nương: Quê ở động Hoa Lư (Ninh Bình), theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.


·         Thiều Hoa - Tiên Phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Tiên Phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ bà.


·         Quách A - Tiên Phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Khâu Ni công chúa, giữ chức Tiên Phong tả tướng, tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).


·         Vĩnh Huy - Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Vĩnh Hoa công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân. Bà có trận đánh thần kỳ dẹp tan quân của đại tướng nhà Hán là Ngô Hán ở các vùng Độ Khẩu (nay thuộc Vân Nam), Khúc Giang (nay thuộc Quảng Đông) và đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Huy.


·         Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được Trưng Vương phong làm Ngọc Phượng công chúa, giữ chức Chinh Thảo đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo quân Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.


·         Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm, Sơn Tây, được Trưng Vương phong làm Nhu Mẫn công chúa, giữ chức Trấn Tây tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Hán Trung. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ bà.


·         Phật Nguyệt - Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động Đình - Trường Sa. Bà hình như không được ghi vào sử Việt Nam mà lại được ghi vào sử Trung Quốc. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu LongĐoàn Chíhồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Hiện di tích về bà còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng cho nhà Hán nhất.


·         Trần Thiếu Lan: Hiện có miếu thờ tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ bà. Hiện nay cũng còn một ngôi mộ mang tên bà.


·         Phương Dung: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh), được Trưng Vương phong làm Đăng Châu công chúa, giữ chức Trấn Nam đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Giao Chỉ.


·         Trần Năng - Trưởng lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm Hoàng công chúa, Vũ Kỵ đại tướng quân, giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ bà.


·         Trần Quốc hay nàng Quốc - Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Bà có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này đã tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.


·         Tam Nương - Tả Đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng NươngThanh Nương. Trưng Vương phong Hồng Nương làm An Bình công chúa, Thanh Nương làm Bình Xuyên công chúa, Đạm Nương làm Quất Lưu công chúa, giao cho chức Kỵ binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.


·         Quý Lan - Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm An Bình công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân (Lễ bộ Thượng thư). Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Quý Lan.


·         Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.


·         Sa Giang: quê Trường Sa, người Hán, sang giúp Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Lĩnh Nam công chúa. Bà là một nhân vật lịch sử. Hiện ở ngoại ô huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có



Từ: TungDX
14/01/2016 04:33:15



Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:


Bà Trưng quê ở Châu Phong


Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên


Chị em nặng một lời nguyền'


Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên


Hồng quần nhẹ bước chinh yên


Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành


Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh


Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta


Ba thu gánh vác sơn hà


Một là báo phục hai là Bá Vương


Uy danh động tới Bắc Phương


Hán sai Mã Viện lên đường tấn công


Hồ Tây đua sức vẫy vùng


Nữ nhi địch với anh hùng được sao!


Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo


Hai Bà thất thế cùng liều với sông!


Trước là nghĩa, sau là trung


Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.


Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai Bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s