Lính mà em
Tác giả: NgaHT
Ngày ấy, tôi và em là những học sinh trường HSMN.Chúng tôi là những hạt giống đỏ của Miền Nam gởi gắm cho đồng bào Miền Bắc. Năm 1968, những năm tháng chiến tranh ác liệt ở Miền Bắc,Đảng và nhà nước đã đưa chúng tôi qua nước bạn học tập tại trường nội trú mang tên anh hùng Nguyễn Văn Bé tại Quế Lâm Trung Quốc. Thời kỳ đó, nước bạn cũng còn khó khăn lắm, người dân ăn không đủ no, mặc toàn áo đã bạc màu và vá chằng vá chịt. Nhưng bạn vẫn lo cho chúng tôi một cuộc sống đầy đủ, no ấm.
Hàng ngày, buổi sáng ăn mì nước (giống mì hoành thánh), trưa tối ăn cơm với thịt kho, cá kho,canh rau. Cơm gạo trắng muốt chứ không phải là gạo mốc giống ở Việt Nam lúc bấy giờ. Hàng tuần còn được ăn chè vào tối thứ bảy. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi cảm ơn nhân dân Trung Hoa rất nhiều, họ đã rất ưu ái cho chúng tôi "những hạt giống đỏ" mà Đảng, Bác đã gởi gắm.
Tôi học lớp 7, em học lớp 5 là 2 lớp kết nghĩa; tôi và em là anh em kết nghĩa. Cùng là những đứa con xa quê hương, xa cha mẹ nên rất thương yêu, quan tâm chăm sóc nhau.
Học hết lớp 7 bảy, tôi trở về Tổ Quốc; còn em phải tiếp tục học thêm 2 năm nữa mới về. Khi chia tay,tôi viết cho em bài thơ tạm biệt với nỗi nhớ thương xiết bao. Đêm chia tay là một đêm hè trăng sáng trong, ngồi bên nhau suốt đêm, không mệt, hẹn hò nhau ngày gặp mặt tại quê hương.
Về đến Thủ Đô Hà nội, tôi chụp hình ở bờ hồ và gởi ngay cho em với hy vọng để em vơi đi nỗi nhớ quê . Tôi viết cho em cả chục trang thư để trải lòng thương nhớ.
Tôi những mong em sau 2 năm sẽ về trường tôi đang học, nhưng em lại về với gia đình mà không về với HSMN. Để gặp lại em sau chuỗi ngày mong nhớ, tôi đạp xe từ Đông triều về Hải Phòng-nơi em sống.
Khi gặp lại em, tôi mừng khôn xiết, em đã lớn khôn rồi, không còn là em nhỏ năm xưa.
Tôi trở về học tiếp tại Đông triều.
Năm 1973, khi tôi tốt nghiệp phổ thông, cũng là lúc toàn Miền Bắc đang rầm rộ tuyển quân vào Nam để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Là một người con của Miền Nam, tôi luôn hướng về quê hương yêu dấu, nơi có cha, mẹ và các em tôi ở đó. Tôi viết bức thư tình nguyện bằng máu gởi lên lãnh đạo nhà trường, và nguyện vọng của tôi được chấp thuận.
Trước khi lên đường, tôi về Hải Phòng rồi lên Hà Nội tìm những mong được ôm em vào lòng và nói những lời ấp ủ bấy lâu nay. Nhưng dường như ông tơ bà nguyệt không cho nên tôi không gặp được em. Đã đến thời gian lên đường nên tôi đành nhờ chuyển lại cho em bức thư dài và hẹn gặp em ngày thống nhất trên quê hương.
Em và tôi bặt tin nhau từ đó.
Những năm tháng vào sinh ra tử ở chiến trường, tôi vẫn viết cho em những dòng nhật ký để vơi đi những nhớ thương, mong đợi. Tôi vẫn mang theo hình bóng của em, nụ cười hồn nhiên của em trong suốt chặng đường gian khổ và đầy nguy hiểm. Trên đường vào Nam, sau những trận bom của kẻ thù, lúc nghỉ chân, tôi lại viết cho em những dòng nhật ký. Và sau những trận tấn công đồn giặc, hình bóng em lại ở bên tôi. Tôi quên hết mệt và lại viết những dòng tâm sự.
30 tháng tư năm 1975, ngày giải phóng, tôi vui mừng vì hy vọng sẽ gặp em. Tôi được quyết định ra Bắc học đại học. Tôi thi vào đại học tổng hợp văn. Những tưởng tim được em trong lòng Miền Bắc, nhưng ai ngờ em lại sang Nga. Tôi lại chờ em những tháng năm dài trong vô vọng, vì tôi đâu biết em ở đâu. Tôi lại viết cho em những dòng nhật ký về Miền Bắc đổi thay.
Khi tốt nghiệp tôi về quê hương nhận công tác. Tôi vẫn ngóng tìm tin tức của em. Nhưng tìm em ở đâu?
Và tôi đã thôi viết cho em những dòng nhật ký. Và tôi lập gia đình. Nhật ký cho em tôi vẫn giữ làm kỷ niệm, vợ tôi cũng biết và trân trọng khoảng trời riêng của chồng. Tuy vợ tôi không nói gì nhưng tôi biết cô ấy cũng có chút buồn và ghen tỵ.
Bỗng một lần đi công tác, tôi được tin em đã lập gia đình. Tôi mừng cho em, cầu mong em được hạnh phúc. Nhưng một thoáng buồn và tôi nghĩ rằng: "giá như không có chiến tranh".
Tôi chưa gặp được em nhưng vẫn hình dung em với dáng đi nhanh nhẹn và nụ cười hồn nhiên trong sáng thuở nào.
Tình cờ, trong 1 lần họp mặt HSMN, tôi đã gặp lại em, dáng còm nhom và đôi mắt buồn rượi. Tôi xót xa khi biết chồng em đã bỏ rơi em. Tôi đưa cho em tập nhật ký. Em đọc nhanh qua và gởi lại. Phải chăng em không muốn sống lại với những kỷ niệm xưa vì ai cũng đã có gia đình? Hãy để tất cả vào dĩ vãng và sống vui với hiện tại?
Nhưng tôi không chấp nhận cái thằng chồng tệ bạc ấy, tôi sẽ cho nó một bài học.
Tôi cùng bạn bè gặp nó ( vì nó cùng là HSMN, lứa đàn em), chúng tôi đe nó,:"nếu mày không sống tốt với vợ thì bọn tao sẽ cho mày bài học".
Không biết có phải vì cuộc trao đổi đó mà gia đình em tôi lại hòa thuận. Em điện cho tôi cảm ơn và chúc gia đình tôi hạnh phúc. Em lại hiện lên trong tôi với nụ cười trong trẻo như xưa.
Và tôi lại nhắc đến bài "Lính mà em".
Người post: NgaHT
Ngày đăng: 24-09-2010 15:03
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |