KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 12 Tháng tám. 2016

TẢN MẠN VỀ “ TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ” CỦA NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP




Tác giả: DIỆP CHI MẬU

 

 

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp( 1931-2013) là người miền Nam tập kết.Ông lớn hơn thế hệ chúng tôi gần 20 tuổi. Tôi và bạn bè ở trường học sinh miền Nam thời niên thiếu những năm đầu sống xa quê rất thích bài “ Câu hò trên bến Hiền Lương” của ông. Nó làm chúng tôi nhớ gia đình da diết vì lúc ấy đất nước bị chia cắt,cây cầu Hiền Lương là biểu tượng của sự cách biệt phân ly. Lúc ấy chúng tôi không biết Hoàng Hiệp  là ai, chì biết ông nói hộ nỗi nhớ miền Nam của chúng tôi bằng ca từ thật sâu đậm về một mối tình bị chia cắt, bằng nổi nhớ khắt khoải của người chồng ở bờ Bắc tới người vợ thân yêu ờ bờ Nam sông Bến Hải. Về sau tôi mới biết Hoàng Hiệp sáng tác ca khúc naỳ năm 1957 khi ông đi thực tập tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt nam và nổi tiếng từ đó. Tôi rất hâm mộ người nhạc sĩ người miền Nam tài ba này,là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt nam. Âm nhạc của ông là sự hài hòa giữa âm hưởng trữ tình lãng mạn và hào hùng cách mạng, là nhạc sĩ phổ thơ xuất sắc. Hai mươi năm sống ở Hà nội, Hoàng Hiệp sáng tác hơn 100 ca khúc. Những ca khúc của ông mang âm hưởng dân ca, dễ nhớ và dể gây xúc đông lòng người.

 Sau ngày đất nước thống nhất Hoàng Hiệp trở về Nam. Ở quê mình , ông tiếp tục sáng tác trên 200 ca khúc nữa. Vẫn là đề tài quê hương đất nước, nhưng ca từ của các bài hát thấm đậm tự sự, những ký ức đã chôn chặt trong lòng giờ đây bùng lên dữ dội.Ông viết về Hà nội với tình yêu tha thiết những con người, cảnh vật, kỷ niệm về một thời chiến tranh ,một thời hòa bình khiến ai đã từng gắng bó với Hà nội khi đi xa không khỏi bồi hồi xúc động đến nao lòng( Nhớ về Hà nội). Hoàng Hiệp lấy cảm hừng từ người vợ Hà nội xinh đẹp ở con phố Nguyễn Du. Mối tình thơ mộng ấy được kể bằng những ký ức ấm áp da diết, tạo nên một khúc tình ca hay vào loại bậc nhất về Hà nội: Tình yêu với người con gái Hà nội đã làm nên bài ca sống mãi trong lòng mọi người và đi cùng năm tháng…

Tôi rất yêu thích bài hát “ Trở về dòng sông tuổi thơ” của Hoàng Hiệp. Những ca từ ở đoạn 2: “ Trong tim ai cũng có dòng sông riêng mình. Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ…”. Lời bài hát đã làm tôi rơi nước mắt khi nghĩ đến dòng sông của tuổi thơ tôi, nhớ những ngày còn gắng bó với dòng sông quê hương:Lại Giang của tôi.

Tôi sinh ra và lớn lên dưới rặng dừa xanh của quê hương Hoài nhơn Bình Định, nơi có dòng Lại Giang chảy qua thị trấn Bồng Sơn. Lại Giang là tên gọi tắt của Lại Dương giang .“Lại” là nhờ cậy, là lợi ích, “dương” là khí dương. Lại Dương giang có nghĩa là con sông nương nhờ vào khí dương để đem phồn thịnh vào cho xứ sở quê tôi. Lại Giang in sâu vào tâm khảm tôi với bãi cát trắng tinh, mặt sông phẳng lặng như mặt hồ, nước trong xanh biên biếc mênh mông hòa với màu xanh của hàng dừa nghiêng nghiêng soi bóng. Thiên nhiên và khí hậu làm cho con người trở nên đẹp lạ thưởng:

Cầu Bồng Sơn cũ thời Pháp bên cạnh cầu mới

Sông Lại Giang và :


” Gái Lại giang da trắng tóc dài

Nhìn nhau một khắc nhớ hoài ngàn năm”

“ Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng

Dòng sông Côn lai láng ngày mưa”

Tôi nhớ những buổi trưa hè cùng bạn bè lội ra giữa dòng sông cạn đùa giỡn, tắm thỏa thích mà không phải sợ như mùa lũ, nước ở đâu tràn ngập hai bờ, nước trắng xóa cuốn theo cơ man nào thân cây, cành gẫy… Tôi nghe kể lại sau ngày đi tập kết, trong một cơn lũ lịch sử, nước Lại giang dâng cao cuốn đi hàng chục căn nhà trong đó có nhà tôi . Đó là trận lụt cuối tháng 10 năm 1958. Trước cách mạng tháng Tám từng có cây cầu lớn do Pháp xây bắc qua Lại giang gần thị trấn Bồng Sơn.Cây cầu bị phá hoại sau đó chỉ còn vài nhịp cầu sát bờ.Lũ trẻ con ngày ấy thật bạo dạn, chúng nhảy từ nhịp gãy của cầu xuống sông mà không chút lo sợ!Bây giờ đã có cây cầu mới được xây bên cạnh mố cầu cũ nối quốc lộ 1 đi vào trung tâm Bồng Sơn và còn thêm một cầu nữa có đường sắt chạy bên ngoài thị trấn của quốc lộ 1A.

Nhà tôi ở sát bến đò .Bên kia sông là Hoài Đức quê ngoại. Bến đò lúc nào cũng  đông khách. Khách từ làng tôi sang sông đốn củi tận núi Định Bình. Họ đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về. Chạng vạng còn nghe tiếng í ới gọi đò. Dân bên ngoại tôi sang đò mua thóc gạo hay đi chợ Bồng Sơn bán dầu rái ,một đặc sản bên ngoai tôi. Cây dầu rái có thân nhỏ mọc trên núi, khi đốt thân cây tiết ra một loại dầu trong suốt .Ngày nay dầu rái được dùng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm,làm chất chống thấm nước cho tàu thuyền trên sông. Nhà tôi cách nhà ngoại 6-7 km vậy mà thuở 5-6 tuổi tôi dám một mình theo chân dân đi củi sang ngoại chơi.Những lần nghịch ngợm bị mẹ cho “ăn đòn” tôi lại trốn nhà sang ngoại. Tôi rất thích ở với ngoại vì được cưng chìu, được các dì tôi hái cho trái chín trên cây, cho những quả trứng gà tí hon nằm trên đống rơm và nghe tiếng chim hót vang sân vườn.Một lần bỏ nhà sang ngoại như vậy giữa đường tôi bị chó cắn máu chảy lênh láng, tôi được ai đó cõng về nhà ngoại. Đó là lần cuối tôi sang để rồi mãi 20 năm sau tôi mới trở về thăm quê ngoại tôi. Ngày trở về tôi không còn nhìn thấy cây bồ quân trĩu quả đâu nữa.Dưới bóng cây cao lớn ngày ấy hay tụ tập đám thợ săn để chia nhau chiến lợi phẩm .Thời ấy sao nhiều thú rừng thế! Tôi nhìn thấy cơ man nào hưu, hoãng, cheo và cả heo rừng nằm la liệt bên cạnh lũ chó săn gầm gừ sủa vang. Tôi tiếc cây bồ quân quá chừng. Nó bị trúng một quả đạn pháo vào giữa thân cây. Trong chiến tranh quê ngoại tôi là vùng núi căn cứ cách mạng , được giặc tăng cường bắn phá ngày đêm.Cây rừng trước đây bạt ngàn xanh tốt là thế  giờ chỉ còn đồi trọc. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng của người dân hai quê nội ngoại của tôi. Hai xã Hoài Xuân, Hoài Đức và huyện Hoài Nhơn của tôi đều là xã, huyện Anh hùng chống Mỹ. Trước ngày xa quê ra Bắc cảnh tượng thật thanh bình. Những đêm có hát bội (tuồng) ở xã tôi, bến đò lại tràng ngập khách bên ngoại sang.Người dân quê tôi mê hát tuồng vô cùng. Mặc cho ai đó ngân nga câu :

”Hát bội hát bội làm tội người ta

Mất của, mất nhà cũng vì hát bội”

 …Những đêm có hát bội nhà cửa trong làng xã vắng ngắt, mọi người say sưa với các vai diễn có tích cổ trong trang phục áo mũ cân đai, gươm giáo loãn xoảng ,tiếng lục lạc giả làm tiếng ngựa chạy…Tôi chỉ thích thú xem đấu võ trên khán đài mỗi khi có lễ hội. Ngày này còn có trò bắt vịt dưới ao, thanh niên tham gia đông vui tiếng hò reo vang dậy khắp vùng.

Có lần tâm sự, Hoàng Hiệp cho biết ông thích nhất ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ trong hơn 300 ca khúc trong suốt cuộc đời sáng tác của mình. Ông nói ca khúc được viết 7-8 năm trước khi đến với công chúng yêu nhạc. Ông định giành riêng nó cho bản thân  để thỉnh thoảng ngân nga. Một lần như vậy bài ca lọt ra ngoài và lập tức nó hút hồn người yêu nhạc và cũng như người ta luôn yêu mến người nhạc sĩ tài ba này.Mời các bạn cùng nghe lại bài hát này:

 “ Quê tôi ai cũng có dòng sông bên nhà

Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi.

Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy

Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già.

Sông vẫn in màu mây

Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu

Sông vẫn như thuở ấy

Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và tưng đêm hát ru đôi bờ.

Trong tim ai cũng có dòng sông riêng mình

Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ

Con sông tôi tắm mát

Con sông tôi đã hát

Con sông cho tôi đậm môt tình yêu nước non quê nhà.

Sông cũng như người ấy

Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy

Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu?

Để mình tôi nhớ nhung bây giờ.”


Nhạc :  http://www.mp3.zing.vn/bai-hat/Tro-Ve-Dong-Song-Tuoi-Tho-Cao-Minh/ZWZCEOBE.html

            http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tro-Ve-Dong-Song-Tuoi-Tho-My-Linh/ZWZAIEZ0.html


Người post: HienVC

Ngày đăng: 12-08-2016 18:06






Xem 1 - 4 của tổng số 4 Comments

Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hóa 72
01/09/2016 11:42:27

Những ca từ trong bài hát của Hoàng Hiệp cứ bình dị, chân thành mà da diết. Các bài hát đều như một sự trải lòng:"Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát, con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà". Thiết nghĩ, không phải chỉ ở nhà quê, không phải chỉ ở Việt Nam, mà ai cũng có một dòng sông cho riêng mình trong trái tim. Sông cứ trôi như dòng đời để lại bao nhớ nhung...



Từ: HienVC
15/08/2016 16:33:12

 


Trong tâm hồn những con dân nước Việt , các con sông có một vị trí nổi bật. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ Việt Nam chọn đề tài này và để lại những tác phẩm sống mãi với thời gian. Những cái tên của họ đã đi vào lịch sử dân tộc như:   Văn Cao, Đỗ Nhuận, Tế Hanh, Giang Nam v.v. có lẽ kể mãi cũng không hết được ! 


 


 



Từ: Guest Nguyên k 72
14/08/2016 17:42:52

Ca từ ,giai điệu của bài "Trở về dòng sông tuổi thơ" làm tôi nhớ đến bài hát "Quê hương tuổi thơ tôi " của Từ Huy : 


 Tôi xa quê hương ,bao năm tháng qua 


 Nhưng trong trái tim không bao giờ xa


 lời mẹ ru con ,hiu hiu trưa hè


 Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đường


 Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy


 Biết đâu tìm lại ,biết đâu mà tìm ....


Thật đúng là quê hương mỗi người chỉ một , như là chỉ một mẹ thôi.


  Nhắc đến địa danh Bồng Sơn ,từ thời còn nhỏ tôi đã nghe những câu :


           Đầu phồng đá lửa


                  Ruột chửa kaki


                  chửa ở Tam Kỳ


                 Về Bồng Sơn đẻ 


 không hiểu sao những câu dân gian truyền miệng này giống vần điệu của bài vè miền trung :


                 Ve vẻ vè ve 


                 Cái vè nói ngược 


                Đáy biển lắm cây


                 Trên trời lắm cỏ ....


     Hồi nhỏ nghe những  câu về Tam Kỳ Bồng Sơn thấy vui vui dễ thuộc nhưng không hiểu gì .Lớn lên một chút được giải thích mới hiểu .Thời đó các tỉnh miền trung Pháp còn chiếm đóng.Các má ,các chị đi buôn đá lửa phải giấu đá lửa trên đầu bằng  cách kẹp tóc đầu phồng , buôn vải kaki bằng cách độn bụng chửa .Tam Kỳ (Quảng Nam )là nơi cung cấp và thị trấn Bồng Sơn (Bình Định ) là nơi tiêu thụ các mặt hàng đó .Bồng Sơn ngày ấy chắc là phố thị buôn bán sầm uất lắm ,nổi tiếng khắp miền trung


Cái sâu xa của việc các má , các chị đi buôn đá lửa , kaki để làm gì ? chỉ để mưu sinh hay còn ủng hộ kháng chiến và sao phải nguỵ trang bằng làm đầu phồng , ruột chửa để che mắt địch hay tránh thuế.


 


 


 



Từ: ThoaNP
12/08/2016 22:07:54



Em cũng rất thích các bài hát "Trở về dòng sông tuổi thơ", "Câu hò trên bến Hiền Lương" và "Nhớ về Hà Nội" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s