Chiều Mát-sơ-cơ-va bên Chợ Bến Thành
Tác giả: Thanh Lương Lý 78
Tặng người KGU
Cách đây mấy năm, tôi và anh hiệu trưởng trường Quản lý khoa học và công nghệ của Bộ đi thành phồ Hồ Chí Minh. Anh vào để khai giảng lớp tập huấn về an toàn bức xạ còn tôi là “ong thợ” giảng bài cho lớp đó. Cùng là dân ở Nga về nên chúng tôi có nhiều chuyện để nói. Anh bảo lần này mình vào sẽ gặp một người bạn từ thời phổ thông và cũng lâu lắm rồi chưa có dịp gặp lại. Sau đó anh sực nhớ tôi học ở Modova nên nói: “không biết Lương có quen anh Uyển không?”. Tôi vội kêu lên vì sung sướng. Tôi với anh Uyển (OB 74) chơi với nhau rất thân, nhưng từ ngày anh về nước tôi hoàn toàn không có tin tức về anh. Tôi còn nhớ anh là người hát hay và rất mê các Hoa khôi của Hội Kishinhốp. “Người thấp vậy mà đòi leo cao” tôi thường trêu anh. Với những kỷ niệm xưa như vậy, tôi xin Hiệu trưởng cho tôi cùng gặp anh Uyển. Anh đồng ý và chúng tôi gặp nhau… không tả chắc mọi người cũng biết chúng tôi vui sướng như thế nào…Anh bảo đã thế chúng ta phải gọi cho mấy người nữa và sẽ ngồi ở đâu đó lai dai. Anh nhấc phone gọi cho anh Thắng “Kều” và một anh nữa cùng năm nhưng tôi không nhớ tên.
Lẽ thường sau hơn 30 năm gặp lại, hơn thế nữa, để ông chủ đồn điền trồng trầm có dịp thể hiện mình tiếp đón khách “Trung ương nghèo” ở nhà hàng sang trọng nào đó, thì đằng này, chúng tôi đậm chất “Ki..” quyết định ra khu chợ Bến Thành để hàn huyên. Chúng tôi chọn một góc bên chợ , chỗ không quá sáng để còn nhìn thấy bầu trời và cũng không quá tối để CAVE có cơ hội trêu các ông IVAN đã luống tuổi và cái quan trọng hơn cả là có chỗ yên lặng để dễ nói chuyện.
Thức ăn được bày ra trên những chiếc bàn đã cũ. Chúng tôi tọa lạc trên những chiếc ghế nhựa ọp ép nếu không cẩn thận thì ngã lăn ra. Rượu rót ra, và các ký ức xưa dội về, bao nhiêu kỷ niệm thời sinh viên “trong vắt” như bình rượi vốtka hiện ra trước mắt chúng tôi. Mỗi người mỗi chuyện. Anh Thắng vui tính hơn ngày ở Modova, chuyện dí rỏm; anh Uyển vẫn vậy, mặc dù là ông chủ và bôn ba nhiều, nhưng trong anh vẫn còn chất nghệ sĩ ngày nào. Anh có tài vẽ và hát. Nhìn các anh nói chuyện, ôn nghèo nhớ khổ, nhớ tới cái thời sinh viên chưa hết tháng đã hết tiền ấy mà sao thấy các anh hồn nhiên vậy, Trong những giây phút đó, bao nhiêu khó khăn của cuộc đời đang đè lên vai mỗi người bỗng tiêu tan hết. Qua những câu chuyện các anh kể, tôi thấy mọi người vẫn còn nặng lòng với các thời sinh viên ấy lắm. Trong sâu thẳm còn có nhiều điều để nhớ, để xẻ chia. Đâu đó, các anh vẫn còn giữ trong tim mình về một hình bóng Người con gái nào đó. Không nói ra, nhưng tôi cảm nhận anh Uyển vẫn có nhớ tới một Hoa khôi hát hay chân dài…. Tôi cũng biết Chị. Không biết Chị có nhớ tôi không?
Rượu đã uống, lời đã ra, nhưng sao chúng tôi vẫn chưa đã, chưa say…Tôi đề nghị anh Uyển hát, hát những bài hát Nga ấy. Đáp lại, anh gợi ý anh Thắng hát hay lắm và đề nghị anh Thắng hát. Tôi ngạc nhiên, có bao giờ thấy anh Thắng hát hồi ở Liên Xô đâu. Chỉ biết anh có tài đá bóng và học giỏi thôi. Sau này qua trang WEB còn thấy anh có tài nhảy với các cô rất đẹp.
Ruskoe pole… gọng anh cất lên nhẹ nhàng và đầm ấm. Hình ảnh cánh đồng Nga hiện ra bát ngát mênh mông cùng với mùi hương lúa mới. Tuyệt vời cánh đồng Nga, niềm hạnh phúc dâng trào, tuổi trẻ và ước mơ. Cứ thế chúng tôi say đắm trong điệu nhạc của bài ca hất hủ “Ruskoe pole”. Chúng tôi lại có dịp nhớ tới những ngày đi hái táo, nhặt khoai. Bài Ruskoe pole gợi cho tôi nhớ đến bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam. Nó sâu lắng tình người, chất Quê thấm đậm. Đó là linh hồn của mỗi quốc gia.
Ngước nhìn bầu trời, chúng tôi nghĩ tới bài Đêm đen. Gọng anh Uyển cất lên
“Đêm tối mênh mông
Chỉ có tiếng súng vang vọng trên thảo nguyên
Chỉ có gió đang gào thét trong ly biệt
Chỉ có ánh sao chập chờn sáng.
….”
Chúng tôi lặng người nghĩ tới những chiến binh giữa hai trận đánh, giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau có gang tấc. Họ dành những thời khắc ít ỏi đó nhớ về quê hương nhớ về những người thân chốn quê nhà.
“Đêm tối mênh mông
Làm chia cắt xa muôn trùng em và anh.
Thảo nguyên vắng đêm đầy biết bao lo sợ
Càng chia cắt thêm hai đứa mình”
Điệu nhạc và ca từ của bài Đêm đen làm mắt chúng tôi rớm lệ. Nó không làm cho người chiến binh hèn yếu mà ngược lại mạnh mẽ hơn…Cái triết lý này về cuộc chiến tranh, nay chúng ta mới ngộ.
Qua Đêm đen, ngắm trời cao, nghe tiếng xào xặc của bầy chim, chúng tôi nhớ tới bài Đàn sếu. Và tất cả chúng tôi cùng hát:
“Tôi cảm thấy đôi khi, những người lính
Từ chiến trường đẫm máu chẳng quay về
Không nằm xuống nơi lòng đất lạnh
Mà hoá thành đàn sếu trắng bay đi…”
Một cảm giác khác lạ dâng trào trong mỗi chúng tôi. Ánh mắt xa xăm ngước nhìn bầu trời, mỗi người mỗi cảm nhận riêng, nhưng đâu đó có chung một suy nghĩ
“Và trong đàn vẫn còn kia khoảng nhỏ
Có lẽ là một chỗ để cho tôi.”
Cái quãng lặng này cũng rất cần cho mỗi người để thoát khỏi cái lo toan, ồn ĩ thường ngày.
Thật may cho chúng ta, những người được ăn học trên đất Nga, những người biết đọc, biết viết và hiểu tiếng Nga, những người có thể cảm nhận được Tâm hồn Nga.
Rượu uống không say, sao lời ca làm ta ngây ngất. Một điệu nhạc thân quen nữa lại vang lên bên góc Chợ Bến Thành
“Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em! thấu chăng tình bao lời ca trìu mến
Mátxcơva trong chiều vắng êm đềm.”
Chúng tôi hát say sưa, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, và chẳng để ý đến ai. Rồi bỗng nhiên có một thanh niên trong số những người đứng quanh chúng tôi cất tiếng hỏi, “các chú ở đâu đến mà hát hay như vậy? và bằng tiếng nước nào sao chúng cháu nghe không hiểu?”
Chúng tôi tủm tỉm cười….
Có lẽ ông Trần Hoàn cũng được các bạn Nga hỏi câu tương tự khi Người ở Mạc tư khoa nghe câu hò Hà Tĩnh.
Còn chúng tôi có Chiều Mát-sơ-cơ- va bên Chợ Bến Thành.
Hà Nội, tháng 12, 2010
Người post: NgocBQ
Ngày đăng: 23-12-2010 22:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 8 của tổng số 8 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |