KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 05 Tháng chín. 2010

Nỗi buồn từ sự kiện N B C




Tác giả: HanhLM

Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu”

  

Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Nhưng đằng sau niềm vui, niềm vinh hạnh vô bờ ấy liệu có đang ẩn chứa một nỗi buồn lịch sử?

“Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân... Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi. Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quí nhất” GS Ngô Bảo Châu đã viết như vậy sau khi nhận giải thưởng Fields. Có lẽ đó không chỉ là nỗi buồn riêng của anh.

Như thường lệ, giới truyền thông lại làm dấy lên một làn sóng thông tin về GS Ngô Bảo Châu, nhân vật được coi là hấp dẫn độc giả nhất trong thời gian vừa qua. Tất cả những thông tin về anh được thu gom một cách triệt để nhất, cho dù đó là chuyện công việc, chuyện cá nhân hay một câu chuyện vu vơ bất kỳ có thể thu hút sự chú ý của công chúng.

Về mặt nghề nghiệp, quá trình này cũng không khác gì việc tạo ra hình ảnh một kẻ giết người máu lạnh mang tên Nguyễn Đức Nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong khi đó, điều làm nên sự ưu tú của GS Ngô Bảo Châu, Bổ đề cơ bản Langlands thì lại vượt xa khả năng trí tuệ của các nhà báo và công chúng. Người hiếm hoi đặt câu hỏi về ý nghĩa của công trình này thì lại là một người nước ngoài.

Tuy nhiên, cả xã hội đã bị cuốn vào làn sóng truyền thông đó. Chắc chắn trên đất nước Việt Nam, không nhiều người biết đến Bổ đề Langlands cũng như có khả năng hiểu và đánh giá đúng ý nghĩa của công trình này. Cái duy nhất chúng ta có thể đánh giá được, đó sự danh giá của giải thưởng Fields.

 

Việc GS Ngô Bảo Châu giải quyết được Bổ đề Langlands đã xảy ra từ trước nhưng việc này chỉ trở thành làn sóng với truyền thông Việt Nam khi anh đạt được một cột mốc về danh vọng. Như thế, về cơ bản, công chúng đã bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của vinh quang thay vì chân giá trị của trí tuệ. Và thay vì chỉ ra sự vượt trội của GS Ngô Bảo Châu trên con đường khoa học, người ta tìm kiếm những chi tiết trong các sự kiện và đời sống cá nhân, những chi tiết mà người nào cũng có.

Sự tự hào tràn lan trên các mặt báo, trong những phát biểu mang tính cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có quyền đó không? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết phải rõ ràng với chính mình con đường nào đã tạo nên sự ưu tú của Ngô Bảo Châu.

Ví như chúng ta có một mảnh đất quanh năm chỉ xây được những khối nhà 2,3 tầng. Khi mảnh đất đó vào tay người khác, họ xây lên những lâu đài tráng lệ. Liệu chúng ta có nên tự hào về lâu đài đó không? Đã có rất nhiều những tài năng toán học xuất hiện trên đất nước nhưng chỉ có một mình GS Ngô Bảo Châu đạt tới tầm cao của nhân loại. Những cái tên lừng lẫy một thời như Lê Bá Khánh Trình… giờ đã về đâu trong cuộc sống?

Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác?

Nền văn học với quá nhiều chất liệu không có lấy một tác phẩm đáng kể. Nền giáo dục thì đã thử nghiệm hàng chục năm trên các thế hệ học sinh rốt cuộc vẫn chưa định dạng được con đường cho mình. Nền nông nghiệp thì lạc hậu tới mức không có vắc xin phòng chống nổi một đợt dịch bệnh tai xanh ở lợn để dịch cứ lan tràn từ địa phương này qua địa phương khác rồi trở thành đại dịch.

Với thế giới, GS Ngô Bảo Châu đã mang lại một tri thức mới mẻ. Tuy nhiên, với dân tộc, anh chỉ gợi lại những nỗi buồn xưa cũ. Chúng ta đã từng có những con người vĩ đại. Triết gia Trần Đức Thảo, một trong những triết gia vĩ đại của thế kỷ với “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”, “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Nguồn gốc ngôn ngữ” và “Ý thức triết học đã đi đến đâu”. "… một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại" - (Lời giáo sư Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông). Sách triết của Trần Đức Thảo đã xuất bản khắp châu Âu. Viện Hàn lâm Đức đã muốn mời ông sang để trao đổi về vấn đề con người, về Heghen…

Giáo sư vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu, người được thế giới đánh giá là một trong những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại trong lĩnh vực đã luôn hướng về quê hương. Ông đã từng xin tài trợ để xây dựng một cung thiên văn tại thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên theo lời ông, dự án đó đã không trở thành hiện thực do các thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội…

Trên thế giới còn rất nhiều những nhà khoa học Việt Nam như thế. Dù họ không đạt tới đỉnh cao như GS Ngô Bảo Châu nhưng đều là những người có tài năng xuất chúng. Những con người mang dòng máu Việt Nam nhưng trí tuệ đã được vun đắp bởi các dân tộc khác trên thế giới và những trí tuệ đó cũng đang cống hiến cho những dân tộc khác trên thế giới. Đó là một nỗi đau chứ không thể là một niềm tự hào.

Khi GS Ngô Bảo Châu nổi lên như một hiện tượng, Viện Toán học đã công bố một mức đãi ngộ vượt khung nếu anh về làm việc. Đó là thu nhập khoảng 5 triệu một tháng. Đó không chỉ là cái nghèo về vật chất. Đó còn là cái nghèo trong khả năng đánh giá một tài năng trong bối cảnh thế giới phẳng.

Không bàn về những đại học đang mời GS Ngô Bảo Châu, chỉ một doanh nghiệp trong nước cũng sẵn lòng tặng anh một biệt thự. Có thể trong đó có mục đích PR hay những mục đích khác nhưng nó cũng thể hiện việc doanh nghiệp có khả năng đánh giá rất đúng tầm vóc của một con người. Ở mặt này, doanh nghiệp đang “giàu” hơn nhà nước rất nhiều.

Trong một lần nói chuyện, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường Viện Công nghệ Sinh học nói một công trình khoa học thực hiện trong 2 năm thì đến gần 1 năm là lo chuyện giấy tờ hóa đơn sổ sách. Mà đó đâu phải là những việc của những nhà khoa học.

Trong nước không thiếu những người tài nhưng thực sự họ đang mơ ước có được một cơ chế làm việc khoa học cho những nhà khoa học. Từ cơ chế đó, họ mới có thể tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi năng suất, mới có thể tạo vắc xin phòng dịch, tạo thuốc chữa bệnh… Những điều đó không quá phức tạp như việc chứng minh Bổ đề Langlands. Nó không tạo ra niềm hân hoan nào quá lớn nhưng lại mang lại sự ổn định và no ấm cho cuộc sống hàng triệu người nông dân trên đất nước.

Trở lại với nỗi buồn của GS Ngô Bảo Châu. Niềm vui bột phát rồi sẽ qua đi rất nhanh. Quan trọng nhất là trả lời cho câu hỏi điều gì quý giá nhất? Chúng ta đang gìn giữ và tạo điều kiện như thế nào cho những điều quý giá nhất ấy để vượt lên những hào nhoáng vinh quang tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống từng con người?

 
2627 ý kiến

Người post: administrator

Ngày đăng: 05-09-2010 01:01






Xem 1 - 9 của tổng số 9 Comments

01/04/2011 09:34:55

@KhoaDT: Hôm nay em mới đọc bài này, thấy anh "băn khoăn" về chỗ đặt Planetarium (nhà thiên văn cho các em sinh viên...) mới nhớ lại khoảng năm 2000 khi em còn làm Phó TGD tại Công viên nước Hồ Tây, bọn em đã có ý tưởng về một dự án tương tự. Đất thì... vô tư, nhưng kinh phí thì eo hẹp, nên lại thôi. Bây giờ có cậu đệ tử của em làm TGD ở Thiên đường Bảo Sơn, có thể đặt vấn đề lại về dự án này được đấy anh ạ.


Kính anh.



Từ: NhuanNT
16/10/2010 21:25:02
Hanh oi, lau roi chi khong gap duoc moi nguoi,Chi quên nhiều lăm. Tên Lam Minh Hanh nhắc chi rat nhieu ma cho den khi chi nhìn bức ảnh cũ từ ngày o Kishinop moi nho ra em. Thấy em giỏi giang, chững chạc, ngưỡng mộ quá.
Bài em viết rất 'tâm'. Ngày xưa chị cũng hay buồn, cả khi ra cửa hàng mua thức ăn, không thây hàng hóa nông nghiệp của VN đâu, chỉ thây đồ ăn kiểu Vn được nhập từ các nước láng giềng, nơi có ít viện nghiên cứu nông nghiệp, CNSH, trường DHNN, TS, GS nông nghiệp hơn mình ( chị đóan thế). Bây giờ thì ..thôi. Thành công = THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA. Thời tiết không thuận, đất cằn, cây khó sống, cỏ dại dễ mọc, biết làm sao?


Từ: HaiNV
26/09/2010 11:19:51
Em Hạnh ơi, anh rất tự hào là cả GS. Ngô Bảo Châu và PGS. Đặng Thị Cẩm Hà đều là người cùng Viện Khoa học và Công nghệ VN với anh đấy (NBC-Viện Toán học, chị Hà cùng Viện anh). Chị Hà sau khi tốt nghiệp ở LX (cùng năm anh - 1976, TH Baku) rồi đi làm NCS ở Hungary, sau làm cộng tác viên khoa học (sau TS) tại Hungary, Áo, Đức... trên chục năm nữa. Rồi chị lại cùng về nước với anh một dạo, sau khi mỗi người đều có hàng chục năm "bôn ba hải ngoại". Ai cũng biết: Đất khách - quê người làm sao sánh với đất Mẹ quê hương?. Hiện nay, chị ấy vẫn là một trong những nhà khoa học say sưa nhất của Viện CNSH, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp CNSH phục vụ môi trường (công nghệ tẩy độc các chất da cam/ dioxin.. do Mỹ sử dụng trong chiến tranh VN). Chị ấy đã từng được các giải thưởng cao về KHCN (VIFOTEC), Bằng Khen của Thủ tướng CP...là đại diện cho các nhà khoa học nữ của VN tại UNESCO...
GS. NBC ở NN, nhưng vẫn sống và làm việc vì Tổ Quốc, mỗi chúng ta vẫn cố gắng sống và góp phần nhỏ bé của mình cho Tổ Quốc. Quan trọng hơn, chúng ta cần phải biết hướng về một tương lai tốt đẹp hơn!


Từ: HanhLT
23/09/2010 17:38:16
Có tự sướng mấy thì cũng kho át được cái buồn đâu anh Tánh ạ.Người ta bảo hy sinh đời bố củng cố đời con, mình chẳng có vị thế gì để mà hy sinh, để mà củng cố, chỉ có tự thấy thương cho cái thân mình,khoa học thành khóa hóc đi đến đâu cũng lép kẹp như con gián.
Mẹ của NBC là xếp của chị Thái & Phòng (SV75).


Từ: Khửu
06/09/2010 12:31:37
Tin cho biết: Ngoại trưởng Yu Myung-Hwan bị chỉ trích nặng nề là lạm dụng chức quyền thủ lợi cho gia đình, vào lúc mà nạn thất nghiệp tại Hàn Quốc đang tăng cao. Tai tiếng này khiến người đứng đầu ngành Ngoại giao Hàn Quốc nộp đơn từ chức.

Ngày 4/9 Ngoại trưởng Yu Myung-Hwan nộp đơn từ chức sau khi đã xin lỗi vì Bộ do ông điều hành đã nhận con gái ông vào làm việc với mức lương rất cao. Việc này đã khiến ông Yu Myung-Hwan bị chỉ trích nặng nề là lạm dụng chức quyền thủ lợi cho gia đình, vào lúc mà Hàn Quốc đang phải đối phó với nạn thất nghiệp gia tăng. Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Lee Myung Bak chắc chắn sẽ chấp nhận đơn từ chức của Ngoại trưởng Hàn Quốc, nhất là vì phương châm của Phủ Tổng thống hiện nay là thực hiện «một xã hội công bằng».

Thật đúng là:
Trông người lại nghĩ đến ta
Từ cao (nhất) đến thấp chuyện này ....vô tư!
Người ngay tủi hổ khôn lường
Kẻ trơ trán bóng là đồ vô lương.


Từ: TanhVH
05/09/2010 15:58:02
Song với bài này của TS Tuấn, Ông cũng viết một bài rất hay để so sánh về trình độ bằng cấp và học vị của các quan chức từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên của nước ta thì thấy rằng các quan chức nhà nước của VN có bằng cấp và học vị cao nhất thế giới (Ông so sánh với Mỹ, Hàn Quốc và Úc).
Như trước đây trên mail đàn tôi đã nói thẳng ca ngợi NBC là đúng, là niềm tự hào của dân tộcm nhưng việc mở chiến dịch tuyên truyền như vậy thì mọi người đều biết là một cuộc mua bán chính trị trước các đợt bầu cử.
Hôm qua Gs. Trần Văn Giàu 100 tuổi nhưng chẳng có vị lãnh đạo của Chính phủ hoặc Bộ Giáo duc phát biểu chúc mừng cả.Có lẽ cụ Giàu hết mang lại ích lợi về mặt chính trị cho cacs quan chức đang đấu đá tranh giành ghế.
Một sự thực đáng buồn cho xã hội đương thời, nhưng đối với dân KGU chúng ta thì hãy vui lên, lạc qua nên vì chúng ta đã có "tự sướng" riêng của mình.


Từ: HanhLM
05/09/2010 13:09:07
Vả lại mấy hôm Tết không vào mạng đến 2 Tết mở ra thấy có cả loạt bài chúc Tết, ảnh Tết… mà nhìn mục video vẫn chỉ thấy một ông Tây chống tay vào cằm lâu rồi, phải có gì đó thay đi, nên chèn pháo… vào, rồi mèo, rồi một ông trọc đầu kêu meo meo, mới cù 3Chai là có phải họ Trần không, nhưng 3Chai không thích, ý chừng sợ "bắt quàng làm họ" sao ấy.


>



Từ: KhanhT

10/02/2011 00:06:06

@ThanhLK. Clip này ko phải của anh, thấy nó đẹp lại phù hợp vào thời khắc Tết nên anh post lên mọi người xem cho vui. Còn anh cũng chỉ là tay quay nghiệp dư thôi, anh học mót nghề quay phim khi học ở Viện HL Moldova đấy, do thầy anh dạy cho và mày mò học thêm, đại thể là có đọc tài liệu cơ bản về nghề quay phim, và cũng táy máy làm thử.




Từ: KhoaDT
05/09/2010 10:07:46

Cung cấp thêm cho các em Luật biết là một dự án Planetarium (nhà thiên văn cho các em sinh viên...) đã được Tổng thống Pháp đồng ý tài trợ toàn bộ kinh phí kỹ thuật, thành phố HN chỉ cần trích một miếng đất cho xây dựng. Tuy nhiên, trong những năm sốt đất cao nhất của những năm 90, ông chủ tịch TP NVN đã trả lời với đề nghị của các nhà vật lý VN (đặt nhà thiên văn trong công viên Thống nhất) là Planetarium ở đó sẽ phá vỡ cảnh quan. Các nhà VL chúng tôi lấy đâu ra kinh phí để "phong bì" quan chức TP nên dự án này (mặc dù SQ Pháp có nhắc lại ít nhất 2 lần) đã không được thực hiện ở thủ đô chúng ta. Thiệt thòi nhất là các thế hệ học sinh, sinh viên thủ đô, còn quan chức thì ??? Nobody cares !



Từ: HienVC
05/09/2010 08:26:07
Chính xác.


Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s