Làm gì?
Tác giả: ChauHM
Những người học ở Liên Xô trước đây đều biết một bài báo nổi tiếng của Lenin với tiêu đề “Làm gì”? Mặc dù nội dung của bài báo chủ yếu đề cập đến nhiệm vụ của những người Bolsevic Nga lúc đó phải thực hiện để bảo vệ nhà nước Xô-Viết non trẻ, nhưng chính câu hỏi “Làm gì” đã ghi dấu ấn trong tôi suốt bao nhiêu năm qua. Tôi cho rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống mà mỗi người phải tự trả lời!
Tại sao vậy? Đơn giản là số công việc thì vô hạn, nhưng quỹ thời gian của mỗi chúng ta lại có hạn. Bạn không thể làm hết mọi việc. Vì thế phải lựa chọn. Làm việc này thì không còn thời gian làm việc khác. Đôi khi quyết định nhận hay từ chối một công việc chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của mỗi con người.
Thế hệ chúng tôi lớn lên trong trọn cái thời bao cấp, khi mà con người chỉ biết làm những việc mà tổ chức phân công. Nói chung, không ai có quyền lựa chọn. Đặc biệt, trong môi trường quân đội, nơi tôi công tác hàng chục năm, thì “quân lệnh như sơn”. Cấp trên giao việc gì, phải làm việc đó. Không làm tức là chống đối. Lúc đó, tôi quan sát thấy, có rất nhiều người được phân công những việc họ không thích hoặc họ không giỏi, nhưng vẫn phải làm. Tất nhiên, kết quả công việc trong những trường hợp này thì không thể tốt. Thế là họ bị đánh giá là không cố gắng hoặc không có năng lực. Lâu dần họ trở thành những kẻ bất đắc chí, làm việc gì cũng không ra hồn. Nhưng khi tiếp xúc với họ, tôi thấy họ cũng có những khả năng nhất định. Đáng tiếc là những khả năng này không bao giờ được sử dụng. Và tôi không bao giờ muốn rơi vào hoàn cảnh của họ.
Vì thế, khi cấp trên phân công việc mà tôi không không giỏi (hoặc đơn giản là không thích), tôi thường mạnh dạn kiến nghị, ví dụ: “Báo cáo Thủ trưởng, nhiệm vụ đơn vị giao thì em xin nhận. Nhưng em cũng xin được báo trước là em không giỏi việc này, nên rất nhiều khả năng sẽ hỏng việc”. Hóa ra, rất nhiều lãnh đạo phân công công việc theo tư duy “thằng nào đang rỗi thì giao cho nó” mà chẳng quan tâm đến chuyện “nó có biết làm việc này không, có đúng người đúng việc hay không”? Khi nghe tôi kiến nghị, các Thủ trưởng mới giật mình cân nhắc lại và thường hỏi: “Thế đứa nào giỏi việc này”? Lúc đó tôi mới nói: “Đồng chí X làm việc này là tốt nhất. Còn việc đồng chí X đang làm, có nhiều người có thể làm thay được”. Bằng cách đó, tôi luôn tránh được những việc tôi không thích/hoặc không giỏi.
Nhưng tôi trốn việc không phải để đi chơi mà để làm những việc tôi muốn làm. Thỉnh thoảng, tôi lại đề nghị: “Việc này, việc kia em có thể làm rất tốt, Thủ trưởng giao cho em đi”. Cách hành xử này mang lại lợi ích kép: vừa được làm công việc phù hợp với năng lực bản thân, vừa được cấp trên khen là dám xung phong nhận nhiệm vụ!
Ngoại trừ những việc cấp bách hoặc đặc biệt cần thiết phải làm, những việc còn lại tôi luôn đặt câu hỏi “mình có nên làm việc này hay không”? Tôi có những nguyên tắc đơn giản để lựa chọn công việc. Đầu tiên là, những việc mờ ám thì kiên quyết không làm. Những việc không mang lại lợi ích cho bất cứ ai cũng không làm. Không phải sở trường của mình, không làm. Không phải sở thích của mình, không làm. Nếu có hai việc đáng làm, cùng mang lại hiệu quả như nhau, tôi sẽ chọn việc dễ hơn.
Nguyên tắc “chọn việc dễ hơn” có thể gây tranh cãi.
Trong một bài hát có câu “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai”? Quan điểm của tôi ở đây là: nếu việc thực sự cần phải làm thì chúng ta có thể bất chấp khó khăn gian khổ. Nhưng nếu được lựa chọn, mỗi người có quyền chọn theo cách của mình. Tôi luôn tâm niệm, hãy bắt đầu học cách làm tốt những việc dễ, trước khi muốn thử sức với những việc khó hơn.
Và quan trọng nhất là bạn phải chọn những việc vừa sức. Dân chơi gôn có câu “cố quá” thì thành “quá cố”. Trong môn thể thao gôn, handicap là chỉ số đánh giá trình độ của người chơi. Người chơi thường đạt kết quả tốt nhất nếu không cố gắng đạt kết quả tốt hơn handicap hiện thời của mình. Cũng giống như, nếu bạn có bộ loa thùng 500W, bạn nghe với âm lượng 400W thì rất hay, nhưng nếu bạn phải nghe ép tới 600W, chất lượng âm thanh sẽ rất tệ và loa cũng mau hỏng. Với những việc vừa sức, năng suất của bạn sẽ cao nhất và bạn sẽ có cơ hội thành công hơn với những việc khác.
Đi chơi còn có ích hơn cố gắng làm những việc không đáng làm!
Người post: ChauHM
Ngày đăng: 08-03-2011 14:02
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 5 của tổng số 5 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |