Gửi đá xây Trường Sa
Tác giả: Quỳnh Nguyễn
Gửi đá xây Trường Sa - nguyên vẹn một tình yêu
Bài của Quỳnh Nguyễn đăng trên Tuổi Trẻ
TT - Một ngày của tháng 8 lịch sử, Tuổi Trẻ bất ngờ nhận được ca khúc Gửi đá xây Trường Sa từ tác giả Trần Bắc Hải. “Gửi” chứ không phải “góp”. “Gửi” bởi đó không chỉ là tấm lòng của riêng tác giả mà của cả tập thể “Bạn Trỗi”.
Và “gửi” có lẽ bởi tác giả đã gửi tình cảm này từ Adelaide của nước Úc xa xôi. Bài hát được tác giả lấy ý và phát triển từ bài thơ Nói với em về nơi ấy: Trường Sa của bạn học cũ Trần Quang Trung viết tặng vợ và “mọi phụ nữ Việt Nam có người thân là chiến sĩ Trường Sa”, được đăng trên blog Bạn Trường Trỗi.
Là bạn học ở Trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi (Trường Trỗi), mặc áo lính từ lúc còn là những chú bé 12-13 tuổi, tác giả Trần Bắc Hải đã không thể nén xúc động trước tâm sự và cũng là nỗi lòng của bạn mình. Ông đã chia sẻ ngay dưới bài thơ: “Trung ơi bạn tuyệt quá. Mình đang giờ làm việc nên không viết được nhiều. Nhưng phải tắt máy tính ngay bây giờ, vì đọc tiếp sẽ khóc mất”...
. “Đứa con” của hai người “Bạn Trỗi”
“Tôi phải tắt máy tính vì đang trong giờ làm việc và vì nếu khóc trước mặt rất nhiều người nước ngoài, không cùng cảnh ngộ với mình thì xấu hổ quá. Nhưng lòng tôi lúc đó như thúc giục phải phổ nhạc bài thơ này” - tác giả Trần Bắc Hải chia sẻ qua điện thoại với Tuổi Trẻ vào sáng 28-8.
Trước đó, qua email ông kể: “Trung với tôi vốn là bạn học cũ. Chúng tôi sống với nhau từ những ngày thơ ấu dưới mái Trường văn hóa quân đội. Bạn tôi sớm trở thành một chiến sĩ pháo binh quân đội nhân dân và tham gia chiến đấu tại chiến trường C. Từ năm 1968, anh trở về miền Bắc học Trường Sĩ quan pháo binh, sau đó được điều động về Bộ tư lệnh hải quân...”.
Tác giả cũng bộc bạch sau khi học hết bậc phổ thông tại Trường Trỗi và thi đậu vào ĐH Quân y, đang học năm thứ nhất thì được học bổng sang Liên Xô (cũ) học. Tuy có thâm niên nhiều năm trong quân đội nhưng “chỉ quanh quẩn dạy học ở ĐH Quân y chứ không đi chiến đấu như anh Trung và nhiều bạn khác cùng Trường Trỗi”. Vậy nên lúc bắt tay vào viết Gửi đá xây Trường Sa, ông đã liên hệ để xin ý kiến, trao đổi thư điện tử với bạn học cũ Trần Quang Trung “dày” hơn thường lệ để có được tinh thần đúng đắn và tình cảm nhất cho ca khúc.
“Bởi anh Trung là lính chiến đấu. Đặc biệt sau năm 1975, anh Trung đã có khoảng thời gian công tác tại Trường Sa. Chính những kinh nghiệm sống và chiến đấu đó của anh Trung đã cho tôi những cảm xúc tròn đầy khi sáng tác” - tác giả trải lòng.
Còn người chiến sĩ pháo binh Trần Quang Trung cũng bồi hồi không kém: “Khi được điều về đơn vị pháo binh huấn luyện tại Trường Sa để bảo vệ nhóm đảo mới giải phóng, tôi không thể nào quên thời điểm hay tin tàu HQ-505 đã hi sinh để quyết giữ chủ quyền Trường Sa trong chiến dịch CQ88. Lòng thương tiếc đồng đội cũng như niềm tự hào sâu sắc về họ không bao giờ phai mờ. Thi thoảng tôi làm thơ khi nhớ về những ngày cũ. Còn bài thơ này là cảm xúc của những ngày cũ và cả những quan tâm của hiện tại”.
Vậy nên khi hay tin “bạn Hải” có ý định phổ nhạc bài thơ của mình, ông cứ “rưng rưng”. Họ đã cùng nhau trao đổi rất nhiều, cùng nhau sửa từng câu từng chữ, từng nốt cho ca khúc. Suốt thời gian thai nghén “đứa con tinh thần” này, họ chợt nhận ra sự đồng cảm, tình yêu nguyên vẹn không hề phai nhạt theo thời gian với biển đảo quê hương.
. Tha thiết xây Trường Sa
Rồi hai tác giả lại sôi nổi kể về những ngày xưa, về những tháng ngày biệt tin bạn bè, đồng đội thời chiến tranh và những bùi ngùi của ngày gặp lại. Họ “gặp lại” nhau lần đầu cũng chỉ vài năm trở lại đây thôi, dưới cầu nối của một người bạn mới tên “blog”. Blog Bạn Trường Trỗi là nơi những người bạn cũ, những tâm hồn đồng điệu tìm thấy nhau, hướng về nhau và cùng hướng về tình yêu lớn nhất của đời mình: quê hương.
Họ gọi nhau là “bạn già” nhưng các chia sẻ lúc nào cũng trẻ, luôn hôi hổi về thời cuộc và những đổi thay của đất nước. Vậy nên cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ đã được nhiều bạn trẻ và cả các “bạn già” đăng lại trên blog của mình.
Một tuần sau khi treo khẩu hiệu, nhóm bạn già hỉ hả vì đã góp chung được “một bao tải đá” gửi đến tòa soạn báo. Riêng “Bạn Trường Trỗi”, từ lời kêu gọi của tác giả Trần Bắc Hải đã góp về chương trình 34,3 triệu đồng.
Đảo nhỏ giữa muôn trùng sóng vỗ
“Vì muốn tự nhắc nhở mình rằng “Góp đá xây Trường Sa” là tình cảm thường trực, là hành động thường xuyên, lâu dài của mình và người thân, và vì muốn góp thêm một viên đá nhỏ vào phong trào chung của cả xã hội, tôi đã biến đổi một chút bài thơ của Trần Quang Trung để thành ca khúc Gửi đá xây Trường Sa” - anh Hải chia sẻ thêm.
Tấm chân tình đó đã được tác giả chuyển tải khá trọn vẹn trong những giai điệu và lời ca tha thiết của ca khúc. Quá tha thiết đủ để nhắc nhở và kêu gọi không chỉ bản thân, những người “bạn già” mà còn cho tất cả những ai từng một lần nghe qua...
.Người con của chính ủy hải quân
TS Trần Bắc Hải là con trai của chuẩn đô đốc Trần Văn Giang - nguyên chính ủy Quân chủng hải quân. Ông từng trong quân ngũ - giảng viên Học viện Quân y, hàm đại úy. Ông hiện đang làm công tác nghiên cứu y khoa tại Úc. Không nhận mình là nhạc sĩ, nhưng tác giả Trần Bắc Hải sáng tác khá thường xuyên với “gia tài” gần 50 ca khúc ở nhiều đề tài. Nhưng sâu đậm nhất vẫn là viết về người lính, trong đó có một chùm biên tập trong album Hành khúc ngày bình yên (đang thu thanh, chuẩn bị phát hành) với ý tưởng “Hành khúc của ngày hôm qua không thể nào quên, cho quê hương hôm nay bình yên”, gồm: Hải đội Hoàng Sa, Chuyện tình không tên, Vòng tròn bất tử, Gửi đá xây Trường Sa... Trong đó bài Hải đội Hoàng Sa từng đoạt giải C cuộc vận động sáng tác ca khúc về biển đảo quê hương (tháng 10-2010) do Ban Tuyên giáo trung ương, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Quân chủng hải quân phối hợp tổ chức
Bài hát “Gửi đá xây Trường Sa” cũng trong số những tâm sự ấy, nguyên thủy xuất phát từ bài thơ “Nói với em về nơi ấy – Đảo xa” của Trần Quang Trung viết cho vợ. Khi gửi bài thơ lên blog, Trung cũng đề tặng mọi người phụ nữ ViệtNamcó người thân là chiến sĩ Trường Sa. Vốn là lính pháo binh chiến trường C, đến thời bình Trung được đi học sĩ quan, ra trường về Lữ 126 Hải Quân, lại đi tiếp ra Trường Sa. Về hưu nhưng anh vẫn còn đầy chất lính. Trong những ngày cả nước sôi sục hướng về biển đảo, có lần anh nói nửa đùa nửa thật với chúng bạn: giá 126 trừ bớt 1 thành 125, có khi tao đã nằm trên con tàu HQ-505 do ông Vũ Huy Lễ chỉ huy trườn lên bãi đá Cô Lin làm pháo đài cố định giữ đảo rồi.
Trung và tôi cùng một nhóm bạn già có blog viết chung, kết với nhau do tình bạn học cũ từ thời chiến tranh ở Trường Văn Hóa Quân Đội. Khi đọc bài thơ “Nói với em về nơi ấy – Đảo xa”của Trung gửi lên blog, tôi đã trả lời ngay: “Trung ơi bạn tuyệt quá. Mình đang giờ làm việc nên không viết được nhiều. Nhưng phải tắt máy tính ngay bây giờ, vì đọc tiếp sẽ khóc mất”.
Cũng vào khoảng thời gian ấy, dòng tin “Góp đá xây Trường Sa” xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ và được nhiều bạn trẻ đăng lại trên blog của mình. Có bạn trẻ còn tính nếu mỗi người Việt Nam góp ngần đó ngần đó, cộng lại sẽ đủ sắm được cả hạm đội. Đã là blogger thì không tính tuổi. Bọn già chúng tôi cũng chẳng khác bọn trẻ, nghĩa là cũng hay treo khẩu hiệu hay những hình ảnh, những lời nói mình tâm đắc lên đầu trang. Một tuần sau khi treo khẩu hiệu, nhóm bạn già hỉ hả vì đã góp chung được một bao tải đá gửi đến tòa soạn báo. Tôi vốn dị ứng với các lời hô hào sáo ngữ, và luôn tự xét nét xem có cái gì giống khẩu hiệu lỡ lọt vào ca từ mình viết. Nhưng rất muốn cảm ơn người đã nghĩ ra câu “Góp đá xây Trường Sa” vì đã nói hộ chúng tôi những điều muốn nói.
Vì muốn tự nhắc nhở mình rằng “Góp đá xây Trường Sa” là tình cảm thường trực, là hành động thường xuyên, lâu dài của mình và người thân, và vì muốn góp thêm một viên đá nhỏ vào phong trào chung của cả xã hội, tôi đã biến đổi một chút bài thơ của Trần Quang Trung để thành bài hát “Gửi đá xây Trường Sa”. Xin kết bài viết này bằng những dòng thơ của Trung dành cho người vợ thân yêu của anh trong nguyên tác, những dòng mà tôi đã để dành không đưa vào bài hát:
“Chiều nay
Anh lắng nghe từ bếp nhỏ nhà ta
Thật dịu êm, những giai điệu mượt mà
Và sâu lắng như những lời tình tự
Hình như em hát mãi chỉ hai từ
Hoàng Sa, Trường Sa
Ơi Hoàng Sa, Trường Sa”
Adelaide25/8/2011, Trần Bắc Hải
Lính đảo Trường Sa
. NguoiKGU:
Anh Trần Bắc Hải ơi!
Là những người bạn học cùng mái trường KGU với anh, chúng tôi đồng cảm sâu sắc với tâm hồn, tình cảm, cảm xúc và tấm lòng của anh, của bạn anh- Trần Quang Trung với biển đảo quê hương qua bài hát Gửi đá xây Trường Sa của các anh!
Trái tim tôi thổn thức khi nghe bài hát của hai anh!
Cám ơn anh, cám ơn người bạn Trường Trỗi- Trần Quang Trung của anh!
Xin chuyển anh chị em các đường link để nghe bài hát Gửi đá xây Trường Sa:
http://tuyendt.wordpress.com/2011/08/28/gui-da-xay-truong-sa/
http://bank5troi.blogspot.com/2011/08/sang-tac-moi-cua-bac-hai-gop-xay-truong.html
http://tuoitre.vn/Ban-doc/453462/Gui-da-xay-Truong-Sa---nguyen-ven-mot-tinh-yeu.html
Kẻ ham chơi đã nhanh chóng post bản nhạc Gửi đá xây dựng Trường Sa lên trang Music của web studentkgu.vn. Anh chị em mở ra nghe và hát theo nhé!
Người post: NghiPH
Ngày đăng: 29-08-2011 14:02
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |