CHÙA BÀ ĐANH
Tác giả: TungDX
Chùa Bà Đanh thư viện của người Chăm giữa lòng Hà thành
Thời vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) sau khi đánh Chiêm Thành về, vua Lý bắt được người Chiêm rồi cho về ở đấy, một số người Chăm đã được phép di cư đến vùng đất này sinh sống và lấy tên theo tiếng Chiêm Thành, gọi là Đa Gia Ly (sau gọi chệch đi là Bà Già Hương hay thôn Bà Già). Ngôi làng này còn được nhắc đến trong chính sử Việt Nam. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, có đoạn ghi lại về Chiêu Minh Đại vương Trần Nhật Duật: “Trần Nhật Duật thường cưỡi voi đến chơi ở thôn Bà Già. Trần Nhật Duật đến chơi thôn này, có khi đến ba, bốn ngày mới về”. Thời Trần Thái Tông (1225 – 1258), nhà vua cho mở rộng kinh thành Thăng Long làm phòng tuyến chống giặc Nguyên – Mông, khi mở tới vùng đất này, thấy thế đất đẹp bèn đổi tên là làng Phú Gia (ngôi làng trù phú). Chùa và Tu Viện Châu Lâm dành cho người Chăm đã được xây dựng hơn 1000 năm, lại phải trải qua nhiều lần di chuyển, thay đổi. Vì thế, tại vị trí của chùa, những hiện vật nào chứng tỏ dấu ấn của người Chăm là rất mơ hồ
Phải đi qua 5 lần cửa, trong đó có 4 cửa bị khóa bằng những chiếc khóa đã hoen gỉ, ố vàng bởi thời gian, chúng tôi mới đến được ngôi chùa vốn được gắn với câu nói quen thuộc “Vắng như chùa Bà Đanh”. Nhưng ít ai biết được rằng, chùa Bà Đanh trước kia từng tấp nập người ra vào, bởi đây là thư viện của người Chăm cổ.
Chùa Bà Đanh – Thư viện của người Chăm giữa lòng Hà Nội xưa kia.
Địa chỉ tâm linh của người Chăm cổ
Nằm khép mình trong con ngõ 199B Thụy Khuê, phải đi rất quanh co vào được khuôn viên chùa Bà Đanh (Châu Lâm Tự). Tương truyền, chùa Bà Đanh được xây dựng từ thời Lý, ban đầu, với mục đích để phục vụ nhu cầu tâm linh cho các sứ thần người Chiêm Thành đến làm việc ở Thăng Long. Sau nhiều cuộc Nam chinh, nhiều người Chăm có mặt ở Thăng Long thường xuyên tới đây để lễ Phật. Đến thời Lê Thánh Tông, nhà vua còn cho xây dựng Viện Châu Lâm ngay trong khuôn viên của chùa là nơi để người Chăm vừa nghiên cứu, vừa lễ Phật.
Vị trí ban đầu của chùa Bà Đanh thực chất không phải ở 199B Thụy Khuê như ngày nay. Sách Tây Hồ chí có chép: “Viện ở bờ phía Đông Nam hồ. Nhìn ra sông Tô. Xây dựng từ đời Hồng Đức nhà Lê (Lê Thánh Tông) để cho dòng dõi Lâm ấp (Chiêm Thành)”. Như vậy, chùa Bà Đanh trước kia được xây dựng ở góc phía Tây của trường Chu Văn An hiện nay.
Đến thời Pháp thuộc, dân Thụy Khuê phải nhường ngôi chùa và đất lân cận cho người Pháp mở nhà in rồi sau này lập trường Bảo hộ (trường Bưởi). Chùa Châu Lâm như vậy đã bị dời sang gần sát với bờ sông Tô Lịch và sáp nhập với chùa Thụy Khuê. Cho đến nay chùa vẫn còn giữ được tấm bia cũ dựng năm Chính Hòa (1699), trên bia ghi chữ Châu Lâm Tự hiệu Bà Đanh tự là dấu vết của chùa Châu Lâm (Bà Đanh) cũ.
Trong thời kỳ chống Mỹ, chùa còn được xí nghiệp giày Thụy Khuê mượn một phần đất để làm kho. Sau đó, dân cư vào sinh sống, một số đã chuyển đi, còn một số hộ dân hiện vẫn ở trên diện tích đất chùa.
Chùa và Tu Viện Châu Lâm dành cho người Chăm đã được xây dựng hơn 1000 năm, lại phải trải qua nhiều lần di chuyển, thay đổi. Vì thế, tại vị trí của chùa, những hiện vật nào chứng tỏ dấu ấn của người Chăm là rất mơ hồ. Đây cũng là một câu hỏi được bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu vào cuộc.
Cần được bảo tồn...
“Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh”
Đó là câu truyền miệng của người Hà Nội khi miêu tả về cảnh chùa Bà Đanh cô quạnh vắng bóng người. Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Tiểu ban quản lý di tích đền Voi Phục, chùa Bà Đanh, thì câu “vắng như chùa Bà Đanh” cũng là xuất phát từ ngôi chùa này, chứ không phải chùa ở Hà Nam như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sở dĩ có câu tục ngữ đó, là vì trước đây ở chùa Bà Đanh thường xuyên có người Chăm cổ đến bái Phật, nhưng khi số người Chăm đó rút đi thì ngôi chùa này cũng trở nên quạnh quẽ cô liêu.
Có một điều đáng buồn, dường như câu “Vắng như chùa Bà Đanh” đã trở thành một cái dớp khó gột của ngôi chùa này. Mặc dù khuôn viên của chùa khá rộng rãi, quang cảnh thanh tịnh, nhưng hiện nay chùa vẫn hết sức vắng vẻ. Người dân sống xung quanh chùa cho biết, chùa thường chỉ mở cửa vào ngày rằm, mùng 1. Hiện ở chùa chỉ có hai nhà sư trụ trì, đó là nhà sư Thích Đàm Dư (hơn 90 tuổi) và Thích Đàm Chình (hơn 80 tuổi).
Đi tham quan chùa, được nghe kể về bức tượng rất lạ của chùa có tên là tượng Say. Bức tượng này trước đây rất nổi tiếng, bởi nó được chạm khắc cầu kỳ, sống động và rất có hồn. Nó sinh động đến mức nhìn vào người ta cứ tưởng đó là một người thật đang ngồi trên điện tam bảo. Bức tượng này có nghĩa là cảnh vật của chùa như cảnh tiên khiến cho con người phải ngả nghiêng, say đắm, nhưng rất tiếc trong quá trình di chuyển, bản nguyên gốc của bức tượng này đã biến mất một cách bí ẩn và đang lưu lạc trong dân gian, ở chùa chỉ còn bức tượng mô phỏng lại.
Hiện những người quản lý cũng như người dân địa phương ở đây đang rất mong ngóng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hiểu về các dấu tích văn hóa Chăm còn lại ở thư viện độc đáo, có một không hai của Hà Nội này. Thiết nghĩ, những giá trị lịch sử to lớn của chùa Bà Đanh cần được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn nữa, để gìn giữ những nét văn hóa có thể nói là độc đáo, có một không hai của ngôi chùa nổi tiếng này cho các thế hệ mai sau.
Người post: TungDX
Ngày đăng: 28-02-2016 05:05
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |