KGU Events >>Sự kiện
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 14 Tháng ba. 2016

Tại sao chúng ta không chiếm lại Gạc Ma?




Tác giả: NghiPH


Tại sao chúng ta không chiếm lại Gạc Ma?

 

Cùng với việc thuật lại trận chiến Gạc Ma bi hùng ngày 14/3/1988, các báo ra hôm nay còn đăng về chủ đề được nhiều người Việt Nam chúng ta quan tâm.

Đó là chủ đề: Sao chúng ta không chiếm lại Gạc Ma?

Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng sao chỉ hỏi "Sao không chiếm lại Gạc Ma"?


Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm đóng các bãi Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ ở quần đảo Trường Sa. Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi: Sao không chiếm lại Gạc Ma?


 

Tại sao năm 1988 chúng ta không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm trái phép?


Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong CQ88 trả lời:

 

"Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm."

"Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau. Nhiệm vụ của chúng tôi khi đó là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập... Mà đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình. Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên Xô ra cứu hộ cứu nạn..."

Người ta cứ thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma. Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái  Tàu 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, bắn chưa chắc đã nổ. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó, không thể tới tàu của nó.

Tại sao mình không đưa tàu chiến ra?

Mình khẳng định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ "đóng giữ", vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình "chiếm đóng". Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình.


Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, tàu 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn, trang bị sung ống đầy đử hơn nhiều. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.


Lấy ví dụ lực lượng hai bên vào ngày 18/3/1988:


Trung Quốc đã huy động một liên đội tàu chiến gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong đó có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ. Ngoài ra, có tàu đo đạc, tàu kéo... và một Pông-Tông lớn

Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu lực lượng Công binh Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ-505, HQ- 605, đều là những tàu không trang bị vũ khí, ngoại trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự vệ khi cần thiết.

Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.


Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm, chúng ta đã làm gì trong thời gian đó?

Cần nói đầy đủ như thế này:

 

Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa (tôi nói rõ là "đóng giữ", chứ không phải đi "chiếm giữ", "chiếm đóng" vì ta xác định chủ quyền là của ta).


Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.


Ngày 5/3/1987, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài.Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).


Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta "chiếm lại Len Đao". Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ, mà ta chiếm lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.


Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết. 

 

Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam.

 

Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm. 

 

Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.

Được, mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn tự trả lời- Đại tá Nguyễn Văn Dân kết luận.

Ảnh: Đảo Cô Lin hôm nay. 


 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 14-03-2016 17:05






Xem 1 - 4 của tổng số 4 Comments

17/03/2016 21:25:37

Khi có lệnh "Không nổ súng chống trả" thì lấy đâu ra lênh "Chiếm lại đảo Gac Ma" như tiêu đề bài viết?


Hồi T1/1974, Quân VNCH chống trả mãi bon Tàu mới chiếm được Hoàng Sa, còn ở Gac Ma, nó chiếm nhanh gọn vì ko có sự chống trả.



16/03/2016 17:38:09

Trường Sa không xa


 



Từ: TungDX
14/03/2016 22:55:04

Không có thực lực khác gì ông lão giữ cô vợ trẻ, ôm được phần trên thì ngỏ mất phần dưới...


Bây giờ mới có tầu ngầm, chiến hạm...nhưng vẫn còn là bài toán ...nan


Ai ra lệnh  " Không nổ súng chống trả "  ? là câu hỏi khó trả lời...


hu hu hu




Từ: HienVC
14/03/2016 18:23:24

Thế thì 64 CSHQ hy sinh tại Gạc Ma là vì cái gì ?
Ai ra lệnh  " Không nổ súng chống trả "  ?
Tại sao bao nhiêu năm không nói  và bây giờ mới nói về cuộc chiến ở Gạc Ma ?
Cần rõ ràng, sòng phẳng với Lịch sử. 



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s