KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 18 Tháng mười. 2010

Mắt bão




Tác giả: NgaHT

Lại một mùa mưa bão của miền trung. Lũ chồng lũ, bão chồng bão. Năm nay, lại một cơn bão có mắt xuất hiện, không biết nó sẽ đổ bộ vào đâu nhưng nó đang dũng mãnh hướng vào miền Trung. Người Đà Nẵng không ai quên được cơn bão Xangseng năm 2006 một cơn bão cấp 17. Thật khủng khiếp. Tôi vẫn nhớ rõ những gì sảy ra ngày đó.

Chiều hôm đó, dân Đà Nẵng rất lo lắng khi biết tin siêu bão tối nay sẽ đổ bộ vào thành phố. Những người dân ở nhà ọp ẹp và nhà gần biển đều bắt đi sơ tán về những nơi kiên cố. Nhiều nhà lo xúc cát bỏ lên mái tôn nhà mình cho gió khỏi bay. Ra ngoài đường, người ta đi mua hết bao tời, mua hết cát và xúc cát ở những nơi có thể. Nghe đài báo là bão đổ bộ vào Đà Nẵng khoảng lúc 2 giờ sáng. Tối đó, nằm trong nhà, nghe trời mưa như trút nước, gió gào thét mà lo lắng vô cùng, bởi siêu bão khủng khiếp lắm, chưa bao giờ thấy. Nửa đêm khoảng 12 giờ điện tắt toàn thành phố. Đâu có ai ngủ được, chỉ nằm chập chờn, nửa tỉnh nửa mê. 2 giờ sáng đã qua mà trời vẫn mưa như trút, gió gào, sóng vỗ ầm ầm chưa thấy dứt. Nước biển dâng ngấp nghé hiên nhà. 4g rồi mà trời vẫn vậy.6 giờ sáng, trời đã rõ mặt người, gió đã bớt, mưa đã giảm. 8 giờ sáng thì trời quang mây tạnh. Trời trong veo, xanh rất lạ thường, nắng vàng nhạt rất nên thơ. Mọi người vui vẻ ra ngoài hỏi thăm nhau xem sau cơn bão có nhà ai suy suyển. Rất mừng là không sao cả, nước mưa có tạt vào nhà, chuyện bình thường ấy mà. Nước vào nhà là tiền vào đấy. Siêu bão cũng bình thường thôi. Ai cũng nghĩ là bão đã qua rồi, không ai biết tai họa đang rình tới.

Nhưng  chỉ nửa giờ sau đó, gió ầm ầm thổi, trời bắt đầu mưa trở lại. Mưa không xối xả như trước nhưng gió ngày càng mạnh hơn, rồi gió gào, gió thét. Đúng là bây giò siêu bão mới đổ bộ vào. Gió lốc xoáy theo chiều ngược lại. Gió giật những mái tôn kéo lên thả xuống rầm rầm. Và gió đã gỡ được những tấm tôn của nhà bên cạnh. Gió cuốn từng tấm, từng tầm quăng xuống đất. Và nhà bên đã trống trơ dưới mưa, trời. Tôi ngôi nhìn đồng hồ, ngóng từng phút trôi qua, với hy vọng nửa tiếng trôi qua là hết bão. Nhưng gió vẫn gào, và mái tôn nhà tôi bắt đầu lột. Từng tấm, từng tấm bay, và đến tấm cuối cùng. Trời vẫn mưa, gió vẫn thổi... Và đã đến lúc dừng. Khi gió đã ngớt mưa đã giảm , mọi người lo đi nhặt tôn để lợp lại.Nhìn nhà ai cũng đã tan hoang trơ khung đà gỗ. Đồ đạc ngổn ngang bởi lo chạy mưa trời. Ngày hôm đó người người đi xếp hàng mua tôn, mua đinh. Áo quần phơi khắp ngoài sân.

 Ngoài đường phố cây đổ, cột điện đổ ngổn ngang, dây điện đứt. Đường ngoài biển đẹp là thế mà nay đầy cát biển, sạt lở cả đoạn đường dài. Nhiêu người kéo nhau đi nhặt gỗ để mai ngày xây nhà, còn cây nhỏ thì dành để nấu bếp.

Ôi, nghe tin siêu bão lại đến, ai cũng khiếp sợ. Đằng sau cái mắt trong veo là một sự tàn phá cực kỳ. Và những cái chết thảm của những người bị lìa đầu bởi tôn bay.

 

 


Người post: NgaHT

Ngày đăng: 18-10-2010 10:10






Xem 1 - 7 của tổng số 7 Comments

Từ: LamTB
04/11/2010 01:07:56
Năm nay miền Trung hứng chịu lũ lụt tới tấp. Quảng Bình chưa dứt lũ lại vùi dập Hà Tĩnh, Nghê An. Chưa kịp khắc phục ở bắc Trung bộ thì lại tới Ninh Thuận Khánh hòa chìm trong lũ. Thiệt hại ở mỗi tỉnh đều hàng chục nghìn tỷ đồng. Thật xót xa.


Từ: HaiNV
19/10/2010 14:09:03
Tôi cũng xin nói thêm tôi là "con rể" của Miền Trung đấy nhé. Bố vợ tôi người Huế chính cống, sau đi kháng chiến, lấy mẹ vợ tôi người HN. Vợ tôi sinh tại "Nhà hộ sinh Phố Hàng Bún", nhưng mọi giấy tờ của "nàng" vẫn luôn ghi Quê quán: Thừa Thiên - Huế...mà "nàng" không có một chút giọng Huế nào!
Hy vọng siêu bão này sẽ đổ bộ vào Hải Nam, Trung Quốc (như dự báo của một số chuyên gia)!


Từ: 3Chai
19/10/2010 05:02:00
Cảm ơn em Nga. Chúc gia đình em bình an.
Miền Trung. Cũng là nơi có Trường Sa và Hoàng Sa.


Từ: ThoaNP
18/10/2010 23:57:38
Miền Trung, đúng là khúc ruột của ta, nơi luôn hứng chịu những khó khăn, thiên tai nhiều nhất. Đó là đòn gánh oằn trên vai mẹ ta để hai miền phát triển bình an. Tôi cũng là người gốc miền Trung. Dẫu tiếng nói có lạt phai, dẫu bước ra với bạn bè năm châu bốn bể, thì trong sâu thẳm tâm hồn, khúc ruột miền Trung vẫn luôn hiện diện, để vẫn luôn thảng thốt ôỗi khi nghe tin dữ. "Chiều chiều chim vịt kêu chiều, trông về quê mẹ chín chiều ruột đau!"


Từ: HaiNV
18/10/2010 19:47:44
Mong gia đình em Nga, mọi người KGU ở Đà Nẵng cũng như nhân dân các tỉnh miền Trung không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão này!


Từ: TruNN
18/10/2010 15:39:34
Tôi nhớ cơn bão Xangseng năm ấy. Vào tháng 4/2007, khi tổ chức một cuộc hội nghị tại Đại học sư phạm Đà Nẵng, tôi vẫn thấy dấu ấn của nó in đậm trên từng mái nhà, từng lan can của sân thượng Nhà Trường...
Cả tuổi thơ của tôi từng trôi qua ở miền Trung với khá nhiều mắt bão kinh hoàng, tôi hiểu những nỗi lo sợ của Nga. Mặc dù, vào thời của tôi ở những năm 60, mái tôn chưa phải là hiểm họa.
Khi lăn lóc ở vùng lũ lụt miền Trung đầu tháng 10/2010, tôi vẫn nghĩ: thực ra chúng ta có thể làm nhiều điều tốt hơn để giảm nhẹ thiệt hại, thay vì hàng năm cứ đối phó và kêu gọi cứu trợ.


Từ: HoaNT
18/10/2010 10:55:42
Chẳng làm thế nào để hạn chế hay đề phòng thiên tai nhỉ. Bệnh tật còn có thuốc uống, bệnh dịch còn có vắc xin chứ mưa, bão, lụt... thiên tai lại bó tay. Nhìn thấy những cảnh bão lụt miền Trung mà não ruột. Hôm nay Viện VSDTTW của mình cũng đã lên đường vào Hà Tĩnh từ sáng sớm. Mọi khi thì mình cũng đi trong những đoàn khắc phục hậu quả bão lụt như thế này nhưng bây giờ có lớp trẻ đi rồi. Xin chia sẻ với đồng bào nằm trong vùng bão lụt


Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s