Văn hóa Nga, cảm nhận sau chuyến đi TRỞ VỀ
Tác giả: Tự sướng đào ngũ
Ga Kiev đẹp như bảo tàng nghệ thuật
Văn hóa Nga, cảm nhận sau chuyến đi TRỞ VỀ
Bạn nghe nhiều thông tin về nước Nga sau khi Liên bang Xô Viết tan rã: Matxcơva đắt đỏ nhất thế giới; Các chú nhóc đầu trọc tân phát xít giết nhiều người ngoại quốc, trong đó có sinh viên VN; Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng tại nước Nga.
Đúng, nước Nga hiện tại đang đối đầu với nhiều vấn đề như vậy khi bước sang thể chế nhà nước mới, cộng hòa nghị viện, và kinh tế thị trường. Nhiều kẻ giầu nổi lên rất nhanh, trong khi người lao động bình dân chật vật với cuộc sống. Tỷ phú Nga có mặt ở giải ngoại hạng Anh. Nhiều biệt thự đắt tiền ở bờ biển Cane-Nice của Pháp đã có chủ là người Nga.
Điều đó không có gì quá là ngạc nhiên nếu bạn biết rằng trước năm 1917 (năm nổ ra cuộc Cách mạng tháng 10 và tạo ra Liên Xô sau này), Nga từng là một đế chế rộng lớn, và luôn cùng Nhật Bản tranh chấp vị trí thứ 4 trên thế giới.
Như đã trình bày ở bài trước về Văn hóa Xô Viết, chất Nga cũng đã sâu đậm trong tôi và trong chuyến đi TRỞ VỀ, tôi và gia đình đã bố trí 9 ngày thăm quan 2 thành phố lớn nhất Nga: Matxcơva và St.Petersburg. Tôi vẫn nhớ nước Nga, nhớ con người Nga, nhớ văn hóa Nga. Tôi muốn gặp lại họ, hiểu họ trong thời kỳ hậu Xô Viết.
Quảng trường Chiến thắng
Khi đi thăm 2 công trình mới được xây dựng ở Matxơcơva, Quảng trường Chiến thắng và Nhà thờ Đấng cứu thế, tôi hiểu rằng nước Nga vẫn tiếp tục truyền thống kiến trúc to đẹp và nguy nga đã có bao nhiêu thế kỷ. Một quảng trường rộng lớn với một cột sắt cao gần 100m với tên các thành phố anh hùng được khắc ở trên cột. Một nhà thờ to nhất nhì Nga được xây (phục chế) trong vòng 5 năm, khi mà trước kia người ta mất mấy chục năm mới kết thúc việc xây cất phiên bản chính. Tôi thăm lại các công trình ở 2 thành phố này, như trường MGU, hay các ga tầu điện ngầm Matxơcơva, hay các cung điện nổi tiếng ở St.Petersburg càng cho tôi thấy sự vĩ đại mà người Nga đã tạo ra về kiến trúc đâu có kém gì Tây Âu, St.Petersburg đẹp đâu có kém gì Paris hay Venice.
Khi thăm Điện Kremlin có 5 nhà thờ khép kín phục vụ cho các vua chúa Nga, tôi được biết, các Sa hoàng dòng họ Romanov đều làm lễ tấn phong (lên ngôi vua) ở một trong các nhà thờ đó. Tôi cũng đã thăm lại thánh đường Ixackievxki (St.Petersburg), hay tu viện thánh Nhikolai ở ngoại ô Matxơcơva. Và tôi hiểu ra rằng người Nga rất mộ đạo (tất nhiên là Chính thống giáo). Sau khi Liên bang tan rã, tất cả các nhà thờ đều được khôi phục các hoạt động tôn giáo như xưa kia.
Thế mà hồi còn sinh viên, chúng ta phải học môn vô thần ở cuối năm thứ 4, có biết đâu dân Nga rất mộ đạo?
Nhà thờ Đấng Cứu Thế
Chúng tôi cũng đã ghé thăm các bảo tàng như Trechiakovxki, Trận đánh Borodino (Matxơcơva), Ermitage, Bảo tàng Nga (St.Petersburg). Tuy đã từng thăm quan trước kia, nhưng lần này tôi vẫn sững sờ trước vẻ đẹp, nguy nga, đồ sộ của các tác phẩm mỹ thuật, hội họa của Nga, tôi vô cùng khâm phục tài năng của các họa sỹ Nga (như bức tranh tròn về trận đánh Borodino với hơn 4000 nhân vật được vẽ trong có 11 tháng).
Chúng tôi cũng được xem 2 tối diễn ballet tại 2 thành phố, vở “Con đầm pic” và “Hồ Thiên nga”. Ballet Nga nổi tiếng là một trường phái trên thế giới. Đến Nga người ta cố đi xem ballet, cũng như đến Áo cố đi xem hòa nhạc.
Hồ Thiên nga
Khi ngắm sự nguy nga và vẻ đẹp kiến trúc, hội họa của các công trình tôi đã thăm quan, và khi khâm phục sự sáng tạo và bền bỉ lao động của dân tộc Nga, tôi chợt hiểu ra phần nào điều mà tôi vẫn chưa lý giải thấu đáo: vì sao Liên Xô lại tan rã? Người Bolsevik đã định xây dựng một mô hình XHCN, nhưng mô hình này không thể đứng vững trên đất Nga. Nó không phù hợp với mảnh đất đã có một truyền thống văn hóa, lịch sử và tôn giáo lâu đời – cái mô hình đã định xóa bỏ rất nhiều nét căn bản của văn hóa đó. Có nhiều nguyên nhân khác về kinh tế, chính trị, nhưng có lẽ đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô.
Gần chục ngày thăm hai thành phố lớn nhất của nước Nga, với bao cung điện, nhà thờ, viện bảo tàng, chúng tôi đã hiểu hơn truyền thống và lịch sử của một dân tộc vĩ đại, với chiều sâu văn hóa trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật. Và từng có thời gian dài được học tập ở Liên Xô trước kia, lần này tôi hiểu hơn sức mạnh của dân tộc Nga, tin hơn ở tương lai của họ. Nước Nga đang sống lại, đang lấy lại sức mạnh đã từng có. Chúng tôi tin vào một ngày không xa, nước Nga lại có vị thế của một cường quốc, như từng có thời vào Pier Đại đế, thời Liên bang Xô Viết.
Lần tham quan này cùng giúp tôi lý giải được phần nào vì sao Liên Xô tan rã, cái câu hỏi vẫn đeo bám tôi từ nhiều năm nay. Nhưng nó cũng cho tôi thấy, Liên Xô vẫn còn sống trong rất nhiều người Nga. Với họ đó là những năm tháng tươi đẹp, là sự chở che, đảm bảo của chính quyền. Nhưng lịch sử đã sang trang, nước Nga đang đi vào một thời đại mới.
Và với tôi, dù là thời đại nào đi nữa, tôi vẫn yêu nước Nga, yêu con người Nga.
Và trong 2 tuần của chuyến đi TRỞ VỀ, tôi lại được nói, được nghe, được đọc tiếng Nga, ngôn ngữ mà tôi đã sử dụng thời tuổi trẻ, thời sinh viên. Cái ngôn ngữ đã ngấm vào tôi, vào bao anh chị KGU khác. Nó gắn với văn học Nga, với các bài hát Nga, những thứ đã trở thành thân thuộc với bao chúng ta. Quan trọng hơn, nó là một thành tố quan trọng gắn kết người KGU, dù rằng trên mail đàn, trên web, chúng ta dùng chủ yếu tiếng Việt.
(Tản mạn sau chuyến đi TRỞ VỀ)
Người post: NgocBQ
Ngày đăng: 02-10-2010 00:12
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 4 của tổng số 4 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |