KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 25 Tháng mười một. 2017

THƯƠNG LẮM NGOẠI ƠI!




Tác giả: DIỆP CHI MẬU

 

Ngoại tôi năm nay tròn 110 tuổi. Bà ra đi về với tổ tiên 32 năm trước đây. Bà có 7 người con, mẹ tôi là thứ 3. Ông tôi qua đời khi bà còn trẻ, bà ở vậy nuôi mẹ và các dì, cậu tôi.
Nhà nội và ngoại tôi cách nhau một con sông, một bến đò. Năm tôi 5-6 tuổi tôi đã dám một mình theo chân những người tiều phu lên núi Định Bình, nơi có nhà ngoại tôi ở đó.. Quãng đường gần 10 cây số lên cao xuống thấp gập ghềnh vậy mà tôi chẳng thấy sợ vì biết sang gặp thế nào cũng được bà cưng chiều vì tôi là cháu đầu. Tôi cảm nhận được tình thương bao la của ngoại giành cho tôi. Tôi thích được ngồi giã trầu cho ngoại bằng chiếc cối bằng đồng nhỏ xíu với một tép cau tươi,,một lá trầu không và thêm một chút vôi.Tôi không biết có gì ngon trong đó mà ngoại nhai ngon lành dữ vậy. Ba thứ trên giã nát được bà nhai kỹ để khi nhổ ra tạo một thứ nước màu đỏ tươi. Nhiều phụ nữ quê tôi thích ăn trầu như vậy. Những người ăn trầu có hàm răng màu đen như được nhuộm và răng không bị sâu đục bao giờ, Tôi thích ngồi nhổ cỏ may dính trên quần ngoại mỗi khi bà đi làm đồng về. Ngoại lúc nào cũng có quà cho tôi khi thì chùm dâu rừng, khi thì trái mít nhỏ chín cây. Nhà ngoại có cây bồ quân khá to, tán lá xum xuê che mát trong những ngày hè oi ả.Trái bồ quân khi chín có màu đỏ bầm, ăn rất ngọt. Những mùa săn thú, dưới bóng mát cây bồ quân nằm la liệt hưu, nai, hoẵng, lợn rừng…là chiến lợi phẩm của đám thợ săn. Lũ chó săn khôn ngoan cứ gầm gừ sủa vang như muốn được chia phần.
Sau ngày Cách mạng mùa Thu năm 1945, ngoại tôi tham gia cướp chính quyền. Bà phụ trách công việc phụ nữ xã. Nhà ngoại tôi rộng rãi là điểm tập kết quân của bộ đội cách mạng. Tôi hay gặp các chú kỵ binh buột ngựa bên rặng tre nhà ngoại. Họ đến rồi lại đi, tiếng ngựa hí vang chộn rộn khắp làng. Bộ đội chọn nhà ngoại làm bếp nuôi quân. Họ gọi ngoại tôi là má Bảy, trong số bộ đội có chú tên Thái được bà nhận làm con nuôi. Chú Thái người Bắc quê tận tỉnh Thái Bình, mồ côi cha lẫn mẹ. Chú luôn mang bên mình khẩu súng trung liên trông thật oách. Có lần các cậu tôi tò mò đói chú bắn thử súng để nghe tiếng nỗ ra sao. Chiều các cậu chú Thái đặt súng lên bờ rào hướng về phía núi định bóp cò.Vừa lúc ngoại tôi về la không cho bắn. Sau nầy tập kết ra Bắc, chú Thái hay đến thăm ngoại tôi. Tôi nhắc lại chuyện xưa chú chỉ cười. Chú nói lúc đấy sợ ngoại tôi lắm. Chú chuyển ngành sang lái tàu sông. Gia đình riêng của chú không được suông sẽ, ngoại tôi khuyên chú nên chú tâm lo ổn định cuộc sống của mình.
Ngoại tôi một mình tập kết ra Bắc. Bà tham gia công tác vài nơi rồi chuyển về huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây.
Hàng chục năm trước ngày thống nhất đất nước 1975, người ta hay gặp một bà già người miền Nam bán hàng nông cụ tại trung tâm huyện nảy. Bà một mình trông cửa hàng của hợp tác xã mua bán huyện. Mặt hàng duy nhất ở đây là cuốc, xẻng, lưỡicày ,liềm, hái…phục vụ cho bà con nông dân. Cửa hàng nằm trên quốc lộ 1 của bà luôn có khách.Họ mến bà già người miền Nam hiền lành,miệng bỏm bẻm nhai trầu,dễ tính cho họ tùy thích chọn lựa món hàng họ cần. Ngoại tôi văn hóa thấp. Bà chỉ biết đọc, viết và làm 4 phép tính đơn giản. Hàng ngày bà ghi chép những mặt hàng nào đã bán vào cuốn sổ với chữ viết ngoằn ngèo sai chính tả. Bà nói có tháng phải đền tiền vì nhầm lẫn mà lương bà nhận có mức thấp nhất trong bảng lương thời bao cấp, vỏn vẹn chỉ có 30 đồng.
Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ đánh phá miền Bắc, huyện Phú Xuyên là nơi khá an toàn. Nhiều cơ quan cán bộ từ Hà Nội sơ tán về đây. Thỉnh thoảng ngoại tôi đi Hà Nội thăm bà con hoặc họp đồng hương bằng xe bus . Các tài xế chẳng bao giờ lấy tiền xe của bà. Bà hay ghé qua Ủy ban Thống nhất có trụ sở bên Hồ Gươm để nhờ gửi thư về quê cho mẹ và các cậu dì tôi, động viên họ gắn chịu đựng gian khổ , chiến đấu cho ngày thống nhất Nam – Bắc một nhà. Gần đến ngày chiến thắng ngoại tôi liên tiếp nhận hung tin. Mẹ tôi rồi em gái tôi, cậu Sáu của tôi lần lượt hi sinh. Bà vô cùng đau đớn và sức khỏe suy sụp trông thấy.
Cuối cùng ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 cũng đến. Mấy bà cháu lên tàu cá của Xí nghiệp đánh cá Hạ Long Hải Phòng về Nam. Tàu cập bến cảng Đà Nẵng sau một ngày đêm lênh đênh trên biển cũng như trước đây 20 năm trên con tàu Ba Lan tập kết ra Bắc. Mấy bà cháu lên ô tô xuôi tiếp về thị trấn Bồng Sơn rồi đi bộ 10 cây số về đến Định Bình.Ngày gặp lại người thân sau 20 năm trong nước mắt. Cuộc chiến khốc liệt đã cướp mất hai người con và cháu gái của ngoại tôi. Cuộc sống sau chiến tranh cũng không kém phần gian khô. Ngoại tôi phải sang sẻ cho các con cháu bà chút lương hưu ít ỏi của mình. Bà vẫn cố gắng tham gia công tác địa phương, giúp đỡ những cảnh đời khốn khó quanh mình. Bà mất sau đó 5 năm, để lại nỗi thương tiếc cho gia đình và bà con hàng xóm. Trong tang lễ bà ngày ấy có những bức điện chia buồn từ đất Bắc xa xôi,nơi mảnh đất Phú Xuyên mà bà từng gắn bó 20 năm. Bà là Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bồi.

                                                                                       Nhân ngảy giỗ thứ 32 của ngoại tôi.

 


Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 25-11-2017 12:12






Xem 1 - 8 của tổng số 8 Comments

Từ: PhuongTT
17/12/2017 13:55:42

Giờ em mới đọc câu chuyện cảm động này của anh Mậu. Cám ơn anh. Vậy là anh Mậu không ở cùng mẹ trong Nam trong thời gian chiến tranh? Hay anh ở trong đó khi mẹ anh mất trong chiến tranh?



Từ: Guest Tùng
09/12/2017 20:46:25




Thủ thỉ về Ngoại... những câu chuyện của anh Mậu rất bình dị, nhưng luôn có tính biểu tượng.




Từ: Guest Nguyên
28/11/2017 08:59:25

"Ngoại tôi năm nay tròn 110 tuổi" nghe như đâu đây một người cháu vẫn còn rất trẻ thơ, cuộc đời của Bà hiện ra qua lời kể của Cháu sao mà ấm áp, sao mà "Bà Cháu quá" đi thôi. Cảm ơn anh. 



Từ: Guest Nguyên
28/11/2017 08:01:03

Trong tâm khảm ngoại tôi tròn 110 tuổi, "Thời gian tâm linh", nó quá thiêng liêng nên không cần phải sửa, mà câu sau đã nói rồi đấy thôi "Bà ra đi về với tổ tiên 32 năm trước đây".



Từ: Guest Vi
26/11/2017 16:18:15

Một bài viết quý quá. Bao nhiêu điều hòa quyện quý giá trong một bài viết tuyệt vời. Chưa bao giờ thấy chất liệu thực của đời sống lại hiện lên đẹp như vậy, Cuộc Đời Của Mẹ, Của Con, Của Cháu, Của Nhân Dân, Bức Tranh Đời Sông Nhân Dân Trong Một Giai Đoạn Của Quê Hương, Của Đất Nước Việt Hiện Lên làm tôi yêu thương vô cùng.



Từ: ThoaNP
26/11/2017 15:57:34

Cuộc đời Ngoại thật giản dị và tình nghĩa.


Khóa 72 các anh chị nhiều người có gia đình điển hình cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta qua nhiều thời kỳ. Cảm ơn anh Mậu đã sẻ chia tình cảm gia đình. Em cũng cảm ơn trang web KGu thân thương của Hội mình, nhờ có nó em mới được biết bao nhiêu thông tin gia đình bè bạn mà nhiều khi cứ nghĩ chỉ có trong sách, truyện.



Từ: KhanhT
25/11/2017 21:27:50

Thương lắm Mẹ Việt Nam ơi!



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hoá 72
25/11/2017 20:53:27

 Cuộc chiến tàn khốc. Hai chục năm "ngày Bắc đêm Nam". Giờ ngồi đếm lại: nhà anh Mậu, mẹ và bà ngoại - mẹ Việt Nam anh hùng; mẹ của chị Lộc, mẹ của anh Vinh (Hoá 72) là những Mẹ Việt Nam anh hùng. Cái danh hiệu không mong muốn. Nó gắn với tang thương.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s