HÀ NỘI NHỚ, HÀ NỘI MONG
Tác giả: LuongDT
HÀ NỘI NHỚ, HÀ NỘI MONG
Lại một mùa xuân sắp về
Đặng Thanh Lương
Cuối năm 1995 tôi lần đầu được bước tới nước Pháp. Không ngờ và thật may mắn cho tôi, người giúp tôi khám phá Pari ngày ấy lại chính là TS Chu Hảo- Thứ trưởng Bộ Khọc Công nghệ. Paris có cái gì đó đáng để chiêm ngưỡng, đáng để đến thăm và nghiên cứu. Người Paris sống khá thanh lịch, biết hưởng thụ và không vất vả như người Mỹ và cư dân một số nước phương Tây khác.
Hôm đấy là ngày thứ Bảy, Anh đưa tôi đến thăm tháp Eiffel. Ở đó tôi được leo lên các tầng cao của Tháp, phóng tầm mắt ngắm nhìn thành phố lúc trời chiều và khi ánh đèn hiện lên. Thật lung linh, thật huyền ảo và thật vĩ đại. Nhìn những đinh ốc tán trên Tháp mà thấy đâu đó sự gần gũi lạ thường. Giữa chốn phồn hoa ấy, tôi chợt nhớ về Hà Nội, nơi có cây cầu trăm năm tuổi, gắn trên mình đầy những vết thương chiến tranh, được làm bằng các rầm thép với hàng triệu chiếc đinh tán thành hàng thẳng tắp như trên tháp Eiffel này. Đó là công trình kiến trúc đặc biệt mang nhiều dấu ấn thời gian. Chiếc cầu đã tiễn đưa bao chàng trai Hà Nội lên đường đi đánh giặc cứu nước và cũng chính nơi những tên lính thực dân, giặc lái cuối cùng đã phải vác ba lô rút về nước sau thất bại Điện Biên Phủ trên không và trên cạn. Thật lạ, có một số “kiến trúc sư” lại gán cho công trình kiến trúc độc đáo này một cái tên rất miệt thị là “kiến trúc thực dân”. Tôi không hiểu nổi tại sao họ lại gọi như vậy? Với quan điểm ấy họ có thể coi bất kỳ di sản văn hoá nào như Vườn thượng uyển Luxembourg, Nhà thờ Đức bà, Cung điện Louvre, Đại lộ Champs-Élysées và Lâu đài Versailles đều là di sản văn hoá thực dân hay sao?
Cầu Long Biên
Paris là thủ đô, hồi ấy, thường vào cuối năm, công nhân ngành vận tải hay tổ chức đình công. Tháng 12 năm đó, như thường lệ, đình công xảy ra trên toàn tuyến giao thông nội đô Paris: từ metro đến xe buýt, tầu điện và cả taxi. Tất cả đều tê liệt. Tôi phải đi bộ xuyên Bắc Nam Paris để đi làm. Trong những ngày ấy, giữa mùa đông lạnh giá, tôi được hưởng tình thân ái của Người Việt xa xứ khi tôi đợi tầu để về nhà. Chiều muộn, trời bắt đầu trở gió. Thấy tôi đứng lâu, một người đàn ông đứng tuổi, giọng trầm ấm hỏi: -“cháu đi về đâu?”- “Cháu đi về nhà” tôi đáp lại. Sau đó người đàn ông nói tiếp, Bác cũng đi về nhà nhưng không có tầu, nhà bác ở bên Bỉ. Sắp tết, bác sang đây thăm người bà con, nhà ở gần đây. Cháu có về ở tạm qua đêm nay không? Trời tối và gió lạnh, nhiệt độ hạ xuống mau lắm. Tôi gật đầu và đi theo. Tôi được mời cơm cùng gia đình và được xếp ở cùng một giảng viên trường Kiến Trúc Hà Nội, sang thực tập. Không ngờ anh là một nhà Hà Nội học, anh kể cho tôi nghe về kiến trúc Hà Nội, những dãy phố đẹp của Thủ đô. Đặc biệt là những con phố bản sao hoàn hảo của những con phố nhỏ Paris. Tôi cảm ơn anh đã truyền cho tôi những cảm thụ về những nét đẹp cổ kính của Hà Nội mà không phải thành phố nào cũng có. Càng đi nhiều, tôi mới thấy yêu và nhớ Hà Nội. Với những con phố tím biếc mầu bằng lăng, những con đường đỏ rực hoa phượng, trắng buốt màu hoa sưa, thơm ngát mùi hoa sữa, thoang thoảng mùi hoa lan…Lang thang bên trời tây mà nhớ Hà Nội đến nao lòng. Có những con phố, những dãy nhà giống Hà Nội đến vô cùng làm cho ta có cảm giác đang lạc về phố phường Hà Nội với những gánh hàng rong, những mùi hương của cốm, của phở Hà Nội và bao nhiêu hương vị khác.
Tím biếc Bằng Lang
Trắng buốt hoa sưa
Hà Nội của ta cổ kính không chỉ bởi những đền chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XI-XII, mà còn bởi 36 phố phường xếp hình bàn cờ và những gánh hàng rong. Phố xá Hà Nội san sát là các cửa hàng, cửa hiệu và đặc biệt hơn là những quán ăn vỉa hè. Mà lạ thật, người Hà Nội vốn thanh lịch là vậy mà sao từ xưa cho đến nay vẫn có thú vui với những quán ăn vỉa hè được khắc hoạ bởi những cái tên cực kỳ dân dã như gánh phở húp, bún chử, phở cười, phở sướng, bún ốc Hồ Tây, bún chả Hàng Mành, Cầu Gỗ, chè bốn mùa Hàng Cân, quán Ông già (Hồ tây), lạc rang bà Vân v.v và gần đây, còn có cả bún chả Obama và bên cạnh có quán cafe ăn theo do ông chủ quán và gia đình có tấm ảnh chụp chung với Tổng Thống da mầu Hoa kỳ. Cái thú nhậu vỉ hè đó bây giờ đã lây sang cả khách du lịch. Nếu chưa thưởng thức được món nhậu vỉa hè thì chưa được coi là đã đến Việt Nam. Bây giờ có những góc phố khách du lịch ngồi ăn uống ở ngoài đường đông hơn cả ta. Thế mới biết sức ảnh hưởng của “dân…” mạnh đến nhường nào!
Nói đến gánh hàng rong, ta không thể không nhắc đến những gánh hàng hoa đủ mầu sắc, mùa nào thức ấy của Hà Nội.Thiếu vắng chúng chắc Hà Nội sẽ trở nên buồn tẻ và mất đi sự quyến rũ rất riêng biệt của mình. Tôi đã từng thấy cánh nhà báo, những khách du lịch say xưa ngắm và chụp hình những chiếc xe trở đầy hoa, đỗ trên các con phố, dừng bán ở đầu ô. Có lúc lại len lỏi trong các con hẻm xưa của Thủ đô. Hà Nội khoác trên mình tấm áo hoa đầy sắc mầu, không quá cao sang, không quá điệu đà mà rất bình dị như những thiếu nữ mặc chiếc áo quê ngày nào.
Không gian văn hoá ẩm thực của Hà Nội khá phong phú. Trong khi ấy, không gian văn hoá tinh thần lại rất thiếu và yếu. Các cụ có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ngày nay cái ăn không còn là nỗi ám ảnh như trước đây. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm tới đời sống tinh thần của người dân. Đáp ứng nhu cầu này, Chính quyền đã triển khai một số chương trình trong đó có dự án mở rộng khu phố đi bộ của Thủ đô. Một trong những kế hoạch triển khai là cải tạo các cổng vòm trên phố Phùng Hưng thành không gian văn hoá nghệ thuật giống như vòm cầu Issy Les Moulineaux nối vào Paris của Pháp. Cứ tưởng Hà Nội vào dịp năm mới sẽ được ngắm những bức hoạ về Hà Nội cổ nằm trong dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” do Uỷ ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm phối hợp với chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UNHabitat) và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) tổ chức thực hiện. Ngày 4/11 những bức hoạ đầu tiên đã được triển khai. Dự kiến trong vòng 2 tháng sẽ có 18 bức hoạ được hoàn thành để mừng năm mới. Có những bức hoạ để lại cho tôi nhiều ấn tượng đó là bức hoạ về gánh hàng hoa (tranh mầu) và Cầu Long Biên (tranh mảnh ghép bằng các sợi dây điện).
Phố vòm cầu Issy Les Moulineaux, Paris
Phố vòm cầu Phố Phùng Hưng, Hà Nội
Đang hí hửng năm nay, Hà Nội có điều gì mới để khoe như năm nào Hà Nội có các “Gái” Công An đứng chỉ đường trên các bục giao thông tại các ngã tư lớn của Thủ đô. Bông nhiên dự án “Các bức hoạ trên phố Phùng Hưng” bị tạm dừng do chưa được Hội đồng thẩm định phê duyệt mặc dù dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” đã được bàn từ năm 2015.
Bích hoạ phố Phùng Hưng
Bích hoạ phố Phùng Hưng
Tôi rất tiếc cho công sức của các hoạ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam đã vẽ lên những bức hoạ như vậy, họ đã dành nhiều tâm trí và tình yêu đối với Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. Có lẽ họ phải rất yêu Hà Nội mới sáng tác ra những bức hoạ đẹp đến như vậy. Đứng trước các bức hoạ đang bị “bỏ hoang” ấy mà thấy trạnh lòng. Biết đến bao giờ Dự án cải tạo phố vòm Phùng Hưng mới được hoàn thành.
Năm mới sắp tới, tôi mong Hà Nội mình sớm có thêm nhiều không gian văn hoá nghệ thuật để đời sống tinh thần của người dân Thủ đô ngày càng phong phú hơn. Tôi mong Hà Nội của tôi ngày càng trật tự, bình an và thanh lịch hơn.
Chúc mừng Năm mới!
Hà Nôi, Tháng Một 2018
Các ảnh minh hoạ trong bài lấy trên mạng
Người post: LuongDT
Ngày đăng: 19-01-2018 15:03
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |