KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 13 Tháng một. 2011

MÙA ĐÔNG KÝ ỨC




Tác giả: Meomun

 

Đông 2010

 


Người post: VanNH

Ngày đăng: 13-01-2011 11:11






Xem 1 - 10 của tổng số 11 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: NhuanNT
19/01/2011 11:15:18

Mọi người ai cũng có những kỷ niệm mùa đông. Anh Hải ở núi, chắc cũng giống em ở miền biển, thời ấy mùa đông chẳng ai có  đôi dép, áo len, mũ ấm. Bọn em tòan chân đất hết. Thế mà em vẫn nhớ lên cấp 3, các cô gái trường em không dám mặc áo bông chần (chần bẳng vải thô và bông, theo hình chéo, thường là 2 mặt 2 màu) chê là xấu như bà già. Em là đứa con gái duy nhất mặc lọai áo đó. đúng là chỉ có bà già mặc. Nhưng em thấy ấm lắm nên thích. Giá còn lọai áo đó em sẵn sàng mặc lại !


Cám ơn Vân đã khơi ra nỗi nhớ mùa đông ngày xưa !


Mà mình cũng rất tự hào là đã có những mùa đông lạnh dầm chân trong bùn đến lớp.



Từ: HanhLT
15/01/2011 15:03:00

Trẻ con đi học thì thời nào cũng giống nhau cả, tôi nhớ khi con trai tôi còn nhỏ đi học về mách chuyện có cái kem bị bạn xin, cho nó cắn cùng, nó cắn miếng to quá gần hết nửa cái, lần sau rút kinh nghiệm, có kem cháu mút từ đầu đến cuối để bạn thấy nghê không xin nữa, rốt cuộc trẻ con không biết mất vệ sinh là gì vẫn xin như thường... có kỷ niệm như vậy bây giờ mới có cái để nhớ chứ!


@ HaiNV, Hạnh chưa được nhìn thấy cái chăn sui bao giờ, âu cũng là sự thiệt thòi!


@ Em Vân, HN vẫn rét lắm, giá em gửi được cho ít nắng SG thì hay biết mấy!Chúc em khỏe.



Từ: HaiNV
13/01/2011 19:54:28

@em Vân: Anh nói thêm chút hiểu biết của anh chăn sui nhé. Cây sui là cây gỗ lâu năm, cây cao và thân to. Người miền núi thường dùng "sản phẩm" từ cây sui vào mấy việc chính sau: 1) Nhựa cây: có chất Alcaloid? cực độc, thường được dùng để chế một trong những loại thuốc độc mạnh nhất để tẩm vào các mũi tên (cung, nỏ) của người xưa, dùng trong săn bắn và đánh giặc; 2) Gỗ: dùng bình thường trong sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng...; 3) Vỏ cây: có đặc điểm là rất dễ dàng bóc tách ra khỏi phần thân gỗ. Như vậy, nếu lấy 1 khúc cây to, dài độ 2m, đường kính 0,6-0,7m thì khi bóc vỏ của khúc cây ra ta sẽ có "cái chăn" liền tấm có chiều rộng cũng là 1,8 - 2m. Công việc đơn giản chỉ là ngâm nước cho hết nhựa cây (chất độc), sau đó đập và phơi là có cái "chăn sui xịn". Đáng chú ý, là các sợi của vỏ cây rất dai và kết nối rất chắc chắn với nhau, nên có đập nát (người ta bảo còn phải đem vào cối giã gạo để giã?), thì cái miếng vỏ cây cũng rất bền, lúc đầu đắp chăn mới có cảm giác hơi thô nhám, sau càng dùng càng thấy mượt mà! Loại chăn sui thứ 2, không "xịn" bằng loại trên (từ một khúc gỗ, vỏ lâu năm nên dày), đó là chăn sui đan. Đơn giản là từ những khúc gỗ nhỏ hơn (không ra được "chăn tấm") người ta xẻ nhỏ các sợi vỏ sui, có thể bện lại thành sợi to hơn rồi đan (thủ công) thành cái chăn. Anh nhớ cái chăn sui của ông nội là chăn "xịn"!


@Khửu: Mình biết, ngày xưa ông bạn Khửu ở Yên Bái với gia đình ở một nhà máy Z (QP) bên Cổ Phúc? bên kia núi Con Voi đối diện với làng mình (chỉ cách nhau đường núi 15-20 Km, đường chim bay có khi chỉ 5 Km) nên bọn mình đã cùng hưởng cái rét như nhau! Lúc Khửu 6-7 tuổi, tức là bọn mình đều học lớp 1-2, mình nhớ khi đi học sáng sớm đứa nào cũng phải vác theo mấy bó đuốc, hết bó này lại đốt bó khác để vừa đi vừa sưởi. Tất nhiên, bọn trẻ không đứa nào có giày, mũ, áo len...chân tay, mặt mũi thì nứt nẻ (như em Vân kể), mà nay cả lũ cũng tạm gọi là "thành người"...Mình hứa sẽ viết về những kỷ niệm lội suối, trèo đèo, đốt đuốc thắp sáng và sưởi ấm trên đường đi học...vào một dịp khác nhé!


P.S. @NghiPH: Cam on Nghi quan tam toi suc khoe cua minh!



Từ: ThongNV
13/01/2011 18:45:59




Thời học sinh của bọn anh còn vô tư hơn Vân nhiều. Bọn anh đa số con nhà nghèo (mà hồi đó xã hội mình phấn đầu mọi người đều nghèo như nhau mà) nên chúng mình hầu hết không được ăn sáng. Nhà nào kinh tế khá hơn thì được ăn khoai, ăn ngô. Các bạn thường mang đến lớp chia nhau cùng ăn. Trai gái cũng như nhau cả, xin không cho là "cướp" mặc dù khi đó đã học lớp 8 (8/10) rồi. Lớp mình có một bạn nữ rất đô con và nghịch ngợm không khác gì con trai tụi mình. Nếu bạn nào có ngô rang mà bỏ túi, xin không cho là "cướp" liền. Bạn đó sẽ ôm chặt hai tay của bạn trai  để các bạn nữ khác lấy. Có một bạn trai nghịch ngơm không kém đã làm thủng túi quần âu ra và giả vờ bỏ ngô trong túi. Các bạn nữ xin không cho, và trò "cướp" lại tái diễn. Từ lần ấy trở đi nạn "cướp" thức ăn sáng của lớp chúng mình không còn tái diễn nữa.








 




Từ: Khửu
13/01/2011 17:42:47

Đúng là người đã từng ở Bắc mà vào Nam sống thì thường rất hay nhớ đến cái lạnh của miền Bắc vào những ngày đông, còn người Nam ra bắc thì họ thường nghĩ đến cây trái miệt vườn chứ ít khi nói về thời tiết. Mình thì mới đi vô trỏng có mấy hôm hồi đầu tháng 11 mà giờ đang phải chịu cái giá rét HN lại thấy muốn vô tránh rét nữa rồi. Nghe Meo Mun kể về thời thơ ấu với mùa Đông anh cảm nhận được sự na ná như nhau của tuổi thơ trong mỗi người, có khác chăng là ở thời gian trước và sau. Hồi 6-7 tuổi mình ở Yên bái cái nhớ nhất của mùa đông giá rét là đống lửa bập bùng ngay giữa nhà, cả ngày lẫn đêm, cả nhà giải chiếu nằm xung quanh, tối thì nướng khoai, sắn thơm lừng. Vì nhà tranh vách đất, cửa tre giát nên không kín và không bị thiếu ôxy hay khí độc khi đốt lửa. Như bây giờ có nhà đóng kín cửa rồi đốt bếp than, sáng ra cả nhà đã chết cứng, quá sợ. Một kỷ niệm nữa của thời đi học lớp 1 là cái áo tơi, áo tơi không chỉ mặc khi mưa mà khi trời đông gió rét nó chẳng khác gì áo khoác ngày nay, rất ấm khi tránh gió. Năm 1976 mà Vân nói là còn đi lục túi quần bạn trai cướp hạt dẻ thì bọn anh đã người lớn rồi, sắp đi làm cán bộ rồi nên không chơi trò "lục túi" nữa, kể cũng tiếc! Thời gian ấy thì cái áo đại cán 4 túi kiểu Tôn Trung Sơn mà các sĩ quan quân đội hay mặc là thịnh hành nhất, vải kaki dầy, khoác ngoài áo sơmi và áo len thì gió mùa đông bắc nào cũng chào thua. Tôi còn nhớ là hôm đi xin việc ở TCty thuộc bộ TM tôi phải nhờ bà chị làm thủng một miếng ở vai và đũng quần và tích-kê hình mạng nhện lại để cán bộ tổ chức nhìn thấy sẽ hiểu: tuy nó đi nước ngoài về nhưng là con nhà lành. Ấy thế mà đỗ thật! Một vài kỷ niệm về mùa Đông chia sẻ cùng các bạn.




Từ: NghiPH
13/01/2011 17:04:12

       Năm xưa ở quê bọn mình chưa biết chế tác ra cái lò sưởi bằng ống sữa bò. Vùng mình không có quả thông. Ở vùng nuôi cừu, nuôi dê nhiều chắc sẽ có nhiên liệu để đưa vào các lò sưởi bằng ống sữa bò ấy. Bọn mình làm “lò sưởi” bằng cách khác. 


         Đây là cách làm “lò sưởi” của đám trẻ chăn trâu. Dùng rạ, dùng rơm bện chặt thành cái bùi nhùi, đốt cháy, thổi tắt ngọn lửa, chỉ để cháy âm ỉ. Hoặc tìm trong đám dứa dại nhưng thân cây đã chết khô rồi cũng đốt cháy như cái bùi nhùi. Đối với bọn trẻ chăn trâu khi đó chưa có áo len mà chỉ mặc hai áo khách thì đây là những “lò sưởi” tuyệt vời vào mùa đông, nhất là khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.


       Lò sưởi bằng thân cây dứa dại khô có lửa đượm hơn và dùng được lâu hơn. Còn cái bùi nhùi muốn cho lửa đượm và dùng được lâu phải bện thật chặt, thật chắc tay. Muốn biết đứa nào khéo tay hay không xem làm bùi nhùi là nhận ra ngay. Tôi do quá vụng về nên bện rất lỏng, dùng một lúc là bùi nhùi cháy hết, lại phải bện cái khác.


        Khi xưa ở nhiều vùng quê không có xây tường gạch ngăn cách giữa các hộ gia đình. Chỉ là cái giậu mồng tơi, cúc tần, dâm bụt, “hoành tráng” hơn thì bằng rặng duối. Các nhà sang thăm nhau có thể đi tắt qua những cái giậu ấy mà không cần đi qua cổng.


     Nay thì đâu đâu cũng xây tường gạch, tường đá ngăn cách rồi. Ý thức về của ông, của tôi rất rõ.


      Chẳng biết bây giờ bọn trẻ con còn có không gian để chơi trốn tìm, chơi trận giả với những trận đánh liên hoàn như ngày xưa nữa không?


      Chúc mừng bác HaiNV đã khỏi ốm!



Từ: HaiNV
13/01/2011 16:35:45

Đọc chuyện của em Vân, anh ấn tượng nhất chi tiết "lục túi quần" bạn trai. Không biết các đấng nam nhi quân tử KGU có hối tiếc là giờ đây mình không thể quay trở lại với thời gian, trở thành những "cậu bé" của ngày xưa để cho các nàng bạn học nghịch ngợm như em Vân "kiểm tra túi quần"? Anh nói đùa cho vui, anh đang là "nạn nhân" của cái rét cắt da, cắt thịt đây. Chả là chủ nhật vừa rồi anh đang tắm  thì mất điện, vẫn đủ nước nóng để tắm gội, nhưng tắm xong không có gì để sấy đầu, thế là sốt, ho, sụt xịt, chán ăn...Hôm trước em Vân đã cảnh báo các cụ KGU về  cái lạnh mùa đông rồi, thế mà anh vẫn "nói mạnh" đấy thôi, cuối cùng thì mình cũng bị "dính đòn". Được cái sức khỏe anh đến nay cũng còn "xài được" (nói như 1 vị LĐ cao niên người MN, khi có nhà báo hỏi), nên qua 2 ngày nghỉ ngơi, nay lại ổn!. Nếu hỏi kỷ niệm xưa về mùa đông, thì anh nhớ nhất cái "chăn sui" của ông nội. Quê anh Yên Bái, phần đất lúc đó thuộc Tuyên Quang (Việt Bắc) mà, nên bài thơ Tố Hữu "Việt Bắc" có câu: 


...Thương nhau, chia củ sắn lùi


Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng...


Cái chăn sui chỉ là vỏ của cây sui đem ngâm, phơi, đập cho mềm mà sao đắp ấm thế, ấm hơn chăn bông nhiều. Hồi nhỏ (lên vài tuổi) anh chỉ thích chui vào  chăn sui ngủ cùng với ông, cảm thấy sao thật ấm áp. Ông nội anh mất năm 1977 (sau khi anh về nước một năm), cái chăn sui cũng vĩnh viễn theo hành trang của ông nội lên đường về thế giới bên kia...


Chính vì anh đã hiểu cái giá trị của sự ấm áp trong cái bình dị nhất như chăn sui, nên anh càng thấm thía câu thơ của bác Tố Hữu: Có phải trong lúc khó khăn gian khổ thì tình người ấm áp hơn nhiều?



Từ: Meomun
13/01/2011 16:20:02

Mấy hôm HN lạnh, em hay nhận được tin nhắn của bạn bè về thời tiết lắm và tự dưng thấy mình cũng trở nên quan tâm đến thời tiết hơn. Người tếu thì nhắn:"Úi giời ơi, rét quá teo hết rồi"! Người khác than thở: "Lạnh quá, lại ốm nữa đây, sức khỏe dạo này ọp ẹp quá". Người thì "lãng mạn": "HN lạnh, em nhớ Kishinev quá!"Hi hi, chị Thanh ơi, thế mà em chưa nhận được cái tin nào "vu vơ" của người KGU cả.


Các chị MK tụ họp vui thế! Em cũng mơ ước một ngày nào đó ra HN vào mùa đông, để đượ ;c   ăn  các món ăn thời thơ ấu. Hồi em ra HN, buổi sáng bạn dẫn ra trước ngõ nhà nó, ăn xôi với thịt kho rồi uống một cốc nước chè nóng, ngon tuyệt vời. Xôi miền Bắc ngon hơn hẳn xôi Sài gòn không những vì nếp ngon, nấu kì công hơn mà còn do thời tiết lành lạnh nữa.  


Em nhớ cả vị bánh kê thơm thơm, mùi rau cần muối với bắp cải, nhớ những cây xoan mùa đông trơ trụi. Đến mùa nở hoa, những bông hoa xoan màu tím li ti rơi rào rào như những cơn mưa nhỏ rắc đầy xuống đường. 


Bây giờ em hay hoài cổ quá, có lẽ vì già mất rồi!


Các anh chị giữ sức khỏe nhé, có lãng mạn vì nàng tiên Mùa Đông cũng đừng quên là chúng ta không còn trẻ nữa...  



Từ: HoaNT
13/01/2011 15:23:34

Vân ơi, trưa hôm qua trời rét như thế mà mấy đứa bọn chị: Kim Thanh, Bình K, Bình P Thúy Hoa  cùng với Hạnh LTM luật  cũng tụ tập ở nhà chị Phương Thảo Việt kiều  CL76 để ăn trưa, cuối buổi vì thiếu nước chấm rau xà lách chị Thảo làm nhanh cho bọn chị sốt cà chua với thịt băm nóng sốt  như bài em viết ấy, ăn vẫn ngon. Chị Thảo đãi bọn chị món sườn chua ngọt, các chị mang thêm bánh khúc, chả cốm nữa. Vừa ăn, vừa nói chuyện vui nên món gì cũng ngon và ăn gần hết. Những lúc như thế này quên hết cả  ăn kiêng, gần 60 tuổi rồi mà bọn chị vẫn cứ ăn, chơi hết mình thế này thì không biết có phải hạn chế bản thân không nhỉ? Nếu có thể thì bọn chị cũng gửi vào cho mọi người trong đấy cái rét của Hà Nội.



Từ: HanhLT
13/01/2011 14:31:40

Năm nay miền Bắc rét đậm, rét liên tục, khả năng chịu lạnh của hội U60 ngày càng kém, nhớ ngày xưa đi sơ tán mấy chị em hôm nào có món hành mỡ phi thơm rồi đổ tương vào trưng lên thơm lừng chấm rau sà lách là đại tiệc rồi...


Vân ơi bây giờ ở nông thôn cũng chăn đệm cả rồi, có rất ít rơm và càng ít nhà còn trải ổ rơm như ngày xưa...




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s