ÁO NÂU NHUỘM BÙN
Tác giả: TungDX
54-CÁC CỤ TA XƯA - ÁO NÂU NHUỘM BÙN
Trong bài thơ "Việt Nam quê hương ta" Nguyễn Đình Thi đã nói đến "ÁO NÂU NHUỘM BÙN"
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Vây công nghệ tạo ra nó cắc hẳn nhiều người KGU chưa biết bởi thậm chí bản thân sản phẩm cũng chưa từng thấy; Tác giả Bùi thiết giới thiệu như sau:
NHUỘM NÂU
Chọn mua củ nâu cũng phải sành sỏi, người quen dùng củ Nâu có cách chọn riêng, bởi vì củ Nâu để càng lâu càng tốt, vì vậy nên có một số gia đình mua sẵn củ nâu dùng cho 2-3 năm sau, đến mùa khai thác họ mua về để giành, chỉ dùng củ nâu từ trước.
Đến mùa nhuộm vải nâu người ta tiến hành theo quy trình sau:
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Ngoài vải chuẩn bị sẵn, tức là 4 múi của tấm vải cần nhuộm, may vào 4 khuy để căng vào 4 cọc tre tương ứng với tấm vải trên sân phơi (sân phơi thường là sân nhà, nơi rọi nắng nhất, ngày xưa thường là sân đất, ít có sân hàu); Củ nâu được đẻo sạch vỏ ngoài, chỉ còn cơm (tức là thịt) màu trắng đầy nhựa, nhựa vốn là màu trắng như bị ô xy hoá ngả màu nâu, xong cắt nhỏ thành miếng, rồi cho vào cối giả nhỏ, sau đó vớt ra chậu hay xô, nồi và cho nước vào rồi quấy đều, tùy theo lượng củ nâu mà pha chế nước cho thích hợp, đừng để đặc quá nhưng cũng không được loãng quá.
Dung dịch nước củ nâu để một thời gian cho lắng, chắt nước cho vào chậu (hay xô) để nhuộm, tuỳ theo số lượng vài mà cho nước nhiều hay ít sao cho mỗi lần nhuộm vải số nước nâu còn lại rất ít, để đảm bảo chất lượng nước hco lần nhuộm sau.
Vải ngâm vào nước nâu, vò cho đều để mọi sợi vải đều ngấm, thậm chí cho tay vò nhiều lần, hay cho chân vào đạp, khi vải đã ngấm, lấy từng mảnh ra vắt kiệt nước, rồi đem phơi; khi phơi có thể hai người cầm hai đầu mảnh vải, căng cho thật thẳng không để vải nhăn thành nếp, xong 4 khuy 4 múi vài cài vào 4 cọc chôn sẵn, có thể để vải nằm sát sân phơi, cũng có thể nhích cao khỏi mặt sân chừng 1-2cm. Trời được nắng, mỗi lần nhuộm phơi nắng mất khoảng chừng 1 tiếng đồng hồ, người ta có thể vừa làm việc khác vừa nhuộm vải, áng khoảng thời gian vải khô đem vào nhuộm và phơi tiếp, một ngày bình thường có thể nhuộm và phơi trung bình được 5 lần.
Như đã nói, vải nhuộm có chiều rộng 20-25cm, chiều dài tuỳ theo chiều dài sân phơi hay nhu cầu vảo phải nhuộm.
Vải nhuộm nâu cũng được chia làm nhiều loại, tuỳ theo số lượng lần nhuộm và gia thêm các loại khác, đại thể có:
1-Vải nâu non: Vải có màu nâu nhạt (cũng gọi là nâu non) là loại vải nhuộm ít nước hoặc nước nâu loãng. Vơdi loại vải này chỉ nhuộm chừng dăm bảy nước nâu, mặt vải có màu gạch non, và quen gọi là vải nâu non. Loại vải này thường dùng may áo cánh cho các cô gái và may yếm cho phụ nữ. Với các cô gái nông thôn thuở xưa có áo nâu non mà mặc như là một diễm phúc, là thứ mà con gái ưa làm đỏm; áo nâu non yếm thắm như là hình ảnh của người đẹp đồng nội, người lý tưởng của luỹ tre làng.
2-Vải nâu thẩm: Vải sau khi nhuộm xong có màu thẩm hay màu đậm, với chừng 15 lần nhuộm. Đây là loại vải phổ biến, dùng để may quần áo cho mọi đối tượng nam và nữa từ trung niên (hay là gái có chồng) trở lên, cả trẻ con cũng có thể may áo bằng loại vải nâu đậm rất phù hợp với cuộc sống làng quê và lao động nông nghiệp, các vết bẩn trên loại vải này không lộ lắm, nên áo quần không phải giặt trong vòng dăm bảy ngày hoặc lâu hơn nếu không có gì quá bẩn. áo quần may bằng vải nâu đậm mặc vào mùa nóng có độ giữ ẩm cao, mồ hôi thoát ra ngấm vào vải làm cho cơ thể mát hơn, còn mùa rét, với nhiệt độ của vùng Nghệ Tĩnh, những ngày bình thường mặc vài áo loại vải này coi như ấm.
3-Vải nâu già: Là loại vải sau khi nhuộm có màu nâu xỉn, có thể ngã về màu nâu đen, mặt vải rất mịn. Để có loại vải này, người ta phải nhuộm và phơi đến hơn 20-25 lần, thậm chí thường đêm còn phải phơi sương cho màu thêm đượm. Loại vải này thường dùng để may áo cánh khoác (tức là áo rộng hơn để mặc ra ngoài cùng trong mùa rét, may quần đàn ông và đặc biệt là dùng để may váy phụ nữ, thanh niên và trung niên).
4-Vải nâu già phủ bùn đen: Là loại vải nâu già, người ta lấy bùn đen ở dưới ao lên cho vào chậu, rồi ngâm vải vào bùn đen đó, sao cho vải ngấm bùn đều. Bùn đen khuấy loãng vào nước nên chỉ có màu đen của bùn ngấm vào còn cặn và tạp chất khác không ngấm; xong đem phơi và chỉ phơi mặt đen của vải; phải ngâm bùn và phơi đến dăm lần như vậy mới được. Sau khi phủ bùn xong, ngâm vào nước lá bàng đặc, hay nước chè xanh đặc để vải giữ bền màu.
Vải nâu phủ bùn dùng chủ yếu vào việc may váy cho phụ nữ trung niên và già, thường dùng cái váy như vậy mặc được rất lâu từ 10-20 năm. Những người nghèo có thể mặc một cái váy như vậy đi hết nửa đời người. Những phụ nữ nghèo ngày xưa thường chỉ có một cái váy (tiếng Nghệ Tĩnh gọi là mấn) vì quanh năm họ lam lũ quần từ nhà ra đồng, ít giao lưu, nên một cái váy như vậy có thể dùng ở mọi lúc. Thậm chí có người còn phải vá váy, vá rất nhiều mảnh, và những cái váy như vậy gọi là váy cập (mấn cập), ở vị trí sau váy (gọi là khu mấn) người ta còn vá tháp vào một miếng vải có hình vuông hay chữ nhật, mỗi cạnh từ 15-20cm. Có biết bao nhiêu chuyện về cái mấn cập lưu truyền trong dân gian đã và đang mai một dần vì gần nửa thế kỷ nay những cái mấn của các mẹ, các bà vùng Nghệ..........
Bùi Thiết
Người post: TungDX
Ngày đăng: 04-08-2016 04:04
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 7 của tổng số 7 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |