KGU News >>Văn học >>Thơ
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 29 Tháng một. 2011

Mùi dạ hương




Tác giả: MinhCK

Mùi dạ hương thoảng từ trang sách đọc

Mùi dạ hương phảng phất ở đâu đây

Hoa dạ hương làm em nao nao lạ

Nhớ đến anh và nghĩ đến anh nhiều

 

Nhớ buổi tối anh cùng em đi dạo

Dọc bên hè qua những bụi dạ hương

Gió thổi nhẹ hương thơm bay phảng phất

Gió cuốn theo hơi thở hai đứa mình

 

Anh hỏi em "sao hoa có mùi hương

Trắng tinh khiết vươn lên trong đêm tối"

Em im lăng nhìn anh và không nói

Bởi tối nay em chỉ muốn nghe anh

 

Hoa dạ hương thơm trên trang sách đọc

Nhắc cho em nghĩ đến anh nhiều

Hoa thơm ngát gắn liền mầu tinh khiết

Và đối với anh em chung thuỷ suốt đời


                                 ( Thơ của bạn tôi, Hà Nội 3/01/1977)

 

 


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 29-01-2011 14:02






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: HanhLM
30/01/2011 22:32:05

Anh Minh – chị Chi ơi, em thật ngưỡng mộ tình yêu nồng thắm và bền chặt của anh chị. Em cầu chúc cho anh chị luôn luôn và mãi mãi hạnh phúc nhé!


Những câu thơ chị Chi viết tặng anh Minh cách đây 33 năm thật dịu dàng, đằm thắm, da thiết rất nữ tính. Và em thiết nghĩ, đối với thơ của những người yêu viết tặng nhau thì vần điệu, tính logic, tính hợp lý không có nhiều ý nghĩa cho lắm, vì các con chữ chỉ có một nhiệm vụ quan trọng nhất là chuyển tải tình cảm yêu thương, nhung nhớ giữa những trái tim đang yêu cho nhau mà thôi.


Tuy nhiên, theo gợi ý của anh Thông và anh Minh, em mạo muội đề xuất ý kiến sửa câu “Hoa thơm ngát gắn liền màu tinh khiết” thành “Mùi hương thơm gắn liền màu tinh khiết” để “khắc phục mâu thuẫn” giữa từ “thoảng” và từ “ngát” đấy ạ.



Từ: ThongNV
30/01/2011 21:29:11

Gửi Anh Minh và Bạn Chi: Thông hoàn toàn góp ý về hương hoa thôi. Đúng là hương hoa thoang thoảng thì không thể ngát được. Vì hoa mà ngát thi hương thơm rất đậm, mà hoa có hương đậm thì chóng tàn (có lẽ phải nhả tinh dầu nhiều quá chăng-vấn đề này ACE ong bướm mới hiểu). Không biết có phải như vậy không nên các thi nhân thường ví tình yêu và những nét lịch sự của con người với các loài hoa có hương thơm thoang thoảng.


Về tính logic (theo suy nghĩ của Thông) thì cùng một loài hoa mà đầu bài thơ thì thoang thoảng, cuối bài thì ngát hương thì hơi gượng. Thông biết dụng ý của tác giả muốn nói gì, nhưng nếu tìm được cụm từ khác thì sẽ hay hơn.


Anh Minh nói sửa thì Thông không thể, vì làm thơ phải có cảm súc. Mà cuộc sống nói thì dễ làm mới khó. Mong Anh Minh và Bạn Chi thông cảm.



Từ: MinhCK
30/01/2011 20:21:24

Mình đã đọc nhận xét của Thông về bài thơ, nhưng cả hai (mình và Chi) lại hiểu theo những ý khác nhau. Có phải nó đã "thoảng" thì không thể nào "ngát" được phải không???Hay là ở đây độc giả còn hàm một ý gì khác nữa. Người viết thơ chỉ là người chuyền bóng thôi, còn độc giả mới là người ghi bàn để cho bài thơ không đơn độc, không lủng củng, không một chiều, phiến diện. Như ngày xưa Xuân Diệu lúc nào cũng phải có Cù Huy Cận-Một người đọc và một người bình. Như thế thì bài thơ, đêm thơ mới hay được. Theo Thông thì nên sửa như thế nào???



Từ: NhuanNT
30/01/2011 06:35:37

Chào anh Minh chị Chi, xin tâm phục khẩu phục tình yêu bền chặt của anh chị. Tình yêu đậm đà như mùi dạ hương.



Từ: ThongNV
30/01/2011 06:15:30

Tôi tự hỏi, không hiểu tại sao khi người ta muốn biểu hiện tình yêu nồng thắm, phép lịch sự.v.v.v thường hay liên tưởng đến thoang thoảng của một loài hoa. Bài thơ của Tác giả Bích Chi sẽ rất hay và logic nếu hương hoa Dạ Hương không thơm ngát ở  cuối bài.



Từ: NghiPH
29/01/2011 16:12:40

Dạ hương- hương hoa ban đêm. Hương tình yêu thoang thoảng suốt cả cuộc đời.


Thoang thoảng thôi cũng đã đủ say đắm lòng người. 



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s