CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Tác giả: CucNT
Kính thưa các thầy cô giáo!
‘Nhà trường, gia đình và xã hội là ba yếu tố làm nên nhân cách một con người. Chúng tôi, những bậc phụ huynh sống trong thời đại hiện nay quá bận rộn với công việc và trăm ngàn mối quan tâm trong xã hội, thời gian các con ở bên chúng tôi ít gấp rất nhiều lần thời gian ở bên thầy cô trong nhà trường, vì thế có thể nói sự lớn lên của con em chúng tôi về mọi mặt, vóc dáng, tính cách, trí tuệ, tâm hồn phụ thuộc rất lớn ở nhà trường. Cho phép chúng tôi được gửi tới các thầy cô lòng biết ơn chân thành sâu sắc…
Các em học sinh thân yêu! Người ta ví thầy cô như người chèo đò đưa các em qua sông. Bến bờ mới là nơi các em thu nhận được nhiều điều mới lạ, khám phá thêm những nét đẹp của cuộc sống. Qua mỗi dòng sông các em tích lũy thêm cho mình vốn kiến thức cần thiết để khi vào đời, các em biết tự giải bài toán cuộc đời không phải do thầy cô ra đề mà do cuộc sống đặt ra cho các em. Các em đi, càng lớn mạnh các em càng có cơ hội vươn ra biển lớn và thầy cô vẫn đứng lại nơi bến bờ xưa cũ nhẫn nại tận tâm đưa tiếp những em nhỏ khác qua sông. Các thầy cô không trông mong các em ngoái lại, chỉ mong sao học trò của mình lớn khôn, lĩnh hội được nhiều kiến thức và hoàn thiện nhân cách để trở thành những công dân tốt của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…”.
Em Cúc đã bắt đầu như thế bài phát biểu của đại diện cha mẹ học sinh trường PTTH Nguyễn Thượng Hiền nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hàng năm cứ vào dịp 20/11 lòng em lại xốn xang xúc động, Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân.
Lịch sử hình thành Ngày Nhà giáo Việt Nam chỉ mới hơn một phần tư thế kỷ nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta đã có từ hàng ngàn năm nay.
Ngày xưa nhân dân ta đã có câu ca dao:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” .
Câu ca dao mộc mạc, giản dị nhưng lại là một đạo lý rất nhân văn đã ăn sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta từ những ngày chập chững cắp sách tới trường cho đến khi giã biệt cuộc đời.
Trãả qua hàng ngàn năm lịch sử, từ buổi đầu dựng nước gian truân và những năm chinh chiến “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”, người thầy bao giờ cũng giữ những vị trí trang trọng nhất trong xã hội. Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò của người thầy. Người chỉ rõ: "Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo ra những con người sáng tạo. Người thầy giáo là những kỹ sư tâm hồn”. Trong thời kỳ hội nhập và cơ chế thị trường hiện nay, nghề giáo lại đảm đương những trọng trách lớn hơn bao giờ hết về sự nghiệp "trồng người". “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bởi bất kỳ một cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ chuyện châm ngôn đạo đức nào, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào (Usinxki) “
Mỗi người trong chúng ta, có lẽ ai cũng liên quan đến nghề giáo, là bản thân, là bố mẹ, anh chị em, bạn bè, con cái, cháu chắt đang làm nghề giáo để mỗi người đều coi ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày thiêng liêng.
Em đã gặp trong Hội KGU chúng ta những nhà giáo đáng kính như thầy Phư, thầy Dũng, thầy Lương, thầy Hiến, côThoa, cô Lam v.v..
Nhiều lần, em bồi hồi sao chị Huyền lúc nào cũng như một người chị đầy cảm thông, đầy tinh thần trách nhiệm, những việc chị làm, những điều chị nói đều giông như tư cách của một cô giáo chân chính. Và rồi em đã hiểu vì sao khi gặp ba mẹ chị Huyền, đó là những nhà giáo khiêm nhường và vô cùng nhân ái. Ở họ toát lên sự khả kính của những nhà giáo ưu tú của nhân dân.
Bạn em là Phó giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, anh vui mừng báo tin: “Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ rồi em ạ! Giáo viên hướng dẫn đề tài của anh là một thầy giáo rất nhiệt tình- phó giáo sư Phạm Hữu Nghị".
Nhân viên của PFT kể với em: “Chị biết không? Tổng gíam đốc Bùi Quang Ngọc của em là 1 thầy giáo tuyệt vời. Nếu anh ấy ở lại làm giảng viên trường Đại học Bách khoa hẳn anh đã đào tạo được hàng trăm giáo sư, tiến sỹ tài năng.
Thi thoảng em Cúc lại được gặp chị Lưu Kim Thanh ở TP. HCM vì chị vào giảng bài tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ quan, tổ chức ở phía Nam.
Viện trưởng Thắng thì khỏi nói, lúc nào sinh viên, học viên cũng mê mãi ngắm thầy, không phải là giảng viên chính nhiệm mà sao thầy giảng hút hồn người đến thế.
Hôm qua chị Lý (vợ anh Tuấn) vừa gọi cho em “ Cúc ơi! Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, chị Ngâm bài thơ “Ngựa chiến về trời” của Bùi Thanh Huyền, cả hội trường vỗ tay nồng nhiệt, khen hay quá, họ tặng chị 2 bông hoa rất đẹp, chị sẽ để dành một bông tặng Huyền”.
Rất nhiều, rất nhiều những nhà giáo KGU đáng kính mà em Cúc không thể kể hết ra đây. Nhiều khi em nghĩ Hội KGU của chúng ta tuyệt vời như thế bởi trong đó có rất nhiều nhà giáo.
Nhân ngày Hiến chương các nhà giáo (em nhớ trước đây ta vẫn gọi như thế), cho phép em được gửi tới những nhà giáo KGU (chính nhiệm và thỉnh giảng) lòng ngưỡng mộ, sự tôn vinh, lời chúc sức khỏe, thành công, hạnh phúc!
Xin gửi tặng các nhà giáo KGU câu thơ của người thầy của em- thầy Lê Đức Hân:
“Đã toan lấy bút làm chèo,
Con thuyền nhân ái xin neo cuối trời”.
Người post: CucNT
Ngày đăng: 18-11-2013 10:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |