KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 04 Tháng sáu. 2017

DMZ (Demilitarized Zone, khu phi quân sự)




Tác giả: Tự sướng đào ngũ

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (1945), các nước thắng trận phân chia ảnh hưởng tại những nước tham gia chiến tranh, ở hội nghị Teheran (1943) và Postdam (1945). Tại châu Âu hình thành hai khối Đông Âu (dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô) và Tây Âu (là các nước phương Tây hoặc theo thể chế chính trị phương Tây). Đặc biệt có 3 quốc gia là Đức, Triều Tiên và Việt Nam đã bị chia cắt tạm thời. Nước Đức thua trận được chia thành 4 khu vực tương ứng với 4 nước tham gia đánh bại phát xít Đức: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà sau này do hệ tư tưởng mà hình thành 2 nước Đức: Đông Đức (1949), theo hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, trở thành thành viên khối XNCN do Liên Xô đứng đầu, và Tây Đức (cũng 1949), gộp cả 3 phần được chia ảnh hưởng cho Mỹ, Anh, Pháp thành Cộng hòa Liên bang Đức, theo chế độ cộng hòa nghị viện phương Tây. Đặc biệt thủ đô của Đức, thành phố Berlin, cũng chia thành 4 và rồi kết hợp lại thành 2 phần, Đông Berlin và Tây Berlin.

Tại châu Á, Triều Tiên (vốn bị Nhật chiếm đóng từ 1910), được chia thành Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, miền Bắc do Liên Xô quản lý, miền Nam do Mỹ quản lý, để rồi sau đó hình thành 2 quốc gia riêng biệt: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1949) và Đại Hàn dân quốc (1948). Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), do Bắc Triều Tiên phát động, lôi kéo Mỹ và các nước  đồng minh (ủng hộ Nam Triều Tiên) và Trung Quốc (ủng hộ Bắc Triều Tiên) cùng tham gia, mà kết quả vẫn là sự phân chia thành 2 quốc gia với vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Nước thứ 3, Việt Nam được chia thành 2 miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 16 (đi qua Đà Nẵng) làm ranh giới. Phía Bắc do Trung hoa dân quốc (chính quyền do Tưởng Gới Thạch đứng đầu) quản lý với nhiêm vụ giải giáp quân Nhật, phía Nam do Anh quản lý và giải ráp quân Nhật. Tuy nhiên quân Anh đã để thực dân Pháp kéo quân vào Nam bộ để một lần nữa chiếm lại VN làm thuộc địa. Còn ở Miền Bắc, Chính phủ nước VNDCCH của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh đổi việc quân Tưởng rút lui bằng sự thay thế của quân Pháp, nhằm loại bớt kẻ thù. Tuy nhiên nước Pháp đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện tại VN và Đông Dương (vốn là thuộc địa cũ của Pháp trước 1945). Chiến thắng Điện Biên Phủ của Quân đội VNDCCH (7/5/1954), dẫn tới hội nghị Geneve được ký kết (20/7/1954), chấm dứt sự có mặt của Pháp tại Đông Dương, nhưng VN một lần nữa lại bị chia cắt làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 17 (cụ thể là sông Bến Hải của tỉnh Quảng Trị) làm ranh giới.

Cầu Hiền Lương tại vĩ tuyến 17

 

Đến hôm nay, có hai quốc gia là Đức và VN đã thống nhất bằng những con đường khác nhau. Chỉ còn Triều Tiên là vẫn còn bị chia cắt và luôn căng thẳng về chính trị, quân sự, ngoại giao (mà hiện nay đang diẽn ra với việc Bắc Triều Tiên liên tục thử các loại tên lửa). VN và Đức, hạnh phúc hơn, đã được thống nhất vào năm 1975 (khi quân đội miền Bắc giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam) và năm 1989 (khi bức tường Berlin sụp đổ).

Thế hệ chúng tôi được chứng kiến và hiểu được sự mất mát, khổ đau khi VN bị chia cắt. Vĩ tuyến 17 trở thành một nỗi đau vô tận trong rất nhiều người VN thời kỳ 1954-1975. Những cặp vợ chống bị chia ly (cán bộ của ta tập kết từ Nam ra ngoài Bắc), bố (ra Bắc tập kết) xa lìa con (ở lại miền Nam cùng mẹ), những cảnh ngày Bắc đêm Nam (ban ngày sống ở miền Bắc, ban đêm nhớ về miền Nam), những ca khúc nổi tiếng như “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Tình ca”, những bộ phim nổi tiếng như “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” đã ra đời trong thời kỳ đó, phản ánh nỗi đau to lớn khi đất nước bị chia cắt. Bằng một nỗ lực tuyệt với, với sự hy sinh của biết bao chiến sỹ, đồng bào, chúng ta đã thực hiện thành công chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Bác Hồ và chấm dứt sự chia cắt đó và thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

VN phải trải qua 2 cuộc chiến tranh đẫm máu trong 30 năm, với số người chết lên tới nhiều triệu người cho nhiều quốc gia tham dự (cho đến nay chưa có một con số thống kê chính thức nào được đưa ra) để thống nhất đất nước. Cái giá phải trả cho sự thống nhất là rất đắt. Di chứng của sự chia cắt vẫn còn đến hôm nay, như vẫn chưa có một sự hòa hợp dân tộc triệt để được thực hiện. Nhưng dù sao VN cũng đã được sống trong cảnh thống nhất, núi sông liền một dải, và nếu so sánh với việc Triều Tiên vẫn còn bị chia cắt, chúng ta cần trân trọng đánh giá việc VN không còn bị chia cắt từ 1975.

Nước Đức thống nhất bằng một cách khác so với VN. Tuy không có chiến tranh nhưng cũng có nhiều người chết. Bi kịch chia cắt cũng rất nhiều đau khổ, thương tâm, mất nhân văn.

Bức tường Berlin, phần đi qua cổng Brandenburg nổi tiếng

 

Biên giới Đông Đức và Tây Đức trải dọc theo nước Đức bằng đường dây thép gai. Riêng Tây Berlin là một phần lãnh thổ của Tây Đức nhưng lại nằm lọt trong lãnh thổ của Đông Đức, được nối với Tây Đức bằng 1 con đường duy nhất và được kiểm soát gắt gao. Đường ranh giới giữa Tây Berlin và Đông Berlin phức tạp hơn. Lúc đầu chỉ là những trạm gác giữa những con phố. Sau đó dòng người bỏ Đông Đức sang Tây Đức là rất lớn nên vào tháng 8/1961, Đông Đức đã cho xây bức tường Berlin bằng beton và dây thép gai, chấm dứt việc người Đông Đức có thể trốn qua Tây Đức qua Tây Berlin. Đến ngày 9/11/1989, dưới áp lực của người dân Đông Đức, các trạm gác của bức tường đã được mở cửa thông cho 2 phần của Berlin. Bức tường Berlin sụp đổ. Sau này người Đức đã phá dỡ bức tường và chỉ để lại những phần làm tưởng niệm. Trong thời gian tồn tại của bức tưởng, có hơn 5000 người đã tìm cách vượt tường và hơn 1000 người đã bị bắn chết. Người Tây Đức đã gọi bức tường là “Bức tưởng ô nhục”.

Nhân dân Đông Đức hân hoan khi bức tường Berlin bị sụp đổ, 11/1989

 

Năm 2015 tôi cũng gia đình đã đến Berlin và thăm quan những di tích còn giữ lại của bức tường Berlin, đã cảm nhận được sự vô lý, mất nhân văn của bức tường tồn tại giữa một thành phố to đẹp của Châu Âu, của nhân loại. Rất may lịch sử nước Đức đã khép lại sự chia cắt, trong đó đã phá dỡ bức tường Berlin, biểu tượng rõ nhất của thời ký chiến tranh Lạnh.

Do vậy mà trong dịp thăm Hàn Quốc tháng 3/2017 để tôn vinh 100 cá nhân XS của FPT, vợ chồng tôi đã dành thời gian 1 ngày để thăm DMZ, khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên, cách thủ đô Seoul chừng 50 km. Khi đó tôi nhớ lại vĩ tuyến 17 của VN với con sông Bến Hải, nhớ lại bức tường Berlin, và nhận ra rằng sự chia cắt của đất nước Triều Tiên không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Sự khát khao thống nhất được thể hiện rõ ở phía Nam giới tuyến, nhưng vẫn còn đó những ụ súng, những bức tường, những hàng rào giây thép gai. Tôi xin được chia sẻ cũng các bạn một số ảnh này.

Binh lính Hàn Quốc tuần tra tại DMZ

 

Phía Bắc Triều tiên đã đào nhiều đường hầm từ phía Bắc, vượt qua DMZ và nhắm vào Seoul. Đường hầm số 3:

Phát hiện: 6/1978; Dài 1,635m, trong đó 435m bên phía Nam. Sâu 73m, rộng 2,1m, cao 1,95m.

Bắc Triều Tiên lúc đầu chối, nói là do khai thác than

Nay là điểm du lịch hấp dẫn. Ngày 17/3/2017 Ngoại trưởng Mỹ thăm DMZ, trước đó TT Obama cũng đa thăm DMZ

 

 

 

Trước khi xuống thăm quan đường hầm số 3

 

 

Điểm cuối cùng của đường hầm số 3 đi thăm quan, cách đường ranh giới khoảng hơn 200m

 

 

Cầu "Hy vọng", mới được xây dựng lại trong DMZ (bên cạnh các mố cầu cũ)

với hy vọng sẽ được sử dụng cho đường xe lửa liên Triều

 

 

Ga xe lửa nằm trong DMZ, được xây sau thỏa thuận thông tàu giữa 2 miền vào năm 2000.
Tuy nhiên miến Bắc đã không tiến hành bất cứ việc xây dựng nào

 

 

Hôm nay vẫn còn đó đất nước Triều Tiên bị chia cắt, vẫn còn đó những cuộc chiến tranh tại Syrie, tại Iraq, vẫn còn đó khủng bố ở khắp nơi nơi. Và dù KHKT đã tiến bộ rất nhiều, thế giới đã được kết nối Internet, nhưng vẫn còn đó sự phân chia tôn giáo, phân chia ý thức hệ, còn đó DMZ, dù rằng sự tồn tại của nó thực sự vô nghĩa trong thế kỷ 21 này.


Người post: NgocBQ

Ngày đăng: 04-06-2017 23:11






Xem 1 - 10 của tổng số 44 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: HuongNT
09/08/2017 16:06:15

Cám ơn NgocBQ đã có một bài viết "DMZ" rất hay, cung cấp được rất nhiều thông tin vói những hình ảnh có tính lịch sử nổi tiếng về DMZ của các đất nước Việt Nam, Đức, Bắc và Nam Triều Tiên.


Gần đây đọc một số bài thấy có com của bạn Phạm Thị Thơ và mọi người đều đang muốn tìm hiểu PTT là ai làm tôi cũng thấy tò mò quá! Tôi nghĩ PTT chắc chắn là người nữ KGU và có thể khoá 77 đấy!


 



Từ: Guest phạm thi Thơ
11/07/2017 19:54:41

Chị Thoa yêu hoa, cây, và ... thì em rất thích. Đọc chia sẻ của chị cũng thật hạnh phúc vì có người đặc biệt như vậy ạ, dĩ nhiên mỗi người đều có sự đặc biệt riêng.



Từ: Meomun
10/07/2017 20:15:10

@Chị THoa yêu quý: Em bận quá, đi làm về là phờ phạc, chẳng có thời gian đọc còm. Hoa hồng nhà chị tuyệt quá, đang mỏi mệt, nhìn thấy hoa hồng rực rỡ trên trang web KGU, thấy lòng mình tĩnh lại, vì trước đó em còn dọa con gái: - đừng làm gì để mẹ cáu nhé!.


Em cám ơn anh Dũng, cám ơn chị thật nhiều. Vẫn còn xấu hổ khi nghĩ đến số phận cây hồng chi cho em, huhu.



Từ: ThoaNP
10/07/2017 19:07:00

Cảm ơn ThơPT đã ngắm hoa hồng cùng anh chị. Chị bị bệnh nghề nghiệp, hễ nói đến hoa, cây là tuôn ào ào (sau khi nghỉ hưu thì nghề chính của chị là gardener).


@Hội trưởng: Cần gấp rút điều động quân tinh nhuệ tìm cho ra Phạm Thi Thơ là ai thôi. Thật sự là ma xó rồi, vì biết anh Dũng thích Paul Mauriat.



Từ: Guest Phạm thi Thơ
10/07/2017 13:19:23

Chị Thoa. Lý ra com này xin dành cho Người đề xuất, chị Meomun. Nhưng vì có nhiều công của anh Dũng nên cho em xin com trước. Hoa hồng Mỹ quá ạ, hình như có nhiều cánh hơn hoa hồng Việt. 


Anh Dũng. Thật tiếc là người KGU và khách không có dịp được đọc Bài viết và Comment của anh. Em cũng là Fan của Paul Mauriat như anh đấy. Xin cảm ơn Anh Chị Dũng Thoa và Người đề xuất, chị 2M.



Từ: ThoaNP
10/07/2017 12:27:16

@MM: Chị đi làm osin cao cấp từ gần 2 tháng nay. Nhận được "chỉ thị" của em liền facetime về nói anh Dũng chụp hoa hồng nhà để "post lên cho tươi trang KGU". Sợ uy MM anh Dũng chụp ngay, nhưng đến hôm nay mới gửi (chụp bằng ipad, rồi phải đổ vào laptop, ...).


Hoa nhỏ thôi nhưng thơm, và khi chụp cận cảnh thì cũng kha khá.


Chị mừng là sau cú ghé thăm thần chết năm ngoái chị tự nhiên lo lo là sau khi mình chết chắc mấy cây hồng sẽ tàn lụi dần vì lũ con chẳng đứa nào chăm hoa cả), nên sau đó chị đã tích cực chiết khá nhiều cây cho bạn bè, họ hàng, trong đó có em rể chị ở Hà Nội. Cậu này rất có tay trồng cây, không những cây chị cho sống mà còn từ đó chiết ra cho nhà thông gia, họ hàng, ...


Tuy nhiên do năm rồi chiết nhiều quá nên các cây còn lại hơi yếu, bông hơi nhỏ hơn trước.


Tiếc là năm nay qua đây cũng không mua được giống đó (Hybrid Tea Rose 'Tropicana'). Họ chỉ bán vào tháng 3, mà các cháu chị bên này toàn sinh vào mùa hè. Những loại khác thì có rất nhiều. Chị mua đến 50 cây hoa hồng để trồng vườn nhà con trai. Vừa phụ trông cháu vừa tranh thủ trồng lúc nó ngủ, cả tháng mới xong. Ít nữa hoa nở chị sẽ chụp ảnh gửi về. Còn giờ xem tạm hoa hồng Mỹ ở nhà chị do anh Dũng chụp nhé.


Sorry mọi người, vì nói chuyện riêng.


 





 


 





Từ: Guest Phạm thi Thơ
07/07/2017 12:55:57

Anh Ngọc. Đến Đức và Hàn quốc mà không đến hai nơi này thì xem như chưa đến. Không viết ra được đôi lời xem như có lỗi. Xin cảm ơn anh, đồng chí Hội trưởng.



Từ: Guest Phạm thi Thơ
05/07/2017 13:35:26

Chị Thoa, chị phân vân cũng đúng. Bài viết chị Meomun chia sẻ em đã đọc trước đó khá lâu, hôm qua đọc lại, thì em thấy thế này ạ: Là một thang thuốc bổ (đó là nói khiêm tốn), mà là thuốc bắc chính hiệu. Em nghĩ chị này muốn mình thích Hội KGU hơn đây.



Từ: KhanhT
04/07/2017 21:34:24
Có cuồn sách của một nhà khoa học Singapore người Việt rất hay mọi người có thể mua trên mạng về đọc:



  Living Next to the Giant: The Political Economy of Vietnam's Relations with China under Doi Moi.

https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/2201


Le Hong Hiep, author


Date of publication: 2017


Publisher: ISEAS–Yusof Ishak Institute



Từ: Guest Phạm thi Thơ
04/07/2017 12:28:02

Lần này thì đúng là: "Ôi...biết nói gì...." thật rồi.




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s