KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 04 Tháng ba. 2011

Tin vui mới




Tác giả: Kẻ ham chơi

Giải thưởng Kovalevskaia 2010: Một nhà khoa học nữ về công nghệ thông tin và một nhà khoa học nữ công nghệ sinh học được tôn vinh
PGS.TS. Lương Chi Mai (Toán Kishinew khóa 81), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Phòng Nhận dạng và Công nghệ tri thức - Viện Công nghệ Thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và TS. Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ môn Sinh thái côn trùng và Phòng trừ sinh học - Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long là hai nhà khoa học nữ vinh dự được nhận giải Kovalevskaia năm 2010.
 
 
Trong cuộc họp báo sáng 28/02/2011, tại Hà Nội, bà Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam cho biết thông tin này. Đây là giải thưởng nhằm biểu dương, tôn vinh, khuyến khích các nhà khoa học nữ Việt Nam phấn đấu, vươn lên, đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lễ trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2010 là một trong những hoạt động nổi bật nhất trong nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 101 năm Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Được biết, giải thưởng Kovalevskaia năm 2010 sẽ được trao vào đúng ngày ngày 8/3. Cũng nhân dịp này, Trung ương Hội LHPN Việt Nam còn phối hợp với Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam trao giải Bông hồng vàng cho các doanh nhân nữ có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN


Người post: MoN

Ngày đăng: 04-03-2011 15:03






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: MaiND
07/03/2011 08:01:28

Chúc mừng PGS.TS. Lương Chi Mai được nhận Giải thưởng Kovalevskaia 2010.


Thật tự hào cho Hội KGU chúng ta có một nhà khoa học nữ về công nghệ thông tin trong số hai nhà khoa học nữ được tôn vinh trong dịp này.


Chúc Chi Mai cùng gia đình hạnh phúc và tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp khoa học VN.



Từ: HanhLM
06/03/2011 23:27:19

Alô! Alô!


Lương Chi Mai vừa thông báo với tôi: 14h chiều ngày thứ ba, mùng 8/3/2011, Lế trao Giải thưởng Kovalepxcaia năm 2010 cho 2 nhà khoa học nữ xuất sắc của VN, trong đó có Chi Mai, sẽ được tổ chức tại Trung tâm Phụ nữ, số 20 phố Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội.


Chi Mai xin mời anh chị em KGU đến dự Lễ trao giải thưởng. Ngày mai Chi Mai sẽ chuyển Giấy mời Hội KGU qua tôi (khoảng 10 Giấy mời). Vì thời gian gấp rút nên tôi xin cầm Giấy mời và chờ mọi người trước cửa Trung tâm Phụ nữ. Anh chị em nào thu xếp được thời gian xin mời tới dự chúc mừng, động viên Chi Mai. Mong ace tới dự đúng giờ.


Hẹn gặp mọi người!



06/03/2011 08:53:31

Mơ à, sau một thời gian dài "ham chơi" mày đã lại gia nhập KGU. Chúc mừng nhé. Hơi tiếc là chưa thấy bài viết của mày về VL82. Như người Nga vẫn nói поздно лучше чем никогда.  Chờ nhiều bài viết mới của mày.



05/03/2011 08:00:03

Người phụ nữ mê khoa học và sản phẩm để đời


Theo www.suckhoedoisong.vn – 1 năm trước


Chị không chỉ là một nhà khoa học nhiều năm gắn bó với công nghệ nhận dạng, đồng tác giả của VnDOCR phục vụ tự động hoá văn phòng - sản phẩm xử lý nhận dạng duy nhất hiện diện ở khắp các Bộ, ngành trong cả nước, mà còn đảm đương cương vị của một nhà quản lý tận tuỵ. Bận rộn và áp lực công việc không làm PGS.TS. Lương Chi Mai - Viện phó Viện Công nghệ Thông tin - Viện KH&CN Việt Nam mất cân bằng giữa công việc và gia đình. Để "không mất lòng ai" như vậy, đối với chị, không đơn giản là một nghệ thuật sống, mà phải xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc.

 



Tấm lòng và niềm đam mê


Người ta thường nói phụ nữ giỏi toán sẽ khô khan, nhất là khi tôi được gặp một người phụ nữ còn trẻ hơn so với tuổi đời, với kiểu tóc ngắn năng động, tính cách quả quyết, nhanh nhẹn nhưng cởi mở. Thế nhưng những quan niệm đó cứ dần dần bị phá vỡ khi câu chuyện với PGS.TS. Lương Chi Mai được mở dần ra. Tự nhận mình là người may mắn chị cho biết, "Trong công việc mình có một tập thể tốt, còn với gia đình, luôn được mọi người giúp đỡ và ủng hộ. Nếu không có được hai điều đó mình khó lèo lái được cuộc sống". Đối với một người phụ nữ, để đảm đương được công việc của một nhà khoa học, gánh vác vai trò của một nhà quản lý lại "giữ lửa" được cho gia đình là một điều không phải dễ dàng. Để kết hợp một cách "không mất lòng ai" như vậy, đối với chị, không phải là một nghệ thuật sống, mà xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc.








 PGS.TS. Lương Chi Mai tham gia tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo khoa học.







Cũng như bao người phụ nữ khác, TS. Lương Chi Mai luôn hoàn thành thiên chức của một người con, người vợ và người mẹ. Trong căn phòng làm việc của chị, bên cạnh những chồng sách khoa học xen kẽ là những cuốn sách dạy nấu ăn, chăm sóc sức khoẻ và cả những cuốn tiểu thuyết mà chị mê đọc. "Đối với bất kỳ người phụ nữ nào, được chăm sóc gia đình là một hạnh phúc không gì thay thế: được tự tay nấu nướng cho chồng con, chăm sóc và dạy con học tập, đưa con đến trường. Những điều đó càng khiến mình thấy yêu công việc và tự nhủ phải phấn đấu không ngừng", chị Mai tâm sự. Chính bởi vậy, nếu có bất cứ một khoảng thời gian rảnh ngoài công việc là chị tận dụng triệt để để bù đắp lại những "khoảng trống" cho gia đình.


Với quan niệm đã là nhà khoa học thì dù làm cán bộ quản lý cũng phải dành ít nhất 50% thời gian cho nghiên cứu khoa học. Chị đã cùng đồng nghiệp lăn lộn tìm đề tài cho Viện. "Trong bối cảnh ngành công nghệ thông tin bùng nổ, để "cạnh tranh" tìm kiếm đề tài, không gì khác là phải nâng cao chất lượng nghiên cứu, tập trung đào tạo nguồn nhân lực trẻ", chị Mai cho biết. Công nghệ thông tin là một trong những ngành mà những bạn trẻ được đào tạo từ nước ngoài trở về rất dễ bị các công ty lớn chiêu mộ. Để thu hút giữ chân họ tiếp tục con đường nghiên cứu tại Viện là một bài toán khó. Chị tâm sự: "Tôi đã suy nghĩ nhiều giải pháp, nhưng không có giải pháp nào tốt hơn là tạo cho họ một môi trường làm việc lành mạnh, một tập thể đam mê khoa học".


"Mình không có thiên hướng làm quản lý, bất cứ một nhà khoa học nào đều muốn dành trọn thời gian và cuộc đời để được làm nghiên cứu", chị Mai cho biết. Rõ ràng, nếu so với nam giới, để đảm đương được công việc nghiên cứu lại gánh thêm "sứ mệnh" quản lý, đối với một người phụ nữ, dường như là một chặng đường chông gai và đầy rẫy thử thách. Nhưng với PGS. Lương Chi Mai, chị đã vượt qua một cách dễ dàng bằng tấm lòng, niềm đam mê và nghị lực. Để rồi tối tối, chị vẫn "túc trực" bên phòng bếp để giữ lửa cho gia đình.


Chông gai với ngành khoa học "trẻ"


Yêu toán từ nhỏ và luôn là học sinh giỏi, Lương Chi Mai được Nhà nước chọn ra nước ngoài học tập. Khi mới chân ướt chân ráo theo học Đại học Kishinov (Cộng hoà Mondavia), chị liền quyết định chọn theo học chuyên ngành toán ứng dụng một cách không hề do dự. "Ước muốn của mình là được làm nghiên cứu ứng dụng. Toán ứng dụng không phải là một ngành xa vời, những thuật toán đã tạo nên nhiều kỳ tích trong ngành khoa học máy tính". Sau tốt nghiệp, chị về công tác tại Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (Viện CNTT bây giờ). Và đây là khởi nghiệp để rồi chị dành trọn đời mình cho cái nghiệp nghiên cứu về nhận dạng. "Và mình sẽ theo nó cho đến lúc không còn sức lực làm việc nữa thì mới chịu thôi", chị Mai quả quyết. Như để giúp tôi hiểu rõ hơn về cái "nghiệp" đeo đẳng mình, chị giải thích, "Nhận dạng có nghĩa là nhận biết. Bất kỳ một đối tượng nào đều được biểu diễn bằng các đặc trưng như số đo, màu sắc, cân nặng... Dựa vào những đặc trưng rồi tìm ra các thuật toán để đối sánh sự giống nhau giữa vật thể này và vật thể khác. Đây là một nhánh của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo". Đến năm 1991, chị hoàn thành luận án tiến sỹ của mình ở Tiệp Khắc (cũ) với đề tài "Nghiên cứu các đường cong trong nhận dạng và giải thuật song song trong máy SIMD".


Ngày chị về nước cũng là lúc ngành nghiên cứu nhận dạng chỉ mới có lác đác vài cư dân toán ứng dụng được GS. Bạch Hưng Khang tập hợp như GS. Hồ Tú Bảo, GS. Hoàng Kiếm... Tiếp thời gian sau đó, những thuật toán mà nhóm nghiên cứu dần được áp dụng vào thực tế để kiểm nghiệm như áp dụng vào việc thăm dò dầu khí, nhận diện ảnh vệ tinh,... Từ một nhóm nghiên cứu nhỏ ngày nay đã trở thành Phòng nghiên cứu Nhận dạng về công nghệ tri thức hàng đầu của cả nước.








 PGS.TS. Lương Chi Mai luôn đam mê với khoa học nhân dạng.







Thuộc nhóm những người tiên phong khai sinh nên một ngành khoa học mới ở Việt Nam, tính đến nay, TS. Mai cũng xấp xỉ 26 năm tuổi nghề trong ngành nhận dạng và "thu hoạch" được khoảng 35 công trình đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước; nhiều năm chủ nhiệm các đề tài về "Xây dựng thư viện modul nâng cao chất lượng ảnh phục vụ vectơ hoá trên ảnh đa mức sáng và ảnh màu", "Nhận dạng, xử lý ảnh và ứng dụng" hay "Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của lĩnh vực xử lý tri thức trong trí tuệ nhân tạo".


VnDOCR 4.0 - sản phẩm để đời


Năm 1987, TS. Lương Chi Mai bắt đầu tham gia vào nhóm nhận dạng chữ in. "Nhận dạng chữ Việt là một công việc khó chưa ở đâu làm được. Nhưng nếu người Việt mình không làm thì ai làm cho", chị nói. Trước đó, nhóm nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công việc nhận dạng chữ La-tinh. Còn đối với việc nhận đạng chữ Việt in, ngoài yêu cầu cần phải trang bị một số điều kiện kỹ thuật mà ngày đó còn hiếm như các máy scaner thì kinh nghiệm và kiến thức của nhà khoa học là yếu tố quyết định. Trước nhu cầu của thị trường và sự phát triển của công nghệ, với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian còn là nghiên cứu sinh, chị cùng nhóm bắt tay vào nghiên cứu nhận dạng chữ Việt in.


Sau bao phen vất vả, "đứa con đầu lòng" của nhóm đã chào đời - phiên bản VnDOCR 1.0 phục vụ tự động hoá văn phòng trong nhập liệu tự động. Một văn bản sau khi được scan, với VnDOCR, có thể nhận biết một cách tự động để đầu ra là một văn bản với ký tự được soạn thảo do đó người dùng không phải soạn lại văn bản đã scan. Ngay lập tức, VnDOCR 1.0 đã được thị trường chào đón với nhiều tiện ích vượt trội mà nhiều người cho rằng... "ngoài mong đợi". Từ đó đến nay, VnDOCR luôn được trau chuốt với nhiều tính năng mới như độ chính xác nhận dạng, xử lý bảng biểu, giao diện thân thiện... và là sản phẩm xử lý nhận dạng duy nhất hiện diện ở khắp các Bộ, ngành trong cả nước. Phiên bản mới nhất ngày nay là VnDOCR 4.0. Bên cạnh những phiên bản VnDOCR chuyên dụng, nhóm nghiên cứu phát triển những bản rút gọn cài đặt trong các máy scaner HP.


Được hỏi về hướng nghiên cứu tới. Chị cho biết: "chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống nhận dạng tiếng nói, xây dựng những tài nguyên tiếng nói và văn bản cho cộng đồng. Đây là một bài toán khó và chúng mình sẽ đi từ dễ đến khó để giải quyết dần dần". Hệ thống này sẽ hỗ trợ cho những người khiếm thị thao tác được những chức năng cơ bản của một người bình thường.


Cùng với VnDOCR đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Sản phẩm CNTT tại Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 8 và giải nhất giải thưởng VIFOTEC, PGS.TS. Lương Chi Mai đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và dự án Việt Nam - Canada trao tặng giải thưởng cán bộ nữ xuất sắc trong lĩnh vực CNTT.


Đức Phường



Từ: ThanhLK
04/03/2011 23:25:40

Anh Hải Bột nói rất đúng, Ban LL cũng đã chúc mừng Chi Mai tại buổi họp sau tết Tân Mão rồi.


@Chi Mai: các chị MK đang chờ em nhận giải chính thức để được ăn khao đấy. 



Từ: HaiNV
04/03/2011 17:50:26

Hoan hô bạn MoN đưa tin này. Thông tin về giải thưởng Kovalevskaya của bạn Lương Chi Mai, công bố vào dịp cuối năm vừa rồi, đã được  HT Ngọc đưa lên studentkgu và chúng ta đã có dịp chúc mừng Chi Mai. Xem lại thông tin (Trang chủ, "Tin Bài"  => #48 ).


Lần này là Lễ trao giải chính thức nhân dịp 8/3. Một lần nữa, xin nhiệt liệt chúc mừng Chi Mai!


PS. Đề nghị bạn MoN thay ảnh khác của Chi Mai nhé (trên mạng có rất nhiều), ảnh này mờ quá!



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s