Sự hy sinh thầm lặng
Tác giả: HoaNT
BÀI DỰ THI “ SỰ HY SINH THẦM LẶNG LẦN THỨ V”
PGS.TS. NGUYỄN THÚY HOA,
trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh
Tác giả:TRẦN GIỮU
Nữ PGS.TS. NGUYỄN THÚY HOA
Sinh ngày: 17/7/1954 Dân tộc: Kinh
Học vị : Tiến sĩ y học (1995) Chức danh: Phó Giáo sư (2003)
nguyên Trưởng khoa dịch tễ, Trưởng khoa Côn trùng y học Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ương. Là Bí thư Đoàn Thanh niên 10 năm và Chủ tịch Công đoàn Viện 20 năm, Đảng ủy viên 28 năm
Từ một cán bộ đại học chuyên ngành Hóa, Nguyễn Thúy Hoa đã không ngừng phấn đấu và trưởng thành, có nhiều đóng góp trong39 năm công tác phòng chống dịch bệnh, trở thành một cán bộ chuyên môn, đoàn thể có uy tín và cán bộ quản lý xuất sắc.
PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa sinh trưởng trong một gia đình bộ đội. .Bố chị là bác sĩ quân y,mẹ chị là y sĩ.Thời học phổ thông, Thúy Hoa có kết quả học tập giỏi, năm 1971 tốt nghiệp PTTH được Nhà nước cử đi du học tại Trường đại học tổng hợp Kisinhop Mondavi, Liên xô. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hoá học, về nước chị được Bộ Đại học cử về Bộ Y tế. BS. Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn ký quyết định điều động chị về công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ học Trung ương.
Một buổi sáng cuối tháng 11-1977 chị mang quyết định của Bộ Y tế xin trình diện BS. Hoàng Thủy Nguyên. Chị được hướng dẫn lên phòng của Viện trưởng. Chị Hoa kể: “ Đến phòng, tôithấy một người đàn ông đẹp trai, lịch lãm, mặc quần áo bò rất thời trang lúc bấy giờ, đang quét nhà. Tôi chào và hỏi: “Anh làm ơn cho em gặp bác Nguyên ạ”. Ông nhẹ nhàng mời tôi vào phòng thí nghiệm và bảo tôi : “Cô cứ ngồi chờ”. Sau khi hót rác và rửa tay, ông nói: “Tôi là Nguyên đây”. Tôi giật mình ngạc nhiên bởi thấy bác sĩ Viện trưởng sao lại trẻ thế. Tôi vội vàng xin lỗi vì sự xưng hô lúc ban đầu. Sau khi xem giấy tờ, bằng cấp,Viện trưởng bảo tôi tuần sau đến viện làm việc luôn”.
Chị bắt đầu đi làm vào ngày 01-12-1977 tại Phòng Thí nghiệm Côn trùng thực nghiệm sau này là Phòng Hóa diệt, Khoa Dịch tễViện VSDTTW.
Thuở ban đầu: vào ngành
Trở thành cán bộ Viện, Thúy Hoa thấy háo hức và vui mừng vì được làm việc tại một cơ quan y tế có tiếng, một trung tâm khoa học lớn của ngành Y tế. Những ngày đầu tìm hiểu và làm quen với công việc, chị đến cơ quan sớm, hăng hái nhận công việc vệ sinh phòng làm việc, rửa ấm chén, đun nước pha trà rồi ngồi vào bàn tự mày mò đọc sách. Trong khi đó cả cơ quan ai nấy đều bận rộn, hối hả với công việc. Sau mấy ngày, Thúy Hoa mới cảm thấy hình như mọi người coi chị về đây là trái ngành, trái nghề, coi chị như một công dân loại 2, vì ở đây chỉ có các bác sĩ mới là chủ nhân của viện này.
Rồi chị tìm được sự tự an ủi, chị nhớ đếnchuyện kể về nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822-1895). Ông đã có cống hiến quan trọng về hóa học ở tuổi 25. Ông chưa bao giờ theo học ngành Y, nhưng ông đã trở thành " cha đẻ ngành vi sinh vật "vì những đóng góp to lớn làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của nhân loại về sinh học. Nghiên cứu của ông về vi khuẩn học trong việc phát minh ra vắc xin phòng bệnh dại đã bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu người, Pasteur đãtrở thành một thầy thuốc vĩ đại và được tôn vinh thành "ân nhân của nhân loại". Là dân chuyên Hóa, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, nhất định mình phải là người có ich.Từ ý nghĩ này Thúy Hoa đặt ra quyết tâm phấn đấu làm việc tốt để chứng tỏ sự có mặt của mình thật sự sẽ có đóng góp cho viện. Chị tự đề ra: mình phải làm việc gấp nhiều hơn, đón nhận nhiều khó khăn hơn, phải gồng mình lên để khẳng định mình trong chuyên môn.Thúy Hoa có hàng loạt khẩu hiệu: phải phớt đời, vui vẻ hòa đồng với đồng nghiệp, chịu khó làm việc, không sợ bất cứ khó khăn gì, tránh xa những điều đối kị, chịu thua đi một tý, chịu lép vế một chút, cố nhịn đi một chút, cố quên nhiều thứ, không biết nhiều thứ và kém hơn mọi người một chút, thiệt thòi hơn một chút nhưng chân thành, sống hết lòng với mọi người, đam mê với công việc, kiên trì, nhẫn nại, không sợ khó…trong cuộc sống để làm việc, tồn tại, với sự tự tin trong công việc.
Nhận nhiệm vụ tại Phòng Côn trùng thực nghiệm, từ buổi ban đầu chị Hoa yên tâm, thấy mình có may mắn được làm việc ở nơi duy nhất của Viện phù hợp với ngành nghề của mình và chị có thể phát huy được khả năng. Phòng chị làm thuộc khoa Dịch tễ, một khoa quan trọng của Viện nên chị nghĩ, chắc chắn rằng chị sẽ phải đi công tác tới nhiều nơi, sẽ tiếp xúc nhiều với bệnh dịch, hóa chất độc hại.
Công tác phòng chống dịch hạch.
Từ các năm trước, tại các vùng Nam bộ và ven Tây Nguyên, do đặc điểm rừng núi, khí hậu nóng ẩm, nhà tranh vách lá nên thường xuyên có dịch hạch.
Những năm cuối của thập kỷ 70 thế kỷ trước, miền Bắc thiếu gạo nên ngành Lương thực phải đưa gạo từ miền Nam ra. Chuột theo lúa gạo từ miền Nam di cư mang theo mầm bệnh dịch hạch.
Hàng nghìn tấn gạo theo tầu biển và tầu hỏa chuyển ra Bắcđược đưa về chứa ở các kho gạo lớn ở Hà Nội và các tỉnh. Véc tơ bọ chét ký sinh trên chuột rồi tự do bám trên bao gạo vào các kho, chúng đốt chuột và làm lây bệnh cho đàn chuột ở trong kho, khi chuột mắc bệnh dich hạch chết, bọ chét rời khỏi chuột đốt máu và truyền bệnh sang người. Vài tuần sau, các công nhân phát hiện chuột chết hàng loạtkhông rõ nguyên nhân. Sau đó, dịch hạch bùng phát trên người. Số bệnh nhân có triệu chứng của bệnh ngày càng tăng. Có ngày hơn chục bệnh nhân vàoBệnh viện Bạch Mai. Bệnh dịch hạch còn xảy ra ở Quảng Bình. Hải Phòng, Nam Định. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, các bác sĩ ở các bệnh viện phải căng mình điều trị cho bệnh nhân. Thúy Hoa chọn DDVP là hóa chất rất độc hại và bốc hơi nhanh làm hóa chất diệt côn trùng. Những năm đó chỉ có DDVP là nhóm lân hữu cơ đứng hàng đầu để thay thế DDT, 666 là những hóa chất nhóm clo còn độc hại hơn. Chị đã pha chế, định lượng nồng độ hóa chất và làm thực nghiệm. rồi đã cùng các đồng nghiệp làm ra các tấm plak có tẩm thuốc DDVP để diệt bọ chét.
Những ngày hè năm 1978, bệnh dịch hạch hoành hành đến cao điểm.Để ngăn chặn dịch hạch lan tràn trên đường vận chuyển lương thực Tổ công tác của Thúy Hoa đề nghị diệt bọ chét ngay từ nơi xếp gạo lên tầu và trên đườngvận chuyển ra Bắc bằng các tấm DDVP xông hơi tiết chế. Chị cùng cán bộ là bác sĩ, sinh học, hóa học của Bộ Nông nghiệp cùngnghiên cứu diệt bọ chét trên tầu hỏa chở gạo. Họ được bố trí làm việc và nghỉ trên một toa tầu.Trên chuyến tầu xuyên việt Nam Bắc, trong các toa tầu chất đầy các bao lương thực, nhóm công tác đã đặt các tấm DDVP thành 2 hàng trên thành toa và đặt bình bọ chét làm chứng. Khi tàu dừng lại tại các ga lẻ, lái tầu cho mở các toa chở hàng,chị và đồng nghiệp vội đu nhảy lên toa tầu đó, vào trong toa, tiến hành đo nhiệt độ, độ ẩm, hút không khí để định lượng hóa chất có trong không khí của toa hàng, đếm số bọ chétđã chết và bắt các bọ chét còn sống để đánh giá hiệu lực. Việc cuối cùng là lấy mẫu gạo, bảo quản trong nhiệt độ lạnh, mang về Hà Nội để kiểm tra gạo, có bị nhiễm hóa chất. Sau khi thực hiện xong các quy trình kiểm tra,cả nhóm xuống sân ga vào quán để nạp năng lượng, mỗi người ăn một bát mỳ “không người lái” (mỳ sợi không có thịt)
Những ngày sau, nhóm công tác lại xuống các kho gạo lớn để tổ chức diệt chuột và bọ chét. Thúy Hoa vừa bước vào kho, rùng mình thấy bọ chét bám đen quanh cổ chân và rất nhiều chuột chạy ngang dọc trong kho. Các plak DDVP được treo trên các mảng tường, Bột hóa chất diệt côn trùng Dizinon được rắc trải trên đường chuột đi lại. Khi chuột chạy qua chúng sẽ bị dính bột hóa chất và bọ chét sẽ chết do bị nhiễm hóa chất diệt côn trùng Diazinon.
Những ngày tháng đó Thúy Hoa và đồng nghiệp đã hết lòng lo cho công tác chống dịch, không ai chùn chân, hay lo lắng phải tiếp xúc với chuột bệnh, có thể sẽ bị nhiễm bệnh do bọ chét đốt, hoặc hoặc nhiễm độc hóa chất DDVP. Hồi đó chỉ có DDVP là đầu bảng, không tìm được hóa chất an toàn hơn. Sau này, DDVP được xác định là chất gây ung thư, rất hạn chế sử dụng.
Lên biên giới Lao Cai.
Ngày 17 tháng 2-1979,Trung quốc đưa quânđội ồ ạt xâm lược biên giới Việt Nam. Chúng rất dã man: giết cán bộ, giết những người già, trẻ em không kịp chạy, và thả thuốc độc xuống nguồn nước với ý đồ không cho bất cứ ai có thể quay trở về vùng biên giới sinh sống như trước. Thất bại, đầu tháng 3-1979 chúng rút quân cuốn xéo về nước.Các nhà báo nước ngoài đưa tin “Quân Trung Quốc trên đường rút đã cướp bóc, tàn sát, phá hoại, đốt phá nhà cửa, và hủy hoại môi trường sống của dân chúng Việt Nam”.
Tiếp bước nhóm cán bộ Viện Vệ sinh dịch tễ đã đi đợt 1 tham gia vận động nhân dân địa phương thu dọn chiến trường và tẩy uế môi trường, cuối tháng 3-1979, chị Thúy Hoa đã xung phong lên Lao Cai tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh. Đi cùng chị có BS. Đinh Sỹ Hiền, BS. Đỗ Gia Cảnh cùng với anh Lấy lái xe của Viện, họ đã đi từ Hà Nội và hành trình suốt dọc hai tỉnh từ Yên Bái đến Lào Cai. Hồi đó chị Hoa bị say xe kinh khủng, xe mới đi được vài chục cây số là nôn thốc nôn tháo, có cả mật xanh mật vàng, phải nằm bẹp trên ghế. Trên đường gặp ao hồ, mương nước là xe ô tô dừng lại, hai bác sĩ phải vội vàng xuống xe, vác xô xách nước cọ rửa .. Phải một tháng, chị mới quen với mùi xăng dầu, không bị nôn nữa nhưng đôi chân lại bị lở loét.
Đường đi bản trên vùng cao Hà Giang
Họ đã tới các vùng để tiêm chủng cho đồng bào, vận động làm thanh khiết môi trường đất và nước rồi hành quân bộ lên các chốt trên núi cao sát biên giới để tiêm vắc xinphòng bệnhcho các chiến sĩ bộ đội biên phòng.
Đến Bắc Mê, Hà Giang điều tra vụ dịch than,
Năm 2004 Thúy Hoa và BS. Đinh Kim Xuyến đi xe chống dịch của Viện từ Hà Nội lên Hà Giang rồi từ tỉnh xuống huyện bằng xe của Trung tâm YTDP, đoạn đường sau cùngthì họ đi bằng xe ôm do 2 thanh niên người dân tộc địa phương dẫn đường. Ngồi trên xe máy cỡ lớn 150 cm3Mink của Liên xô, nữ cán bộ phải ôm chặt lấy người lái mà sợ phát khiếp vì đường rừng hóc hiểm, nhiều cua và dốc đèo, xe lúc nhảy chồm lên, vật xuống vật vã, rất nguy hiểm. Rồi họ phải đi bộ, vượt qua những cánh rừng, lội qua suối vừa đi vừa thở mệt đứt hơi. Có đoạn lội qua suối Thúy Hoa bị nước cuốn ngã dúi ngã dụi, tưởng chết đuối, ngồi nghỉ một lát rồi lại chống gậy cố gắng đi tiếp. Cuối cùng cũng đến được bản đồng bào dân tộc thuộc Bắc Mế, bản đã có 2 người chết vì bệnh than, Họ đến trong tiếng hò reo,có kèn thổi í o vui mừng rộn rã của dân bản được đón người của Chính phủ từ Hà Nội đến thăm bản. Hai chị nhờ y tế thôn bản giúp đỡ lấy mẫu bệnh phẩm, tuyên truyền cho dân các biện pháp phòng bệnh than, nhắc nhở họ phải tiêu hủy trâu bò mắc bệnh mà trước đó họ đã giết 2 con trâu bệnh, rồi chia nhau ăn hết thịt. chỉ còn lại bộ xương.
Năm 2003 dịch SARS phát sinh từ Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là loại bệnh mới, đặc biệt nguy hiểm vì lây qua đường hô hấp. TS. Thúy Hoa cùng các cán bộ Việnđã nhiều lần vào Bệnh viện Việt Phápđôn đốc và kiểm tra công tác khử trùng.
Cùng với các thầy thuốc của ngành Y học dự phòng, PGS.TS. Thúy Hoa có rất nhiều ngày xa nhà, rong ruổi trên các nẻo đường công tác dài ngàyvới những ngày đêm chống dịch sốt xuất huyết ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa…,những ngày phòng chống dịch tả ở Bắc Ninh, Đồ Sơn, đi công tác Thái Bình để phát hiện phòng dịch cúm AH5N1 và nhiều nơi khác. Hầu hết các tỉnh của đất nước Việt Nam đều in dấu chân chị, một chiến sỹ áo trắng thầm lặng đã có đóng góp tích cực cho việc, khoanh vùng, dập tắt các dịch bệnh.
Họ đã làm việc hết mình không kể ngày đêm: ban ngày điều tra ổ dịch, lấy máu, điều tra bệnh nhân, giám sát côn trùng, tối họp nhân dân tuyên truyền phòng bệnh ,đêm phun hóa chất diệt muỗi… đến 4-5 g sáng. Làm việc vất vả trong điều kiện công tác phí ít ỏi, dụng cụ phòng hộ lao động đơn giản, ở nhà dân, ăn uống tạm bợ với cơm độn ngô mỳ, hoặc mỳ “không người lái”. Có lần được “chiêu đãi” ăn phở tóp mỡ ở Bãi Cháy trong các đợt chống dịch hạch, phở thịt lợn cho đầy nghệ khi xuống Định Hóa chống dịch Viêm não Nhật Bản. Họ còn phải xa nhà, không chăm sóc được cho gia đình hàng ngày.Có những ngày vắng nhà gia đình đột xuất có bố mẹ ốm phải đi bệnh viện, con cái bị vấp ngã trong sinh hoạt hoặc có khi bị tai nạn giao thông…
Sản xuất Hương trừ muỗi, Mồi độc diệt ruồi
Thúy Hoa cùng cán bộ phòng thí nghiệm nghiên cứu làm ra các que hương trừ muỗi hiệu quả và an tòan. Từ sản phẩm làm thử, sau đó hương trừ muỗi được rất đông người mua, rồi được công đoàn tổ chức sản xuất đại tràn goài giờ để có thêm thu nhập,cải thiện dời sống cho anh chị em trong khoa, rồi cho cán bộ toàn Viện.
Chịcũng đã nghiên cứu sản xuất mồi độc diệt ruồi bằng hóa chất lân hữu cơ, propoxur, carbamat phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đề tài này đã mang lại cho chị cùng đồng nghiệp được thưởng bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam.
Tham gia các dự án khoa học vì cộng đồng
Năm 1991 chị 37 tuổi, lần đầu tiên được đi tập huấn ở Indonexia, dẫn đầu một đoàn 4 người, chị vừa là Trưởng đoàn, phiên dịch và lo ăn uống cho cả đoàn. Năm 1992 chị chính thức được chủ trì một đề tài phối hợp giữa Viện và trường Đại học Nagasaki Nhật Bản về bệnh Sốt xuất huyết. Năm 2005 chị là Điều phối viên của một dự án với CDC Hoa Kỳ được ký kết đầu tiên ở Việt Nam, Từ những năm 1995-2014 hàng năm chị được cử đi dự và đọc báo cáo các Hội thảo tại các nước như: Nhật Bản, Lào, Campuchia, Malyssia, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Mali… Nhiều dự án do PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa chủ trì, tham gia đều đi vào cuộc sống, mang nhiều lợi ích cho công tác phòng chống dịch trong cộng đồng.
Sau gần 17 năm công tác tại Viện, năm 1994 KS Nguyễn Thúy Hoa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài: Phòng chống véc tơ truyền sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng biện pháp hóa học được Hội đồng chấm luận án do GS. Bùi Đại là Chủ tịch đánh giá xuất sắc. Năm 2003 TS. Nguyễn Thúy Hoa được Nhà nước công nhận chức danh Phó giáo sư Y học. Chị đã hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ,hướng dẫn 2 thạc sĩ bảo vệ luận án thành công.Chị có hơn 60 bài báo đăng trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
Tích cực hoạt động đoàn thể và tham gia công tác quản lý
Ngay từ những ngày nhận công tác, KS. Thúy Hoa thể hiện là một thanh niên năng động, hăng hái làm việc, công tác có hiệu quả , tích cực công tác Đoàn, được cán bộ trong viện tín nhiệm, quý mến. Năm 1980, Thúy Hoa được vinh dự kết nạp Đảng. Tại lễ kết nạp, cả Chi bộ rất xúc động, đón nhận một nữ đảng viên trẻ Nguyễn Thúy Hoa 26 tuổi. Cùng năm đó chị được bầu là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Viện trong 10 năm từ 1980 cho đến năm 1990. Bí thư Đoàn Nguyễn Thúy Hoa đã tích cực công tác đoàn, với nhiều phong trào thanh niên, hoạt động tích cực bổ ích từ văn nghệ, làm kinh tế, nghiên cứu khoa học,chăm sóc thiếu nhi ở tập thể Viện đến các hoạt động Thanh niên tình nguyện,Hội thao Khoa học của tuổi trẻ. Năm 1982, Chị được tín nhiệm vào BCH Đảng bộ của Viện liên tục 28 năm , Phó bí thư Đảng ủy 2 nhiệm kỳ .Năm 1990 trở thành Chủ tịch Công đoàn Viện trong gần 20 năm, thành viên BCH Công đoàn Y tế Việt năm 2 nhiệm kỳ 1998 – 2003 và 2003-2008, Phó chủ nhiệm khoa Dịch tễ 9 năm và chủ nhiệm khoa Dịch tễ từ 7 năm. Chủ nhiệm khoa Côn trùng Y học 4 năm (2006-2009)
Năm 2000, lần đầu tiên khoa Dịch tễ,một khoa chủ chốt của Viện có Chủ nhiệm khoa là cán bộ nữ. Chị đã phối hợp, liên kết khoa Dịch tễ với các khoa chuyên môn như Khoa vi rút,Khoa vi khuẩn… thành một kíp liên khoa để cùng nhau đoàn kết, vui vẻ phối hợp làm việc trong việc chẩn đoán, phòng chống dịch một cách liên hoàn, khoa học, chính xác, có hiệu quả.Trong phạm vi công tác của mình chị luôn quan tâm đến các đồng nghiệp trẻ, chăm lo cho việc nâng cao trình độ kỹ thuật.Chị đã giới thiệu một số cán bộ đại học đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài thông qua các dự án với Nhật, Úc, Mỹ . Một số anh chị em kỹ thuật viên trong khoa cũng được chị giới thiệu để có học bổng đi học tập tại các phòng thí nghiệm nổi tiếng ở nước ngoài.
Nhớ đến công lao của thầy của đồng nghiệp
Từ một cán bộ ngành Hóa, PGS.TS. Thúy Hoa đã phấn đấu công tác tốt và trở thành một cán bộ chủ chốt của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chị nói: “Đó là công lao của tập thể, của các thầy và đồng nghiệp trong Viện. Viện VSDT Trung ương là đã là mảnh đất tốt, là bệ phóng cho tôi phát huy khả năng”. Chị luôn nhớ tới công lao lớn của người thầy là GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên - Viện trưởng, mà chị có may mắn được giáo sư dạy dỗ, đào tạo.
GS Nguyên thường khuyên cán bộ trẻ: “ Các cô phải học tốt tiếng Anh”.Ônglại đôn đốc các cán bộ đại học:“Các cô phải làm tiến sĩ” Sau khi từng người hoàn thành luận án Tiến sĩ GS Nguyên lại động viênmọi người tích cực tham gia giảng dạy, viết sách, viết các bài báo khoa học chuẩn bị đủ hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhậnchức danh Phó giáo sư. GS. Nguyên còn hướng dẫn dạy bảo cách ứng xử, tiếp đón làm việc với các nhà khoa học trong và ngoài nướcvà nhắc nhở mọi người tranh thủ học hỏi họ.
PGSTS. Nguyễn Thúy Hoa chính thực nghỉ hưu từ ngày 1-8-2016, kết thúc 39 năm làm việc hết lòng với Viện VSDTTW, đã gắn bố với ngành Y học dự phòng dưới quyền 7 đời Bộ trưởng Y tế, 4 đời Viện trưởng, 3 đời Trưởng khoa.Chị vui mừng vì mình đã có đóng góp, đã hoàn thành nhiệm vụ. PGSTS. Nguyễn Thúy Hoa đã được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng ba, và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Chị đã được tặng thưởng Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động, và danh hiệu Người tốt việc tốt của Thủ đô Hà Nội năm 1994./.
Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ y học cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Hoa ( năm 1996)
Từ trái: GS. Hoàng Thủy Long, GS. Phạm Ngọc Đính, GS. Bùi Đại, TS. Nguyễn Thúy Hoa, GS. Dương Đình Thiện, GS, Vũ Thị Phan, PGS. Phạm Xuân Ngọc, GS. Đào Đình Đức
Chúc mừng Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hoa
Nghiên cứu sinh cảm on PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa và đã hướng dẫn luận án Tiến sĩ
Người post: HoaNT
Ngày đăng: 26-02-2020 21:09
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 4 của tổng số 4 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |