KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 02 Tháng mười. 2010

Nhớ lại những năm tháng sinh viên




Tác giả: Chỉ biết cười trừ

Dàn nhạc Toán Lý taị hôi diễn 26/03/1979, từ trái: Ngọc (Toán 79), Quốc Anh (Lý 82), Thu Hà (Lý 80), Tuấn, Diện (Lý 82), Ngọc Bình (Toán 81), Hồng Sơn (Lý 80). Bản nhạc đang chơi: Vì miền Nam (Huy Thục)

 

Trong bài này tôi muốn chia sẻ với các hội viên KGU hồi tưởng về cuộc sống âm nhạc thời sinh viên. Nhớ đâu kể đấy và không theo chuẩn nào cả.

Tôi vẫn nhớ hàng năm có nhiều hoạt động ca nhạc nghệ thuật trong hội đồng hương VN. Hầu hết đều diễn ra tại Дом культуры nằm cạnh các общежития. Các khoa tham dự với nhiều tiết mục khác nhau như kịch, múa, ca hát, ... Ngoài ra còn có những lần đi hữu nghị, khi các hội đồng hương khác mời chúng ta đến nhân một sự kiện nào đó của họ.Không có tài năng gì nhưng tôi được tham dự dàn nhạc dân tộc. Số là Quốc Anh, bạn cùng khóa cùng khoa và cùng phòng là nghệ sỹ đàn Măng đô lin đã vận động tôi cầm đàn và gảy cùng. Trong dàn nhạc này có 2 đàn Măng đô lin (Quốc Anh và tôi, Lý 1982), Ngọc Bình (Toán 1981) thì thổi sáo và chơi đần bầu. Ghi ta thì có Hồng Sơn (Lý 1980), trống do Quang Toàn (Lý 1980) đảm nhiệm. Nổi bật nhất là Bình. Một phần vì tài năng vượt trội, một phần vì các nhạc cụ mà Bình biểu diễn như sáo và đàn bầu đều độc đáo và mang đậm tính dân tộc. Tôi còn nhớ một lần biểu diễn tại Дом культуры một sự cố vui đã xảy ra. Phần trống do anh Toàn đảm nhiệm không chơi liên tục mà chỉ từng khúc một. Chính vì vậy mà anh Toàn quên đến lượt trống của mình làm tiết mục bị ngắt quãng một lúc và khán giả cười ồ. Có một số người hát hay đàn giỏi nhưng chắc vì còn xấu hổ nên không mấy khi lên sân khấu biểu diễn. Trong số này có Lê Mạnh Tuấn (Lý 1982), một cây ghi ta cừ khôi. Tôi ở cùng phòng với Tuấn nên biết rõ tài của bạn.

Ngoài các hoạt động самодеятельность thì âm nhạc Xô viết và nước ngoài cũng rất sôi động. Thời đó các phương tiện truyền thông còn lạc hậu so với bây giờ. Phổ biến nhất là TV, đài và đĩa hát (пластинки). Lâu lâu trên TV có chương trình "Мелодии и ритмы зарубежной эстрады". Mỗi lần như vậy là anh em lại kéo đến phòng TV xem rất háo hức. Thời đó cũng chính là thời vàng son của hai ban nhạc Boney M và ABBA và các chương trình TV cũng hay phát về họ. Về đĩa hát tôi vẫn nhớ là ở Liên xô thời đó có loại đĩa cỡ nhỏ màu xanh, mỏng và nửa trong suốt. Hình như chỉ có Liên xô sản xuất loại đĩa này. Nó kém chất lượng hơn loại thông thường nhưng rẻ tiền và quan trọng là dễ mua hơn. Đĩa hát là một mặt hàng khan hiếm, cầu vượt xa cung. Có vẻ như nhiều người ganh đua nhau tìm mua đĩa hay. Đĩa "tư bản" (do các nước tư bản phát hành) hầu như chỉ có SV da đen có.

Các ca sỹ Xô viết thời đó có thể kể đến Валентина Толкунова (chuyên hát dân ca), Анна Герман hay Алла Пугачёва ... Nhưng nếu hỏi có ca sỹ nào người Молдавии nổi tiếng cả Liên xô thì tôi tin chắc là sẽ ít ai nhớ ra được. Bản thân tôi chỉ biết đúng một người là София Ротару. Sinh vào tháng 8 năm 1947 tại làng Маршинцы. Trước đây ngôi làng này đã từng thuộc đế quốc Áo-Hung, Thổ nhĩ kỳ, Rumani và Moldova. Nó nằm sát biên giới với Ucraina nên dân làng hầu như nói cả ba thứ tiếng Nga, Ucraina và Moldova. Cha mẹ đều là người Nga nhưng bản thân họ Ротару theo tiếng Rumani có nghĩa là cái bánh xe. Vì thế dân Moldova vẫn coi София Ротару là người của mình. Ngoài ra còn có các lý do khác nữa như София Ротару đã từng học ở КГУ từ 1969 đến 1974, (hình như khoa Văn). Những anh chị năm trên có thể nhớ lại xem đã từng gặp София Ротару ở trường chưa, mà cũng có thể ngồi cùng hội trường nghe лекции rồi. Hơn nữa София Ротару là ca sỹ duy nhất có danh hiệu "народная артиска" (của Ucraina năm 1976, của Moldova 1983, của CCCP 1988) hát bằng tiếng Молдавия và hát về đất nước Молдавия. Đáng kể nhất là các bài đoạt giải Песня года như "Мой город" (русская версия молдавской песни) năm 1973, Melancolie năm 1982 và Metalica năm 1984.

Tp. HCM, 02/10/2010

 


Người post: DienPT

Ngày đăng: 02-10-2010 22:10






Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: BinhPT
07/10/2010 19:42:56
Ban nhạc trông rất ấn tượng và dân tộc ! Khoá 71 - 77 trước cũng có tiết mục hát chèo của OB và Nghêu sò ốc hến của Chai Lọ. Đề nghị mở chuyên mục về những tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất trong từng thời kỳ đi! Chắc tiếp theo Diện sẽ có nhiều bài hay.


Từ: NghiPH
04/10/2010 13:04:47
Anh Phư ơi,
Biểu tượng Hội diễn Mùa Xuân năm 1979 đã được lưu giữ trên các tấm ảnh. Thế còn lời bài hát, bản nhạc "Khi chia tay" và kịch bản thì anh hoặc ai đó mà anh biết còn lưu giữ được không?
Nếu còn lưu giữ được anh và các bạn post lên trang web của Hội đi nhé!


Từ: PhuND
04/10/2010 08:22:22
Hội diễn này mình cũng đóng góp nhiều thứ: Lời bài hát"Khi chia tay", một kịch bản và trang trí sân khấu nữa đấy. Phư - Toán 79


Từ: NghiPH
03/10/2010 10:18:30
Diện ơi! Qua bài viết của Diện, anh lại nhớ về các Hội diễn mùa Xuân vô cùng hấp dẫn, phong phú và sôi nổi tại Дом культуры. Các hội diễn này lôi kéo được cả một số bạn đến từ các thành phố khác nữa đấy. Một số thầy cô và các bạn quốc tế cũng đến dự, nhất là các cô giáo dạy tiếng Nga. Ảnh Ban nhạc Toán- Lý biểu diễn do Ngọc post là tại Hội diễn Mùa Xuân năm 79. Năm ấy, ngoài tham gia ban nhạc, hát, Ngọc còn chạy xô đóng đến hai vở kịch. Hoá ra từ những năm 70 của thế kỷ trước đã có một người Việt Nam ở xứ Kisi đã mở màn cho trào lưu chạy xô của các ca sĩ hiện nay.
Hội diễn Mùa Xuân năm 1979 có biểu tượng là Cây đàn và cây súng. Tại Hội diễn có đến 2 vở kịch liên quan đến Trung Quốc.
Tại Дом культуры còn diễn ra các hội nghị toàn thể lưu học sinh Việt Nam ở KGU và các đại hội đoàn trường nhiều khi rất sôi nổi, quyết liệt, nhất là khi bầu Ban chấp hành đoàn trường như thế nào để đỡ phải họp kiểm điểm nhau về những chủ đề quần loe, tóc dài, xem phim tư bản… Khi nào rỗi rãi một chút, anh sẽ ghi lại khung cảnh náo nhiệt của các đại hội này.

Anh cũng rất nhớ những lần được tham gia Câu lạc bộ hữu nghị của trường, được mời đến biểu diễn, phát biểu trước các bạn của nhiều nước trên thế giới đến Moldova học.

Cảm ơn em nhé!


03/10/2010 08:56:52
Cám ơn anh Ngọc. Toàn bộ ảnh thời SV của em bị mốc hết rồi.

Trong bài em quên mất hai người trong ban nhạc là chị Hà và Tuấn. Xin lỗi mọi người.

Diện


03/10/2010 00:07:49
Hi Diện,
Anh post hộ Diện bức ảnh anh còn giữ (và là ảnh màu) chụp tại Hội diễn văn nghệ Hội đồng hương VN tại Kishinhev 26/03/1979. Hôm đó dàn nhạc dân tộc Toán Lý đã chơi 02 bài, bài của bức ảnh chính là bài "Vì miền Nam" của Huy Thục.
Dàn nhạc bao gồm các nhạc công: Ngọc (sáo trúc), Bình (đàn bầu), Hồng Sơn (Ghi ta), Quốc Anh (bộ gõ) và 03 cây măng đô lin: Quốc Anh, Thu Hà, Diện


Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s