Cảm thông và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản
Cảm thông và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản
HuyTQ, NghịPH
. Xin được tỏ lòng cảm thông và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản
Chúng ta vô cùng bàng hoàng, sửng sốt khi nhận được tin về trận động đất cường độ 8,9 độ xảy ra ngày 11/3/2011 và trận sóng thần kinh hoàng ở các tỉnh Duyên hải Đông Bắc Nhật Bản gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho biết trận động đất 8,9 độ Richter hôm qua là một "thảm họa quốc gia chưa từng có". Cơn địa chấn mạnh nhất trong 140 năm, kéo theo con sóng thần cao tới 10 m quét qua một loạt thành phố và thị trấn ở vùng đông bắc, hủy hoại tất cả những thứ gì trên đường đi của nó.
Đường sá, nhà cửa, xe cộ,... chỉ còn là một đống tan hoang sau trận động đất, sóng thần. Theo tin tức nhận được đến thời điểm này ít nhất 1.600 người đã thiệt mạng và hơn 10.000 người mất tích.
Nhân dân Nhật Bản thường xuyên gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của động đất và sóng thần. Tuy nhiên, chưa có trận động đất và sóng thần nào lớn như vừa qua.
Chúng ta - những người dân ở một đất nước đã được nhân dân Nhật Bản “nhường cơm sẻ áo” trong nhiều năm qua xin được tỏ lòng cảm thông và chia sẻ với những mất mát, đau thương mà nhân dân Nhật Bản đang phải gánh chịu, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể nhân dân Nhật Bản, nhất là những gia đình có người thân bị mất.
Với truyền thống kiên cường và ý thức tự tôn dân tộc rất cao, nhất định nhân dân Nhật Bản sẽ vượt qua những khó khăn do động đất và sóng thần gây ra. Nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới luôn đứng bên cạnh ủng hộ và chia sẻ với nhân dân Nhật Bản.
. Cảnh báo động đất, sóng thần và hạn chế thiệt hại như thế nào?
Trận động đất lớn kéo theo sóng thần tàn phá Nhật Bản tiếp tục đặt câu hỏi: Người ta có thể làm gì để cảnh báo sóng thần, hạn chế thiệt hại do sóng thần gây ra?
Vụ động đất kéo theo sóng thần là minh chứng cho sự yếu ớt của con người trước thiên nhiên. Nó cũng cho thấy loài người rất khó khăn trong chuẩn bị trước thảm họa chết người, kể cả với một quốc gia giàu có và có kinh nghiệm phòng chống động đất, sóng thần như Nhật Bản.
Theo TS.Tiziana Rossetto - giảng viên về công trình chống động đất tại University College London, các biện pháp phòng ngừa bao gồm thiết kế nhà chịu được sóng đập hay các hệ thống cảnh báo sớm, kể cả chương trình giáo dục và chiến lược di tản. Nhưng bà cũng cảnh báo: "Hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu tới đâu còn phụ thuộc vào chuyện sóng thần có xa hay không, vì nếu quá gần thì sẽ không hiệu quả cho lắm."
Đối đầu với các lực lượng thiên nhiên không thể dừng được như sóng thần - cơn sóng lớn do các chuyển động như động đất dưới đáy biển gây ra - thì cách tốt nhất là di dời dân chúng vào bờ và lên cao càng sớm càng tốt. Các hệ thống cảnh báo tinh vi trên thế giới có thể phát hiện sóng thần bằng đầu cảm ứng.
Các quốc gia sau đó dùng tin tức trên truyền hình và truyền thanh, cũng như hệ thống loa để cảnh báo dân chúng. Tuy nhiên, như trong trường hợp sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, khi động đất xảy ra rất gần bờ biển thì chính quyền chỉ có từ 5' đến 10' để cảnh báo dân chúng. Tương tự vậy, ở Hawaii cũng có hệ thống tín hiệu trên đường chỉ dấu tuyến nhanh nhất để lên vùng đất cao an toàn hơn trong tình trạng khẩn cấp.
Di tản một thành phố có thể không phải luôn có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cho nên dân chúng có thể được hướng dẫn lên tầng cao của nhà hay bãi đỗ xe nhiều tầng. Ở Nhật, người ta đã thử nghiệm kết cấu nâng đứng, là các bệ dàn chứa người rồi nâng lên cao qua khỏi cơn sóng thần.
Các tòa nhà nhạy cảm như nhà máy điện hạt nhân cần được xây dựng xa bờ biển và thiết kế tự động ngừng hoạt động ngay khi phát hiện động đất.
Di tản cũng không phải là giải pháp dễ cho nhiều hòn đảo nằm thấp.
Thử nghiệm một thiết kế từ nhóm kiến trúc sư Đại học Harvard, các nhà nghiên cứu dùng bồn tạo sóng và phát hiện thấy cho phép nước đi qua tốt hơn là ngăn dòng nước. "Thay vì ngăn cản sóng, quý vị cho phép sóng đi qua kết cấu và tạo ra thiệt hại ít nhất. Các cửa lớn và cửa sổ là nơi để nước đi qua." Mục tiêu của thiết kế là bảo vệ tòa nhà và giúp dễ dàng sửa chữa sau đó, với giả thiết là người trong đó đã chạy hết lên cao. Cửa và cửa sổ bị hỏng dễ sửa. "Cửa bên trong nằm thẳng hàng hơn là đan xen. Nếu cửa nằm lẫn lộn thì sóng bị kẹt ở trong nhà".
Một vấn đề quan trọng trong các thiết kế nhà là bảo đảm các bức tường chịu lực không bị sóng đánh trực tiếp khiến toàn bộ kết cấu bị sụp.
Phải chăng cách duy nhất để loại trừ nguy cơ liên quan đến sóng thần là không sống gần bờ biển?
Lời nhắc đó đã từng được thực hiện trước đây. Sau vụ sóng thần tàn phá thành phố Hilo của Hawaii vào năm 1946 và 1960, chính quyền di dời dân chúng vào sâu trong đất liền.
Trái đất là cái nôi nuôi sống chúng ta. Tuy nhiên, trái đất cũng mang lại nhiều điều bất trắc, đau khổ cho con người. Điều này có tính quy luật. Loài người phải tìm cách sống chung với thiên tai, tìm cách dự báo, phòng ngừa. Và khi thiên tai xảy ra biết xử lý nhanh chóng, biết hợp tác, chia sẻ và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Con người cũng không nên tạo ra các "thiên tai" như làm những hồ chứa nước khổng lồ, những tòa nhà cao chọc trời... từ đó sinh ra những dư chấn và động đất lớn.
Người post: NghiPH
Ngày đăng: 13-03-2011 11:11
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |