KGU News >>Văn học >>Thơ
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 14 Tháng ba. 2018

BẾN XƯA trách ai vô tình




Tác giả: Dương Mạnh Cơ Lý75-KGU

Bài thơ đăng lại có lời bình kèm theo

BẾN XƯA

Anh về tìm lại Bến xưa

Bâng khuâng những tưởng như vừa gặp nhau

Hoa cau nở trắng hôm nào

Vườn trầu vẫy gọi nắng vào xốn xang

Tóc thề e ấp khẽ khàng

Bến Xuân ai đợi người sang chuyến đò ?!...


Thế rồi dãi nắng dầm mưa

Bến nay còn đó người chờ còn không?

Tìm em, em đã lấy chồng

Để anh còn lại chông chênh giữa đời


Nỗi đau ta mất nhau rồi

Anh như thuyền giữa biển trời bão giông

Sông sâu nước chảy đôi dòng

Cầu ai lỡ nhịp tơ lòng người ơi !

 

 LỜI BÌNH

Của nhà giáo-Nhà Thơ: Nguyễn Thị Minh Huệ

Đây là một bài thơ nặng lòng về hoài niệm. hàng loạy từ ngữ hình ảnh diễn tả nỗi niềm ây: "tìm lại bến xưa", bâng khuâng", "những tưởng", "hôm nào",... Mở đầu bài thơ là câu thơ chất chứa nỗi niềm và khao khát tìm lại những kỷ niệm xưa: "Anh về tìm lại bến xưa" "Bến xưa" có thể là một điểm hẹn xưa nào đó, mà cũng là cách thể hiện đầy ẩn ý: "Bến xưa" hay là hình ảnh của em, hình ảnh của em ngày xưa bên anh. Tìm về chốn cũ bao cảm xúc dâng trào "bâng khuâng" và kỷ niệm hiện về còn tươi nguyên. Như thế cũng đủ để hiểu: kỷ niệm của đôi ta trong trái tim anh chưa bao giờ phai nhạt. Hình ảnh: "Hoa cau nở trắng hôm nào Vườn trầu vẫy gọi nắng vào xốn xang" Hình ảnh thật đẹp - bức tranh thiên nhiên thật trong sáng, tươi vui. Nhưng ở đây đâu để vẽ hình ảnh thiên nhiên mà là lòng người. nói đến trầu -cau là nói chuyện đôi lứa. câu thơ hàm ý đôi lưa anh với em xưa kia thật đẹp và em lại là cô gái duyên dáng dịu dàng: "Tóc thề e ấp khẽ khàng" đã khắc sâu trong trái tim anh. Nhưng hôm nay anh trở về "Tìm em" thì đã quá muộn: Em đã sang sông. Nhưng "bến xuân" vẫn ai đợi "bến nay còn đó". Tình anh giành cho em vẫn vẹn nguyên. Sự thật ấy khiến anh choáng váng, đau đớn tột độ. Khổ 2 bài thơ nói rõ tâm trạng ấy bằng hàng loạt hình ảnh, từ ngữ như những nhát dao cứa vào lòng: "tìm em, em đã lấy chồng" để lại anh "chông chênh" như con thuyền gặp bão - và anh phải thốt lên đau đớntột cùng: "Nỗi đau ta mất nhau rồi" Nói về tình yêu tan vỡ, dở dang là một đề tài muôn thủa của thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung. Nhưng bài thơ "Bến xưa" của tác giả Dương Mạnh Cơ có nét riêng của nó. Tứ thơ được gói gọn trong bài thơ lục bát. Bài thơ mang phong vị ca dao này tuy nói lên sự đau khổ khi họ không đi hết con đường cùng nhau nhưng vẫn nói lên một tình yêu rất chân thành, sâu nặng và rất đẹp. 


 


Người post: CoDM

Ngày đăng: 14-03-2018 09:09






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

20/03/2018 17:56:07

Cảm ơn Memun nhé, em đã giải thích và phân tích chi tiết cặn kẽ câu thơ "Sông sâu nước chảy đôi dòng" giữa thực tế và hư cấu, khái quát trìu tượng của tác giả giúp người đọc biết thêm nhiều điều, hiểu rộng hơn và sâu sắc hơn. Rôi thì MM cũng đồng ý là "sông sâu nước chảy đôi dòng" trong bài thơ của anh và "bâng khuâng đứng giữa hai làn nước/chọn một dòng hay để nước trôi đi" mang nghĩa bóng nhiều hơn.


Cảm ơn MM đồng hương và các bạn đã ghé thăm và đồng cảm!


 


 



Từ: Meomun
19/03/2018 17:04:19

 


 




 


Chào anh Cơ, đồng hương Thái Bình.


Đọc bài thơ của anh, MM thấy có câu: “Sông sâu nước chảy đôi dòng”, MM xin mạn phép bàn thêm một tí về câu thơ này.


Trong thơ ca Việt Nam, người ta hay nhắc đến đến sông Thương, ví dụ trong truyện Kiều, trong bản nhạc “Con thuyền không bến” của nhạc sĩ tài hoa mà bạc mệnh Đặng Thế Phong. Còn Lưu Quang Vũ thuở hoa niên đã ngỡ ngàng “Sao gọi là sông Thương, cho lòng anh thêm nhớ… và… “Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng”.


Về mặt “địa lý thủy văn” (MM để trong ngoặc kép vì MM không dám chắc là đúng, hihi) thì trên đường ra biển lớn, sông Thương có hiện tượng “nước chảy đôi dòng” do hiện tượng nhập giang của sông Sim (đục ngầu phù sa) vào dòng chính -sông Thương trong xanh. Hiện tượng “đôi dòng” ấy tạo thành hai dòng chảy song song mà không hòa với nhau trên một chặng đường dài.


Vì thế, MM cho rằng “Sông Thương nước chảy đôi dòng” thì chính xác hơn là “sông sâu…”.


Tuy nhiên MM cũng đồng ý là “sông sâu nước chảy đôi dòng” trong bài thơ của anh và "bâng khuâng đứng giữa hai làn nước/chọn một dòng hay để nước trôi đi" mang nghĩa bóng nhiều hơn, do đó MM thấy anh Cơ viết như thế là "chuẩn men" rồi. 


 


Còn nữa, nếu bên ta có sông Thương, thì bên ba Tàu thời vua Thuấn có điển tích về một chuyện tình thật đẹp - chuyện tình gắn với sông Tương, tha thiết giữa muôn trùng cách xa, với những câu như sau:


…Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để Tương giang bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn


Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Cộng ẩm Tương giang thủy


Bản dịch tiếng Việt:
Tương giang người bảo sâu

Chẳng bằng lòng thương nhớ
Sông sâu còn có đáy
Tương tư không bến bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy


Cùng uống nước sông Tương


 


 


 


 


 


 



Từ: Guest Pt Thơ
18/03/2018 10:15:20

Sông sâu nước chảy đôi dòng!



Từ: PhongPT
17/03/2018 13:31:33


Có Bến Nay tuyệt vời, mà thỉnh thoẳng về quê Thái Bình lại chạnh nhớ Bến Xưa. Rất người...


 





Từ: ThoaNP
15/03/2018 01:28:13

Hay thật. Chúc mừng anh Cơ!



Từ: PhongPT
14/03/2018 20:32:50



Thật đặc biệt, bài thơ của anh Cơ được đọc ngân nga và được bình, thấy thấm thía hơn.


 



 


 




Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s