KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 08 Tháng bẩy. 2018

Những chuyến đi nước ngoài đáng nhớ




Tác giả: HoaNT

 

Những chuyến đi nước ngoài đáng nhớ

 

Nhưng năm 80,90 của thế kỷ trước để được một xuất đi nước ngoài là vô cùng khó khăn, viện VSDT là một trong những viện có nhiều người đi nhất trong Bộ Y tế,  những xuất đi nước ngoài chỉ là các Sếp và các đối tượng được các sếp có cảm tình. Đi nước ngoài hồi đó có nhiều cái lợi vì được đi đây đi đó mở tầm nhìn lại có tiền đo la tiêu và để dánh. Thường là các xuất đi nước ngoài ở Viện tôi là của các Tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, FAO, các tổ chức khoa học các nước...Mang tiếng là làm ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nhưng mãi đến tận năm 1991 tức là sau 14 năm làm việc tại viện tôi mới được xuất ngoại. Để được đi nước ngoài lúc bấy giờ đối với những người vô danh tiểu tốt như tôi thường là phải xếp hàng chờ cho mọi đối tượng lớn tuổi, được ưu ái đi trước, đi chán hoặc không đúng tiêu chí ... thì mới đến lượt. Với tôi là đối tượng đã tu học ở Liên Xô cũ 6 năm thì còn đợi dài nhé. Thời đấy tôi chỉ ước ao được đi một chuyến nước ngoài để biết xem chủ nghĩa tư bản giẫy chết xem như thế nào, mở mang tri thức và có ít tiền nuôi con. Để chuẩn bị cho chuyến đi nước ngoài tôi quyết đi học tiếng Anh ngoài giờ khi con còn bé tý, may hồi đó chồng đi làm Nghiên cứu sinh cao cấp ở ba Lan, tôi về nhà ở với ông bà ngoại nên được ông bà trông con tha hồ đi làm, đi công tác, đi học. Học tiếng Anh tại các lớp ban đêm rồi các lớp do các thày cô ở Bộ Y tế để thi có chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ Y tế sau này lại còn phải có chứng chỉ của Hội đồng Anh mới được đi nước ngoài.

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tôi là chuyến đi tập huấn VBC tại Indonexia 1 tháng do WHO tài trợ vào mùa hè năm 1991. Để chuẩn bị cho chuyến này chúng tôi

 

phải làm các thủ tục giấy tờ, visa, thi ngoại ngữ...  trong thời gian khoảng gần 2 năm. Đoàn có 4 người: anh Trần Khánh Tiên ở Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh hơn tôi khoảng gần 10 tuổi, nữ bác sỹ Nguyên ở Trung tâm Vệ sinh phòng dịch Tp. HCM kém tôi 1 tuổi là ít tuổi nhất , Bs. Nguyễn văn Hợp ở TT YTDP Hà Nội là lớn tuổi nhất . Cả 3 người đi cùng với tôi đều có trình độ tiếng Anh ú ớ vì được đi theo chế độ ưu đãi. Thế là tôi được cử làm trưởng đoàn lo hết các loại giấy tờ thủ tục từ A đến Z cho mọi người thậm chí lo cả vấn đề tế nhị kiểu loby nghĩa là các loại vì mọi người viết thư gọi điện cho tôi đều bảo tin tưởng tuyệt đối vào tôi nên tôi thích làm gì mà có lợi là đồng ý tất. Trước hôm đi chúng tôi cũng họp đoàn tại nhà bố mẹ tôi và nữ Bs Nguyên ngủ luôn tại nhà tôi để sáng hôm sau đi sớm cho tiện. Vì lúc đi chưa được phát tiền mỗi người được mang theo 50 $USD mua ở ngân hàng theo tiêu chuẩn. Theo kinh nghiệm của các anh chị đi trước thì phải mang theo ít nhất mỗi người gần 1000 $ đi để qua Thái Lan mua xe máy về bán có lãi. Tôi liền cho mỗi người trong đoàn vay vì lúc đó tôi có sẵn tiền đo la của chồng tôi gửi về chứ hồi đấy ai cũng nghèo có biết đô la là gì. Tôi cũng lo thủ tục hải quan ở sân bay để mang trót lọt số đô la đấy đi cũng là vấn đề nguy hiểm và khó. Lúc ra sân bay đến khoản khám xét tôi bị giữ lại vì tôi phạm pháp mang quá 50 $ theo quy định của nhà nước CHXHCNVN mặc dù có khai. Tất cả đoàn ai cũng lo quá tôi thì bủn rủn hết cả chân tay vì sợ, lần đầu tiên đi nước ngoài thế này mà không khéo còn bị kỷ luật. Cũng may là sau một hồi thương thuyết tôi được họ mang lên tận máy bay cho tôi số $. Ôi thoát nạn đến bây giờ sau gần 50 năm mới dám kể. Đến Thái Lan bọn tôi phải transit mấy ngày tại Đại sứ quán Thái lan để làm thủ tục đi tiếp sang Inddonexia. Lúc này là lúc tôi phải thể hiện trình độ English cho mọi người đây. Mọi người đứng ở sâng bay chờ tôi đi gọi điện gặp người của WHO tại Thái Lan đưa vé và sec để sang tiếp Inđo tôi đã gọi được và liên lạc được để lấy được các loại vé, séc lĩnh tiền. Mọi người trong đoàn phấn khởi, tin tưởng vào trình độ tiếng Anh của tôi và nhất trí là từ nay trở đi em Hoa bảo gì là nhất trí không có thắc mắc gì nữa. Đến Đại sứ quán Thái Lan chúng tôi ở khoảng 3 ngày, vì các bác sỹ trong đoàn tôi đều lần đầu tiên đi nước ngoài xa nhà, không biết làn gì thế là tôi với em Nguyên suốt ngày phải chợ búa cơm nước cho cả đoàn, may là chúng tôi mang  nhiều mỳ ăn liền và đồ hộp đi nên cũng tiết kiệm được khá nhiều. Việc đầu tiên là dùng số đo la mang theo của tôi đặt mua đủ 4 xe máy Win cho 4 người theo tiêu chuẩn để lúc về là có xe mang về Việt Nam bán lấy lãi. Thời đấy Đại sứ quán nước nào cũng có các dịch vụ mua xe máy, áo phông Thái, quần áo lót....nên đăt mua dễ chứ nếu ra ngoài mua thì không biết chỗ mua với lại nhân viên sứ quán ở lâu nên họ có kinh nghiệm mua bán hơn. Nhờ có số tiền mang theo này mà chúng tôi mua được xe chứ tiền theo tiêu chuẩn thì là tiền trong American express séc phải sang Inđo mới được WHO phát từng đợt rôi  ra ngân hàng rút được. Với só tiền mang theo tôi cùng mọi người mua xe máy xong đi chơi tung hoành ở Thái lan. sau 3 ngày làm các thủ tục tại Thái chúng tôi lên đường đáp máy bay sang Indonexia. Xuống sân bay thủ đô Jakarta của Indonesia vào khoảng 20h tối chúng tôi lên taxi về đại sứ quán Việt nam. Lần đầu đi nước ngoài chưa có kinh nghiệm nên khi lái xe  hỏi High way or not tôi Ok High Way luôn cho sướng chẳng mặc cả gì nên về đến cửa Đại sứ quán ngoài tiền theo congter meter ra tôi phải trả phí đường cao tốc nữa, không những thế lái xe lại còn đòi thêm tiền xách đồ lên xuống xe nữa, thế là một trận cãi nhau với lái xe về tiền nong một lúc. Rất không may cho đoàn chúng tôi là Đại sứ quán hôm đấy hết phòng vì có đoàn ca múa nhạc Việt Nam sang biểu diễn nên họ ở hết ở Đại sứ quán. Thế là chúng tôi đi lang thang đến mấy khách sạn xung quanh khu vực Đại sứ để thuê phòng, nhưng vì mùa hè các khách sạn kín phòng nên phải book trước. Đúng là sảy nhà ra là ăn mày vừa đói, khát lại lo không có chỗ ngủ đêm đầu tiên ở xứ người. May quá tôi lại có số điện thoại của một anh là đại diện quân sự ở Indonesia nên mấy anh mang ô tô đón chúng tôi đến nhà riêng của các anh ngủ nhờ 1 đêm đên hôm sau về Đại sứ quán mới có phòng. Đúng là lúc xa sứ được sự đùm bọc của người Việt nam mình thì quý hơn vàng. Buồn cười lúc đi quanh Jakarta ngồi trên xe Bs. Hợp là người Hà Nội gốc ở phố Hàng Thiếc lúc đấy đã gần 60 tuổi chuẩn bị về hưu nên được đi sang đây theo chế độ ưu đãi trước khi về hưu, chẳng đi đâu bao giờ nên nhìn cái gì cũng thấy lạ , thấy ban đêm toàn thành phố Jakarta đèn vàng anh ấy bảo: Bọn này tiết kiệm hơn mình sao đèn ban đêm gì toàn màu vàng tối mù. Thế là phải giải thích mãi là đây là mốt hiện đại, an toàn  mà anh Hợp vẫn không chịu vẫn cứ khăng khăng bảo đúng là đồ bần tiện sao không dùng đèn sáng chói lòa lên như nhà mình.Đến sáng hôm sau chúng tôi về Đại sứ quán ở. Tôi lại hỏi đường đến đại diện của WHO để gặp mặt  và lấy chương trinh học tập 1 tháng tại Indonesia. Tại đây chúng tôi mới được chính thức gặp đại diện của WHO để lấy một phần tiền qua thẻ American express, phần còn lại đến cuối đợt mới được lấy tiếp chắc là sợ nhỡ có ai trốn về trước. Thế là lần đầu tiên tôi lại đưa mọi người ra ngân hàng rút tiền từ tờ séc American Express vì có bao giờ chúng tôi được cầm tờ séc hơn 1000USD như thế này đâu. Sau đấy tôi lại ra bốt điện thoại thả xu gọi cho đại diện của Bộ Y tế Indonessia đón tiếp chúng tôi trong thời gian tập huấn ở Indo, tôi còn xin cho đoàn 1 xe ô tô comang car đưa đoàn đi. Theo chương trình chúng tôi sẽ phải đi thực tập tại 4 đảo của Inđô: Sumatra, Java, kalimantan và Bali mỗi nơi khoảng 1 tuần.  Thấy mọi việc bước đầu trôi chảy mọi người trong đoàn rất yên tâm vào khả năng đối ngoại của tôi nên anh Hợp bảo : Em Hoa cứ phát huy nhé bọn anh cứ dựa vào em mà cái bọn Inđo này bất lịch sự nhỉ chúng mình sang đây chúng nó chẳng tiếp đón gì cả cứ phải tự liên hệ thế này khó khăn quá, may có em Hoa chứ bọn anh đi thì chẳng biết cái gì chịu chết đấy. Mấy ngày ở Jakarrta thì tôi toàn phải nấu cơm cho mọi người ăn cho phù hợp và đỡ tốn tiền còn đi các tỉnh thì lại nhờ lái xe đưa đến những khách sạn, nhà ăn rẻ tiền. Có nhưng lúc bạn mời nhà ăn sang trọng mọi người cứ hỏi tôi là họ trả tiền hay mình phải trả hả Hoa ơi, không tiện hỏi nên tôi bảo thôi cứ ăn đi rồi tính sau chẳng nhẽ các doctor Việt Nam không có tiền mời họ à. Nên đến lúc gọi cứ phải nhìn vào giá ở menu gọi những món rẻ thôi. Vì không ăn quen các món ở Inđo nên tôi thường vào bép nấu xào theo kiểu Việt nam. Có hôm đưa đến khách sạn thuê phòng mọi người cứ bảo chỉ chọn phòng 5$ thôi nhưng họ bảo đây là phòng for driver cho lái xe, tôi thấy ngượng và sỹ diện nên bảo mọi người là thôi mình toàn doctor cả nên ở các phòng khoảng 15-20 đô cho đỡ khổ. Có hôm đi đến Bali biển đẹp nổi tiếng như thế mà mọi người ra biển ngắm 1 lúc bảo chẳng đẹp gì, ở Việt nam còn đẹp hơn, với lại ở đây các thứ đắt lắm em Hoa cho mọi người về Jakarrta để còn mua đồ mang về nước. Thế là mình lại phải ra hãng máy bay đổi vé về Jakarrta sớm hơn 3 ngày. Có hôm đi xe lên núi để thực tập phòng chống dịch ở địa hình miền núi, thấy đi vòng vòng quanh sườn núi rất vòng vèo, Bs Hợp bảo: bọn này ngu nhỉ sao không làm đưởng thẳng vút lên cao cho ngắn mà cứ phải vòng vèo thế này thế là cả đoàn lại cười vỡ bụng, giải thích mãi mà anh cũng không chịu. Có hôm sau khi ăn thấy anh lái xe cứ chần chừ không về ngay tôi hỏi thì anh bảo Bs Hợp hứa tặng anh ấy 50 đô la tôi bảo kìa anh Hợp hứa thì tặng anh ấy đi, anh Hợp bảo: đâu anh có hứa gì đâu anh bảo lương bác sỹ ở mình là 50 đô / tháng chứ. Thế là tôi lại phải xin lỗi anh lái xe mãi và mọi người trong đoàn thống nhất là vì tiếng anh kém nên muốn nói gì phải qua Hoa nói hộ. Đi đường có 4 người nhưng cười nói, tranh luận khá vui vẻ chứ không như các đoàn Việt Nam đi trước thấy về kể toàn cãi nhau còn không thèm nhìn mặt nhau nữa, tất cả chỉ vì tiền nong thôi chán thật. Đấy là chuyện ăn ở còn mục đích của chúng tôi đi tập huấn theo chương trình VBC tức là phòng chống các bệnh dịch do vec tơ truyền cho nên có những ngày phải học lý thuyết, thực tập do các chuyên gia đầu ngành của WHO tại Indonesia dạy, trong giờ học là chúng tôi phải trao đổi, đặt câu hỏi cùng với các chuyên gia xây dựng các phương án chống dịch nhưng suốt thời gian học tập chỉ có mỗi mình tôi trao đổi, dịch cho mọi người còn các anh bảo: toàn những việc mình còn giỏi hơn họ chẳng cần hỏi gì thôi em Hoa cứ thích hỏi thích nói gì thì nói, thế là sau những buổi học mình thấy  căng thẳng lắm vì cứ phải nghe rồi nghĩ các loại câu hỏi để hỏi, trao đổi cho hết giờ nên cũng mệt ra phết vì sau đấy là làm bài tâp, báo cáo ... tất cả là mình hết. Thấm thoắt cũng hết 1 tháng chúng tôi quay về WHO báo cáo tình hình học tập ăn ở và lĩnh nốt hết tiền. Hồi đấy cứ ai đi nước ngoài về là phải nộp 30% tiền thừa cho Bộ Y tế nên cứ đi đến đâu thì lại phải xin các hóa đơn trống để về khai tăng số tiền ăn ở giảm số tiền phải nôp. Tất cả các mánh khóe gian dối này đều là do các đoàn đi trước phổ biến lại hết chứ làm sao mà chúng tôi biết được. Đi nước ngoài hồi đấy là để kiếm thêm tiền do tiết kiệm từ tiêu chuẩn được phát kiểu như per diem ấy, những xuất nào có per diem cao thì không đến lượt mình, những xuất cho mình thì phải đi nhiều ngày thì tích cóp lại mới được hơn 1000 $ USD/ 1 tháng. Ngoài ra tại các nước châu Á như Thái lan, Indonéia, Philipin... thì có những loại áo phông, quần bò, quần áo lót... là những loại có thể mua về làm quà cho bạn bè và bán lại cũng có lãi. Thể là lần đầu tiên sau bao năm công tác bọn tôi thu hoạch được là 1 khóa học về kinh nghiệm phòng chống dịch của nước bạn và làm kinh tế thêm là mua một lô quần áo lót, áo phông cho đến bây giờ tôi vẫn còn có những áo chưa mặc đến và 1 xe máy Win của Thái Lan. Lúc ra sân bay về nước ai cũng bị quá cân tôi lại trổ tài ngoại giao xin thêm cân vì lúc hải quan bạn hỏi cái gì mà nhiều thế tôi bảo toàn su chiêng, si líp nên họ cười và cho qua. Sau 1 tháng về tôi lại phải làm thủ tục lấy xe Win cho mọi người, lúc đó tôi ở nhà bố mẹ đẻ trên tầng 4 tập thể Nam Đồng vì lúc đó con đầu mới gần 3 tuổi mà chồng lại đang ở Ba Lan. Thế mà bố mẹ tôi nhờ hàng xóm khuân 4 cái xe Win lên tận tầng 4  và lúc ấy chỉ phải bồi dưỡng cho mỗi thanh niên 1kg đường kính là vui vẻ nhiệt tình. Sau đấy tôi lại làm thủ tục bán cả 4 xe cho mọi người trong đoàn rồi gửi tiền vào Nam cho anh Trần Khánh Tiên và Nguyên còn anh Hợp đến nhà lấy. Ai cũng vui vẻ vì xe mua có 1000 $ USD mà bán được 1700 USD, đúng là lãi to. Đô la hồi đấy sao mà giá trị thế, Bs. Tiên về sau cứ nhắc mãi nhờ có số tiền thu được sau đi về anh ấy đủ tiền lấy được cái nhà 2 mặt tiền trên 100 m2  do được hóa giá cho cán bộ đi B tọa trên phố trung tâm Sài Gòn. Mỗi lần vào sài gòn chơi hay công tác vợ chồng anh Tiên đều quý tôi   và tiếp đón như người nhà, mỗi khi gặp khó khăn tôi gọi điện vào anh gửi cho tôi vay hàng chục cây vàng là chuyện thường tình. Sau chuyến đi Anh Tiên trang bị cho đội bóng chuyền của Viện Pasteur HCM mối người 1 áo phông Thái đồng phục còn tôi trang bị cho rất nhiều chị em trong khoa áo su chiêng Inđo loại cây lúa, quần lót Thái là mốt lúc đấy. Đi nước ngoài những năm xưa thật vất vả nhưng cũng vui và có giá trị về cả kiến thức lẫn kinh tế.  Sau này cơ chế đổi mới nên tôi được đi họp, hội thảo đến hơn  50 lần với hơn chục quyển Hộ chiếu visa tại hàng chục nước tại các châu lục địa Á, Âu Mỹ,  Phi, Úc... rất vinh dự nhưng tôi vẫn nhớ mãi lần đi nước ngoài đầu tiên của tôi sau khi đi học ở Liên Xô về. Rất tiêc là hồi đấy ai cũng nghèo quá chẳng có máy ảnh để chụp, Sau đợt tôi cũng mua 1 máy ảnh nhưng là máy ảnh phim không biết chụp nên hỏng hết, hình như cũng có vài ảnh nhưng thất lạc đâu đó chưa tìm được.

Nhìn lại hơn chục quyển hộ chiếu với rất nhiều visa các nước lại gợi nhớ những lần xuất ngoại, mỗi lần đi là một kỷ niệm không bao giờ quên . Lần tiếp theo là đi Nhật bản 1 tháng vào năm 1994, lần này tôi được đi cùng đoàn với Bác sỹ Hải ở Bộ Y tếm trước là Giám đốc TTYTDP của Thái Bình, Bs. Giao ở Bệnh viện Nhiệt đới Tp. HCM và em Loan khoa Vi rut viện Pasteur Tp. HCM. Lần này là đi Hội nghị và tập huấn về Sốt xuất huyết của WHO tổ chức tại Đại học Tổng hợp Nagasaki. Chuyến đi này cũng khá nhiều chuyện để nói vì tất cả lần đầu tiên đi Nhật Bản. Ai cũng mang theo mỳ ăn liền và thức ăn cho 1 tháng ở Nhật mặc dù là có tiền phát cho sinh hoạt hàng ngày nhưng vì vẫn phải tiết kiệm vì ăn ở Nhật đắt và không phù hợp. trong lúc chờ transit ở Thái Lan tự nhiên tôi nhìn xuống dưới sân bay thấy họ chở các vali của chúng tôi vào dây nhận hàng thể là chúng tôi lại phải check out ra nhận hàng và check in lại vì lúc gửi hàng không dặn là gửi đến Osaka. Thế là lúc check in lại chúng tôi lại mất tiền để vào đã thế lại còn bị phạt vì vi phạm không có visa vào Thái Lan thế là lại phải loby cho nhân viên ở đấy mất mỗi người 10 Usd rồi sau cậu ta lại bảo thêm mỗi người 10 Usd cho sếp của nó nữa, hồi đó Thái Lan cũng đã có tệ nạn vòi tiền như mình, đấy cũng là bài học cho những đợt đi sau này.

 

Tại đây lần đầu tiên tôi có bài báo cáo thay mặt toàn đoàn trước  Hội nghị quốc tế bằng tiếng Anh với chuyên đề: Tình hình sốt xuất huyết dengue ở Việt Nam. Đây cũng là bài báo nước ngoài đầu tiên tôi được đăng trong sự nghiệp làm khoa học. tại đây tôi cũng được học chẩn đoán sốt XH bằng  phương pháp PCR do chính Gs. Igarashi nhà virut học nổi tiếng trên thế giới phát minh ra phương pháp này cầm tay hướng dẫn tôi làm thí nghiệm. Đây là lần đi Nhật đầu tiên nên tôi rất háo hức vì từ những năm 90 tôi đã được tham gia các dự án với Nhật và làm việc với rất nhiều các nhà chuyên môn Nhật ở trường đại học tổng hợp Nagasaki, trong đó có Gs. Igarashi sau này là hiệu trưởng của trường này đã nhiều lần sang Việt Nam từ những năm chiến tranh và giúp Việt nam rất nhiều trong quá trình sản xuất vắc xin Viêm não Nhật Bản và các nghiên cứu về Sốt xuất huyết, các bệnh do vec tơ truyền. Tôi cũng đã có nhiều năm làm việc với Hãng Sumitomo Chemical  là hãng hay tài trợ cho các nghiên cứu của Nhật với Việt Nam vì vậy lần này ra sân bay Osaka đón đoàn để transit đi Nagasaki là anh bạn Tagaki bằng tuổi tôi và rất hay tâm sự với tôi về mọi việc trong cuộc sống. Tagaki bảo rất phù hợp nói chuyện với tôi vì cùng tuổi ngựa nên có thời gian hàng ngày tôi thường nhận những cú điện thoại từ Nhật Bản sang của Tagaki kéo dài hàng tiếng với các chuyện về công việc, gia đình, vợ con, tình yêu. Anh ta suốt ngày hỏi ý kiến tôi tư vấn về tình cảm, sau này tôi mới biết là mỗi cuộc điên thoại đó phải tốn hàng trăm đô la, tôi cầm máy nghe cũng mỏi hết cả tay. Tất cả chỉ vì nguyên nhân hồi đó anh ta yêu một cô gái Việt Nam mà không muốn bỏ vợ con cũng không muốn cho cô gái Việt nam kia yêu người khác nên chẳng biết nói với ai toàn tâm sự và hỏi tôi phải làm thế nào, đối với tôi vừa khó vừa buồn cười. Lần này khi chúng tôi ra cửa sân bay Osaka đã thấy anh bạn Tagaki ôm một lẵng hoa hồng vàng dễ đến 50 bông cùng 4 túi quà cho chúng tôi trong đó có một cái quạt Nhật bản , 1 hộp bút Valeno, ngoài ra tặng tôi riêng 1 máy ảnh sony với 5 cuộn phim ( hồi đấy chưa có máy ảnh số) cùng các băng nhạc Nhật và Quốc tế để tôi nghe cho đỡ buồn. Nhìn thấy sự đón tiếp quá nhiệt tình với lẵng hoa hồng vàng hoành tráng với các túi quà lịch sự anh Hải bảo: Đúng là thằng cha này mê em Hoa nên chúng mình được nhờ nhưng mà giá như những thứ này thay bằng đo la thì tốt biết mấy. Đúng là người Việt Nam thực dụng nên tôi phải giải thích là người Nhật hay tặng quạt là tượng trưng cho sự cởi mở thân thiện, còn những bút Valeno đấy là hàng hiệu rất đắt khoảng 200USD  là tặng phẩm của Hãng cho các đối tác đặc biệt vì tôi đã làm với hãng này quá lâu năm, hoa hồng vàng là biểu hiện tình bạn của anh bạn rất ga lăng, lịch sự của tôi thôi . Thấy tôi mang vali to anh bạn hỏi madam Hoa mang vali to thế để làm gì. Tôi liền bảo tôi sẽ mua các loại made in Japan vì tôi rất mê hàng Nhật. Thế là anh cười to và bảo rồi để xem madam Hoa mua được gì vì mọi thứ made in Japan vô cùng đắt. Quả là đúng vì sau giờ Hội nghị chúng tôi hay đi Shopping, thích nhất là mua  bán ở Nhật rất thoải mái, thoải mái xem, thử hàng cũng không sao nên mỗi lần đi mua giầy dép là anh Hải lớn tuổi cùng đoàn bảo tôi: anh rất khó chịu vì thất em thử bao nhiêu đôi giầy đẹp đi vừa thế mà em không quyết định mua đôi nào là thế nào? Tôi bảo đắt quá anh ạ. sau đợt về đúng là tôi gửi lại vali không ở Osaca cho anh bạn Tagaki mang về Việt Nam cho tôi khi anh sang công tác,. Thấy thế anh ta bảo: tôi biết mà madam Hoa sẽ không mua gì được ở Nhật Bản đâu. Nhưng đúng là tôi dở hơi vì đã mua 2 cục acquy khô của xe  giá gần 200 Usd vì thời gian đó chồng tôi ở Ba Lan gửi xe Cup 82 Made in Nhật mà đến tận bây giờ tôi vẫn sử dụng tốt gần 30 năm rồi. Thế là ra đến sân bay tôi bị gọi ra để lấy 2 cục acquy ra cho ra ngoài chỗ an toàn, suýt nữa chậm máy bay vì thủ tục rườm rà mà phải đến sân bay Thái Lan mới được nhận lại. sau về đến Thái Lan cũng chẳng nhận được thế là tôi lại nhờ Tagaki nhận hộ thấy phức tạp quá anh bạn tôi  cười và bảo thế thì thà tôi trả cho Hoa số tiền mua 2 cục acquy đấy về Việt Nam mà mua còn rẻ và đơn giản hơn nhiều không ai dở hơi mua ở Nhật những thứ đó.  

 Sau này tôi liên tục tham gia dự án JSPS của Nhật bản với Việt Nam trong Phòng chống các bệnh dịch và được phụ trách mảng Nghiên cứu các biện pháp phòng chống các bệnh do vecto truyền. Hàng năm dự án này có các hội nghi,

tập huấn ở các phố

khác nhau của Nhật bản. Vì vậy trong quá trình công tác tôi cũng có dịp thăm các thành phố của Nhật Bản hàng năm như: Tokyo, Kyoto, Osaka, Hokaido, Kobe, Sendai....Tôi  đi Nhật tới hơn chục lần và lần nào cũng để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về con người, văn hóa, tình thày trò, tình bạn bè rất ấn tượng, khó quên, có thể nói Nhật Bản là nơi giúp tôi trưởng thành nhiều trong sự nghiệp khoa học suốt cuộc đời đi làm của tôi. Tôi có rất nhều công trình nghiên cứu khoa học với các bạn Nhật được đăng trên các tạp chí nước ngoài. Từ những năm 90 này tôi đã được các bạn Nhật mời ăn thịt bò kobe nướng ngay ở thành phố Kobe, xếp hàng để thưởng thức bánh bạch tuộc trên đường phố Osaka tâp nập, ăn cá hồi sống với món saximi nổi tiếng của Nhật, được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, ngắm hoa anh đào, đi các chùa nổi tiếng của Nhật, đi hát karraoke những buổi chiều tối sau giờ làm việc ở các thành phố nổi tiếng ăn chơi trên đất Nhật như Tokyo, Osaka, Kobe....  Đúng là mỗi lần đến Nhật tôi có cảm giác như ở Viện VSDT của tôi vì hàng ngày bọn tôi thường gặp và làm việc cùng nhau nhiều năm ở Viện suốt mấy chục năm, chúng tôi biết và quen nhau từ thủa còn trẻ mới ra trường. Mỗi lần sau Hội nghị là các bạn Nhật lại kéo chúng tôi đi các quán thưởng thức các món ăn Nhật, đi tắm nước nóng xông hơi, đùa cười trêu chọc nhau như trẻ con mà cũng toàn là cỡ giáo sư lãnh đạo các khoa phòng nhưng ra ngoài thì rất bình dân hát hò, khua chân múa tay như trẻ con rất vui, tự nhiên  chan hòa tình anh em, đồng nghiệp. Tuy là có tiền ăn ở hàng ngày nhưng hầu như mỗi lần đi công tác nước ngoài tôi toàn mang mỳ ăn liền đi ăn cho đỡ tốn kém, tiết kiệm tiền cho con. Chẳng thế mà có lần có anh bạn của Tổ chức y tế thế giới trẻ, đẹp trai lịch thiệp sáng nào cũng hỏi thăm sức khỏe mời đi ăn sáng cùng tôi toàn từ chối và  nói dối là đã ăn ở nhà ăn khách sạn từ sáng sớm rồi. Mấy anh chị Việt Nam cứ tủm tỉm cười về tính sỹ diện của tôi. Đến bây giờ ngửi thấy mùi mỳ ăn liền, cá hộp là tôi sợ rồi vì phải ăn nhiều quá. Đi Nhật rất thích nhưng chán nhất là không sử dụng được tiếng Anh nên mỗi lần đi ăn ở hàng là phải chỉ trỏ giải thích mệt mỏi lắm. Nhưng những năm gần đây khi đời sống lên cao thì nghĩ rằng chẳng tội gì phải tiết kiệm với lại đi Hội nghị thì hầu hết ban tổ chức đã lo trả khách sạn, ăn uống nên hầu như hết tiền, phải mang thêm tiền đi mua các thứ.

 

Đến năm 2000 tôi có dịp đi một loạt nước Trung quốc, Ý, Đức, Nhật ... Năm 1975 tôi có dịp ở lại Bắc Kinh khoảng 10 ngày trong đợt đi về phép. Hồi đó là năm thứ 2 tôi  PhongPT được về phép đợt đầu với lý do tôi có bố đi B còn Phong là có bố bị ốm thì phải. Năm đó tôi với Phong đi tàu từ Kisinhop lên Mockva đến ký túc xá trường Hóa Mendeleep ử nhờ nhà Tuyên bạn thân của Bình Trần. Lần đầu tiên chúng mình đi lên Mát nên rất ngớ ngẩn vào ký túc xá phải vụng trộm vì nếu phát hiện người lạ là bà thường trực không cho lên nhà Tuyên. Đến sáng hôm sau bọn mình lên Đại sứ quán Nga để lấy vé về Việt Nam, vừa gặp mấy chú ở sứ đã hỏi chúng mình có quạt tai voi không để lại cho các chú ấy, bọn mình không có thế là các chú hành chúng mình bằng cách đưa tiền cùng giấy tờ tự lên ga Mockva mua vé cho cả đoàn gần 1000 vé tàu về Việt Nam ngay tối hôm đấy có thế thì mới cho chúng mình 2 vé nếu không phải chờ đến tuần sau. Vì máu về nước chúng mình nhận ngay nhiệm vụ mà về sau ai cũng chửi cho mấy lào ở Sứ quán. Rất nhớ là hôm đấy đúng là ngày Tỏng thống Mỹ Nicson đến thăm Mockva thế là tất cả các ngả bị cấm đường chỉ còn đi bằng Metro mà 2 đứa chúng mình từ xứ quê Monđavia có biết đi Metro bao giờ đâu thế mà chúng mình cũng mang được gần nghìn vé cho cả đoàn các anh chị năm cuối từ các thành phố khác về nước. Bọn mình mang vé về đến sứ quán mà ai cũng sốt ruột nóng lòng chờ đợi và ai cũng thán phục khen bọn mình giỏi và trách mấy chú đại sứ sao lại sai chúng mình việc khó thế. Đúng là tuổi trẻ thời đấy vô tư dễ sợ, đi mua vé cho cả đoàn như thế mà 2 đứa mình phải nằm 2 giường ngoài hành lang còn các anh chị năm trên thì cứ từng đôi từng đôi vào nằm cupe với một đống đồ xe đạp, đài Rigonda.... chật cứng ngổn ngang cả lối đi. Đã thế lại nằm cạnh chỗ mấy anh hút thuốc lá khói um, nồng nặc và đã bị Phong lườm nhắc nhở gay gắt. Đến Bắc kinh thì các anh chị về hẳn được ưu tiên về trước vì không còn tiền, chúng mình về phép sẽ còn sang nữa có tiền phải ở lại Bắc Kinh 10 ngày mới có vé tàu đi tiếp. Thế là 2 đứa chúng mình nằm lại khách sạn Bắc vĩ 10 ngày đi chơi bắc kinh mệt nghỉ chỉ tốn tiền thôi. Cậu Phong bảo mình là cứ yên tâm cậu ấy biết tiếng Tàu, thế là mình yên chí ỷ lại vào khả năng tiếng Trung của Phong. Nhưng có lúc cần thể hiện tiếng Trung thì mình nhắc nhở Phong bảo mình chỉ biết những câu như Mao chủ tịch muôn năm, tôi là người Việt Nam, các khẩu hiệu thôi chứ đường xá là chịu. Thế là có hôm đi lên Đại lầu chơi bọn mình mang tờ hướng dẫn của khách sạn đi lên xe buýt đi đếm bế để xuống. Xe buýt ở Trung quốc lúc đấy cũng đông dễ sợ mình bị chen bẹp dí trên xe đến lúc phải xuống không xuống được đành chịu đi quá bến rồi đi ngược lên. Chẳng biết tiếng chúng tôi vẫn đi khắp Bắc kinh với tờ giấy và bút Phong vẽ hình tượng lên để hỏi đường,có hôm đi Tử Cấm thành chúng tôi muốn hỏi bến xe đi về ở đâu, 2 đứa chúng tôi leo tận lên chòi canh gác của công an ở trung tâm để hỏi đường bằng cách vẽ hình ô tô với mũi tên ngược lại thế mà họ cũng hiểu và đưa chúng tôi đến tận bến xe. Nhìn thấy tôi quá giống người Trung Quốc nên nhiều khi đi đường họ toàn sổ tiếng Tàu hỏi làm tôi phải nói câu “Pú tủng” , có hôm chúng tôi vào cửa hàng giao tế ở Bắc kinh chỉ cho người nước ngoài có hộ chiếu vào mua hàng thì tôi bị giữ lại không cho vào tôi bèn nói “ Zuê nản” là người Việt thế là họ nhìn tôi cười to mời vào. Hồi đó chẳng hiểu mượn được anh nào năm trên của Kgu  máy ảnh xịn mang về chụp ảnh mà trình độ chụp thế nào chỉ được 1 cái ảnh duy nhất tôi ngồi trên con trâu ở Tử Cấm Thành còn hỏng hết. Cho mãi đến năm 2000 tôi có dịp được  mới sang Bắc Kinh dự Hội nghị Quốc tế về các bệnh do đông vật truyền. Phải nói rằng Trung Quốc có kinh nghiệm phòng chống các bệnh truyền nhiễm thật vì từ những năm này mà họ đã có nhiều nghiên cứu về các bệnh do động vật truyền với các nước và không phải ngẫu nhiên mà họ lại mời đích danh các đại biểu các nước có đường biên giới với họ như Việt Nam, Campuchia, lào, Thái lan...Tôi là đại biểu duy nhất của Việt Nam được mời và có báo cáo cùng bàn luận với các bạn quốc tế như Đức, Mỹ , Nhật bản.. Những hội nghị như thế này rất giúp ích cho tôi sau mỗi lần được dự để có nhiều kinh nghiệm làm việc với các bạn trong hợp tác nghiên cứu..Ngồi cạnh tôi là anh bạn Campuchia đã từng học ở đại học Thú y Hà Nội và trường Đảng Nguyễn Ái Quốc nên rất thạo tiếng Việt. Lần này sau gần 30 năm trở lại Bắc Kinh tôi bị choáng ngợp bởi sự phát triển vượt bậc của thành phố này với những làn xe rộng, hiện đại trên đường phố Bắc Kinh khác hẳn với trước kia chỉ toàn xe đạp Phượng hoàng màu đen xì với những chiêc áo màu xanh hòa bình quần màu ghi đồng phục của dân chúng Bắc kinh thời xưa. Các đại biểu chúng tôi rủ nhau đi chơi Tử cấm thành đúng vào hôm có sự kiện Bắc Kinh đón chào công dân đầu tiên là người Trung Quốc lên vũ trụ nên họ khám xét rất kỹ. Anh bạn Campuchia cứ đòi xách hộ tôi áo khoác cho vào túi của anh ta thấy cồng kềnh nên công an tưởng bom mìn bắt mở ra khám. Sau này tôi được mời sang Trung Quốc cũng nhiều lần dự các hội nghị Quốc tê về cúm, hóa chất diệt côn trùng, hương trừ muỗi.... Có lần đi họp ở Quế Lâm tôi rủ cả Phong đi cùng cho vui và chúng tôi lại được ngồi trên tàu Liên vận đi từ Hữu nghị quan đến Nam Ninh rồi dừng ở Quế Lâm.

Lần này chúng tôi được các bạn mời đi thăm các danh lam thắng cảnh của Trung quốc rồi mời đi Quảng Đông, Quảng Tây, đến nhà các đại gia đứng đầu các tập đoàn 

 

hóa chất diệt côn trùng thật đẹp và lộng lẫy, được thưởng thứ các món  nổi tiếng của Quảng Đông, Quảng Tây... Thường là các Hội nghị ở Trung Quốc tôi được mời dự ở các thành phố khác nhau: Tô Châu, Hàng Châu, Thẩm Quyên, Bắc Kinh, Thượng Hải... để cho các đại biểu có thể tham quan luôn mà không bị trùng lặp.Nhớ và buồn cười nhất là lần này Phong mang laptop theo để 2 đứa chúng mình ngồi hàng đầu đại diện cho đoàn Việt nam cũng có laptop trên bàn cho oai như các đoàn khác. Nhưng đến lúc cần mang ra bày thì laptop Phong để trong cặp da hàng hiệu rất xịn bị hóc khóa chăng thể nào mở được. Thế là Phong phải ra nhờ lễ tân gọi hộ thợ khóa đến mở hộ mới mở được. Lúc mình đứng trên bục đọc báo cáo bằng tiếng Anh có cô phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung thì Phong ngắm mãi mới chụp cho mình cái ảnh một mình vì không tích chụp ảnh có cô phiên dịch lẫn với người đọc báo cáo chính.

 

 

Lần  sau Hội nghị  chúng tôi được các bạn cho đi tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh ở Quế Lâm, được mời đi đến cơ sở, nhà của các giám đốc tập đoàn Hóa chất diệt côn trùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, được thưởng thức các món ăn với các khẩu vị của các miền của Trung hoa. Ấn tượng nhất là xem biểu diễn Nghệ thuật Exspres Red có hàng nghìn người, thuyền dưới sông do Trương Nghệ  Mưu dàn dựng sân khấu ngoài trời tái hiện cuộc sống, lịch sử Trung Quốc rất hoành tráng. Hôm lên đường về nước phải có các bạn đưa ra ga vì người Trung quốc không sử dụng tiếng Anh, hỏi taxi ở đâu cũng không biết, có rất nhiều nhà ga đi các hướng suýt nữa họ lại đưa chúng tôi đi lên Bắc Kinh. Buồn cười nhất là trước khi về chúng tôi ăn sáng và để phòng xa mỗi đứa mang 1 quả trứng ở nhà ăn theo đi đường phòng đói không có gì ăn. Lúc đến ga Nam Ninh thì chúng tôi đinh bóc trứng ra ăn mới phát hiện là trứng vịt sông chẳng còn cách nào khác là chúng tôi phải ngậm đắng nuốt cay húp quả trứng sống vì chẳng biết vứt đi đâu may không có ai nhìn thấy thì phải. Sau này tôi còn có dịp đi Hàn Quốc với Thục PT năm 2010, đi lại Nga sau 30 năm vào năm 2012 rồi đi Pháp và các nước châu Âu như Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Mannaco.... với Bình K, Bình Trần và chị Thảo... những chuyến đi này đã có các bài riêng viết trên trang Kgu này rồi.

Năm 2000 tôi cũng được hãng Bayer mời đi Đức và Milan để thăm cơ sở và báo cáo tiến trình thực hiện hợp tác nghiên cứu với bạn về các hóa chất diệt côn trùng của họ được sử dụng ở Việt Nam. Lần đầu tiên tôi được đi các nước “tư bản giãy chết”. Lần này tôi được đi thăm thành phố Bon, Hanbuor, Colon, Milano... thăm hãng hóa chất nổi tiếng của Bayer với tòa nhà có hình tượng viên thuốc Acperin nổi tiếng là phát minh của hảng mang nhiều lợi ích cho nhân loại mấy thế kỷ cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi.  nên thấy choáng ngợp quá sức tưởng tượng. Ở đây tôi được đứng trên một phòng họp nằm ngay trên sân vận đông Bayeren để báo cáo đề tài và thảo luận với các bạn về kế hoạch nghiên cứu, thích nhất là được các bạn ký các hợp đồng nghiên cứu với viện, khoa và phòng thí nghiệm của tôi lúc bấy giờ. Tại đây tôi được các bạn mời đi thăm quan du lịch tại các điểm nổi tiếng, thưởng thức các món ăn Âu. Ấn tượng nhất là được vào xem bức tranh gốc Bữa tiệc cuối cùng của danh họa nổi tiếng Leona de Vinci tại thành phố Milano, được thăm nhà thờ Dom ở Colon, đi dạo quanh thành phố Bon, vào các khu vườn , lâu đai, du thuyền trên sông Rain.... rồi được mời xem 1 trận bóng đá châu Âu ngay trên sân vận động Bayeren.

Từ năm 2000 cứ năm nào tôi cũng được mời đi họp Hội nghị, Hội thảo hay tập huấn một vài lần tại các nước malaysia, Singgapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, lào, Campuchia.... mỗi lần từ 10- 30 ngày. Các anh chị em đồng nghiệp trẻ của khoa tôi phụ trách  hầu hết đều được tôi đề xuất tham gia các lớp tập huấn, làm Thạc sỹ, Tiến sỹ tại các nước như Nhật, Úc, Đài Loan... Những chị em Kỹ thuật viên không có điều kiện đi nước ngoài tôi liên hệ và cùng đưa họ đi vào các phòng thí nghiệm nước ngoài học tập kinh nghiệm. Là chủ tịch Công đoàn tôi đã đề xuất cho các anh chị em trong viện từ lái xe đến kỹ thuật viên với những anh chị không có điều kiện đi du lịch theo tiền của Công ty Vắc xin mỗi năm trên 10 người đi các nước châu Á như Thái lan, Malaysia, Singapore...Càng đi nhiều tôi lại càng tự tin về khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tiếng Anh của mình, mặc dù tiếng Anh của tôi là nửa mùa không tốt như tiếng Nga nhưng tôi đủ khả năng giao tiếp, bàn luận với các bạn về chuyên môn. Thấy mẹ được đi nhiều nước nên con trai lớn của tôi học chuyên toán trường Amsterdam nhưng cũng rất thích học tiếng Anh từ nhỏ và hết lớp 12 cháu cứ nằng nặc đòi đi du học ở Singaporre tôi đành phải liên hệ với một đối tác là người Sing nhận đỡ đầu chấu trong những năm đầu. Khi cháu tốt nghiệp loại ưu được nhận cúp vàng tôi rất vinh dự sang và mời cả ông bạn đỡ đầu cháu đi nhận và ông bạn vô cùng tự hào vì đã giúp cháu học tốt ở Sing và sau đấy cháu lại được nhận học bổng toàn phần thạc sỹ, tiến sỹ  bên Anh quốc. Lần đi Sing này tôi cũng rất nhớ và tự hào với bạn bè vì có con học giỏi. Nó thường nói với thằng em cũng rất thích đi nước ngoài là Có tiếng Anh trong mồm là đi khắp thế giới.

 

Năm 2005 khi Việt nam có ca chết về cúm AH5N1 tôi được tham gia là điều hành dự án cúm lần đầu tiên với CDC Hoa Kỳ ở Việt Nam. Lần đầu tiên tôi được Cơ quan Tình báo  Mỹ mời đích danh dự báo cáo tại Hôi nghị phòng chống cúm tại Hawai. Lần này tôi được mời vào đại sứ quán Mỹ làm visa  loại A2 chỉ trong vòng 1 ngày là có luôn. Nhớ mãi lúc vào Đại sứ quán Mỹ ử Láng Hạ có 2 nhân viên sứ quán mặc quân phục trẻ đẹp trai rất lễ phép lịch sự đón tôi từ cửa và nói: Thưa bà chúng tôi được lệnh phục vụ để bà có visa và vé đi Hawai vào ngày kia ạ. Bà cứ ngồi chờ ở đây 15 phút nữa thì chúng tôi sẽ đưa bà vé cùng visa ạ. Tôi hỏi: thế lúc nào thì tôi phải phỏng vấn. Họ nói luôn là trường hợp của bà là khách mời đặc biệt nên không phải phỏng vấn. Đúng 15 phút họ mang hộ chiếu kèm visa cùng vé máy bay 2 chiều đi Hawai cùng với lời dặn dò rất cẩn thân: sang đến Hawai xuống sân bay bà sẽ thấy rất nhiều taxi nên bà đi đến góc bên phải độ khoảng 20m thì đi lên xe Taxi Blue sẽ an toàn cho bà . Lần đầu tiên một thân một mình đến Mỹ tôi cũng cảm thấy hồi hộp, lo lắng vì sân bay rộng và khá đông nên cũng phải cố gắng theo lời dặn lên xe Taxi màu Blue . Vừa lên xe anh bạn lái xe hỏi có phải bà là người Nhật không tôi bảo là người Việt Nam, thế là lái xe ồ lên sung sướng vì là đồng hương và anh bảo ở đây đa số lái xe taxi là người Việt Nam. Tại Hội nghị này tôi mặc áo dài dự và đọc báo cáo nên các bạn rất thích. Đến các Hội nghị Quốc tế như thế này hầu hết là các đồng nghiệp từ các nước đã sang Việt Nam và dự cac Hội nghị khác nên chúng tôi hầu như quen biết nhau nên gặp nhau là vui lắm nhớ nhất là những lúc đi ngắm cảnh biển của Hawai rồi thăm nơi xảy ra trân Trân châu cảng xảy ra hồi Đại chiến thế giới lần thứ 2.

Ngoài giờ là các bạn rủ đi ăn, đi chơi cùng nhau nên qua đây chúng tôi có cơ hội tác àm việc với nhau thông qua các dự án quóc tế. Cũng qua đây tôi có mối liên hệ với trường Đại học California để liên hệ cho các đồng nghiệp sang trao đổi khoa học thông qua các Hội nghị tại Thái Lan, California...Thế là năm 2007 tôi lại có dịp thăm và làm việc tại Seatle theo lời mời và tài trợ của Gs Maria Kimbol. Lần này tôi được thăm và làm việc tại Đại học California.

Năm 2006 tôi được mời dự Hội nghị Cúm ở Mali, châu Phi, lần này bạn nhờ mua vé qua Pháp rồi transit tại Paris sau đó có máy bay AirFranse đưa sang Mali rồi sang bạn thanh toán, tôi liều bỏ 70 triệu tiền riêng tạm ứng mua vé vì thủ tục tạm ứng của Viện rất khó khăn và phức tạ, may mà lúc đó nhà tôi bán nhà Hà Trung đang chuẩn bị  mua nhà ở Kim mã bây giờ nên mới liều bỏ ra một lúc gần trăm triệu đi họp ở châu Phi chứ thanh toán qua tài khoản nước ngoài lúc đấy cũng khá phức tạp.

 

Lần đầu tiên sang châu Phi tôi nhớ mãi chuyến bay từ Paris sang thì tôi chọn ghế ngồi cửa sổ để ngắm thì có cô gái châu Phi trẻ sấn sổ chen vào ngồi chỗ của tôi và bảo tôi thích ngồi chỗ của bà, tôi đành nhường.

 

Trên quãng đường bay cô ta nói chuyện luyên thuyên về đất nước Mali của cô rồi tha thiết hứa sẽ đưa tôi đi thăm thủ đô Mali, lúc máy bay hạ cánh cô ta giật phắt cái chăn của tôi đang đắp cùng chăn của cô ta và mấy cái chăn của các khách khác cho vào bao tải của cô ta rồi cười khúc khích với mấy cô bạn châu Phi cùng đi chuyến máy bay đó. Sang đến nơi thì chúng tôi được Ban tổ chức đón tại sân bay làm thủ tục visa ngay tại sân bay rồi đưa về khách sạn. Hàng ngày bạn cho xe đến đón đưa ra Hội nghị, ở đây tôi gặp khá nhiều các đại biểu từ nhiều nước như Malayssia, Indonexia, Lào, Camppuchia, Trung Quốc, Nhật, Mỹ.... là các bạn thường làm việc với Viện tôi trong các hợp tác nghiên cứu về Dịch tễ học các bệnh truyền nhiếm, đặc biệt là các bạn Mông Cổ, Bungaria, Latvia... rất thích thú nói tiếng Nga cùng nhau nhưng có 1 bạn đại diện của Nga lại không nói với chúng tôi bằng tiếng Nga mà lại bằng tiếng Anh và hình như không muốn cho mọi người biết mình là người Nga. Lần ấy chúng tôi cứ tiếc mãi là không ai phổ biến để chúng tôi mang cờ nước mình để trước mặt trên bàn đại biểu, trong khi Ban tổ chức chỉ kịp chuẩn bị cờ cho các đoàn Tây Phi. Lần này khách sạn tôi nằm ngay bên cạnh khu tưởng niệm cố Tông thống của Mali là Mô đô cây ta là vị tổng thống mà năm 1963 tôi được vinh dự cùng thiếu nhi Thủ đô vào Phủ chủ tịch đón  và vui chơi cùng với Bác Hồ. Tôi nhớ mãi là gói kẹo Bác Hồ hồi ấy tôi mang về để dành không dám ăn vì còn để chia cho mấy bạn thân cùng lớp và mang sang biếu bà nội của tôi. Bà nội tôi cũng không ăn mà để có khách đến chơi mang ra khoe với khách cô cháu nội yêu quý của bà học giỏi chăm ngoan được gặp và được Bác Hồ tặng quà.

 

 

Năm 2004 tôi được mời đi dự lớp tập huấn về Dịch tễ học thực địa tại trường Đại học tổng hợp Darkin tại Membourne. Lần đầu tiên được sang Úc mới thấy được sự hiện đại, văn minh của Úc, rất đẹp nhưng buồn và vắng quá. Sau lớp học tôi được bạn mời thăm trường Queensland làm việc nhưng vì đúng vào dịp tết nên tôi xin được về. Đêm 30 tết mà tôi nóng lòng sốt ruột vì cả nhà chờ tôi về mặc dừ con trai cả đã chuẩn bị xong xuôi mâm cỗ đêm 30 rất đầy đủ trang trọng rồi nhưng cứ nhắn tin gọi điện liên hồi là bao giờ mẹ về, là dâu trưởng cũng quan trọng ra phết không bao giờ tôi vắng mặt trong các dịp giỗ tết trong gia đình được.

 

 

Còn rất rất nhiều kỷ niệm mỗi lần đi nước ngoài, lúc nào có thời gian tôi lại tìm ảnh và viết tiếp. Tôi thấy vui vì các đợt đi nước ngoài của tôi đều được bạn tài trợhoàn toàn không bao giờ được hưởng tiền của nhà nước.

 

Về hưu có thời gian dọn dẹp thấy các quyển Hộ chiếu vẫn còn được giữ lại đã làm tôi nhớ lại những chuyến đi nước ngoài trong suốt gần 40 năm. Tôi chợt nảy ra ý định viết lại những chuyến đi này với nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ. Xin sẽ dần dần nhớ và viết lại. 

Còn rất rất nhiều kỷ niệm mỗi lần đi nước ngoài, lúc nào có thời gian tôi lại tìm ảnh và viết tiếp.

 


Người post: HoaNT

Ngày đăng: 08-07-2018 20:08






Xem 1 - 10 của tổng số 11 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Memory
28/07/2018 05:18:32

Tôi nghe nói là “sức mạnh khiến con người hạnh phúc nhất đó chính là lãng quên”. Nhưng kỷ niệm thì êm đềm và đẹp đẽ, lẽ nào có thể quên…







Memory


 


Elaine Paige


 


Midnight not a sound from the pavement
Has the moon lost her memory?
She is smiling alone
In the lamplight, the withered leaves collect at my feet
And the wind begins to moan


 


Memory, all alone in the moonlight
I can dream of the old days
I was beautiful then
I remember the time I knew what happiness was
Let the memory live again


 


Every streetlamp seems to beat
A fatalistic warning
Someone mutters and the street lamp gutters
And soon
It will be morning


 


Daylight
I must wait for the sunrise
I must think of a new life
And I mustn''t give in.
When the dawn comes
Tonight will be a memory too
And a new day will begin


 


Burnt out ends of smoky days
The stale cold smell of morning
A streetlamp dies; another night is over
Another day is dawning


 


 


Touch me!
It''s so easy to leave me
All alone with the memory
Of my days in the sun
If you touch me, you''ll understand what happiness is
Look, a new day has begun.


 



Từ: ThoaNP
17/07/2018 17:01:47

Ké Thục chúc mừng SN Hoa nhé. Cứ luôn vui tươi, yêu đời và 'bận rộn' như trước giờ là đẹp quá rồi Hoa.



Từ: Guest Thucpt
17/07/2018 09:44:35

Chúc Mừng Sinh Nhật cậu.


Mình đag ở Hải Phòng nên không về tụ tập được. Chúc SN vui vẻ nhá :))




Từ: HuongNT
16/07/2018 17:21:00

Chị HoaNT sướng thật trong mấy chục năm đi làm được đi công tác nước ngoài vòng quanh thế giới rất nhiều lần. Và em cũng nể chị nhớ hơi bị siêu tỉ mỉ từng chuyến đi đấy! Có lẽ chị là một trong số ít nhg người KGU đi nước ngoài nhiều nhất.


Em đã say sưa đọc bài viết của chị với giọng văn tả thực sinh động, dí dỏm làm nhiều lúc em phải bật cười. Rất cám ơn chị và chờ đọc tiếp những chuyến du ngoại nữa chị nhé!



Từ: Guest Thucpt
16/07/2018 11:00:54

Mình và Hoa cùng dắt tay nhau sang HQ năm 2010




Từ: Guest ThuyDT
13/07/2018 14:08:55

Nể chị Hoa có tài gi gỉ gì gi cái gì cũng nhớ. Lại còn “...mua một lô quần áo lót, áo phông cho đến bây giờ tôi vẫn còn chưa mặc đến ”. Hôm nào show những đồ “chưa mặc đến” cho chị em Vui vẻ ngó nữa nhé. Cảm nhận nhà khoa học Hoa này say mê công việc, khôn ngoan, vô tư và cũng thật thà nữa.


Chúc chị sức khoẻ, hạnh phúc và lại viết tiếp nhé.



Từ: Guest Binh PT
13/07/2018 14:01:59

Giờ nghỉ trưa của mình là ko đủ thời gian đọc hết bài của Hoa, nhưng cũng cứ phải đọc qua vì hấp dẫn quá. Tối về lại đọc lại! Phục bạn Hoa vì nhớ rất chi tiết những chuyện từ xưa! Thế mới biết bây giờ ngày ngày lượn phố Hà Nội của bạn chẳng là gì so với các cuộc chinh chiến xưa kia! CHúc bạn khỏe và minh mẫn để viết nhiều bài hơn nữa! CHúc bạn khỏe chân đi nhiều!



Từ: KhanhT
09/07/2018 22:35:10

Hôm qua mình mở máy muộn thế rồi đọc bị cuốn hut quá đến hết quá nửa đêm, đi ngủ, hôm nay mới còm. Mới biết là có một thời gian mình đã gặp Hoa nhiều mà không nhận ra nhau là cùng người KGU! Hồi ấy GS Nguyên là Chủ tịch Hội đồng chính sách khoa học va công nghệ quốc gia, mình là thư ký Hội đồng lại kiêm luôn việc của ông CVP (vì ông ấy kiêm nhiệm Bộ và Hội đồng- thời ấy nó thế), mình phải làm việc thường xuyên với GS Chủ tịch lo kế hoạch hoạt động của Hội đồng, rồi làm báo cáo TTg,... Hình như có cả chụp ảnh chung với GS Nguyên và Hoa. Thế mà bây giờ đọc bài của Hoa mới nhận ra!



Từ: ThoaNP
09/07/2018 17:05:03

 


Phục Hoa quá. Bài viết rất cuốn hút. Giờ về hưu rồi chịu khó lâu lâu viết những bài như thế này cho bạn bè đọc nhé. Có mấy ảnh trên thấy Hoa còn xinh hơn cả thời ở Kis.


 



Từ: Guest Phạm Thị Ngọc Hoa Hoá 72
09/07/2018 10:29:33

"Sẩy nhà ra thất nghiệp!"Đi nước ngoài nhiều lần,tất phải có lần đầu. Những năm chín mươi, cô bạn minh được đi Nhật. Người cùng đoàn hỏi "Đã chuẩn bị mấy vé?" "Sao kỳ zậy ta! Đi máy bay thì mỗi người một "vé" thôi chứ!?". Mình thấy dãy hộ chiếu của Thuý Hoa mà khâm phục. Tính mình cứ đổi hộ chiếu là vứt cái cũ đi. Sau, xin viza du lịch Mỹ mới biết có nhiều con dấu xuất ngoại thì thuận tiện hơn. Giờ thế giới phẳng rồi, đỡ lo "thất nghiệp !"


 


 




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s