KGU Poetry
KGU Tạo bài viết  
Chọn
Mục: Thơ >> Tho cho Em
Thứ ba 03 Tháng chín. 2013

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ




Tác giả: MinhCK

       Tôi có anh bạn, biết quê ngoại tôi là Hà Tĩnh nhưng chẳng biết tiếng gì cả nên anh ấy đã cho tôi một quyển "TỪ ĐIỂN" như thế này. Nó có ba chương, đăng một chương để bạn đọc thưởng thức nhé. Hy vọng nhận được nhiều nhận xét cho những lần sau.

 

TIẾNG NGHỆ NHÀ CHOA

“Gưn” là “gần”, “ngái” là “xa”
”Đi mô? ” để hỏi ai là “đi đâu? ”
”Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lôông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tôi” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là bọn “bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Núi” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “chịu thôi” đó mà
“Ả” là “chị”, “tau” là “ta”
“Lọi cẳng”để nói đó là “duỗi chân”
Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm
“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng ” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền
“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà
Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”
“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “muối” đừng bê “mói” nhầm
Trục cúi” “đầu gối” của chân
Nói “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 03-09-2013 02:02






Xem 1 - 10 của tổng số 27 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest ngu
25/10/2018 22:07:50

thao


 



Từ: DinhNT
13/09/2013 17:20:57

 


@em CucNT: Câu này thì người Nga họ nói y chang người Nghệ Tĩnh luôn em ạ, không phải dịch. Chỉ khác một chút là họ nói không có dấu thôi.


Và nữa, có một người Hà Tĩnh đang sinh sống ở nước ngoài (xin được giấu tên) góp ý thẳng là không nên đưa câu này lên vì quá khiếm nhã (tôi thay từ khác vì phép lịch sự trên Chợ). 


Chân chọng!


 


 



Từ: CucNT
13/09/2013 16:09:04

Ôi! Tiếng Nghệ tĩnh của em không ngờ là nguồn gốc nhiều thứ tiếng đến thế.


Anh Tấn Định có nhắc đến từ "trụt mấn', anh dịch ra tiếng Nga giúp em "trụt mấn khải chút vì ngá khu quá!"



Từ: DinhNT
13/09/2013 09:38:03

Tiếng Nga cũng vậy, cũng có nguồn gốc từ tiếng Nghệ-Tĩnh đấy.


Dạo đó còn học dự bị, đến nhà cô giáo dạy tiếng Nga chơi, cô nhờ gọt táo để bày bàn tiếp khách. Gọt xong, mới hỏi cô giáo là mỗi quả bổ thành mấy phần. Cô giáo bảo: "Chit-tư-ri". Quá ngỡ ngàng vì cô giáo biết tiếng Việt, cô bảo chia tư ra. Quả nhiên là được cô giáo khen vì đã làm đúng lời Cô. hehe!



Từ: Guest ndl009
12/09/2013 16:42:58

Tiếng Pháp có gốc từ tiếng Nghệ-Tĩnh:


Người hỏi:


"Ô đi manh?" (nói lái kiểu Nghệ an-Hà tĩnh nghĩa là "Anh đi mô?". Các bạn biết rõ là "Anh đi đâu rồi, phải không ạ?


Người được hỏi, trả lời :
"Ti đôi công soa!" (lại nói lái kiểu Nghê-Tĩnh nghĩa là "Tôi đi qua sông!" 


Góp một câu đối đáp, lại nói lái nhưng khi phát âm lên hẳn ai cũng nghĩ đây là câu tiếng...Pháp chính hiêu.



Từ: KhanhT
09/09/2013 19:21:38

 


Nghe Hoa nói vui đáo để:


"Mỗi lần lên lp giảng bài thường phải nói chậm và hỏi lại xem mọi người có hiểu gì không"


cứ như Cụ Hồ hỏi quốc dân đồng bào khi đọc Tuyên ngôn độc lập, bởi Cụ cũng như Hoa, đi nhiều nên biết tiếng mình nói không phải ai nghe cũng hiểu, phản xạ tự nhiên một cách rất thật thà, như Hoa ấy, hỏi: "Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?" thế mà trở thành một truyền ngữ ấn tượng gây xúc động lòng người đến tận bây giờ!


@Thông. Thực ra mình nói Ninh Bình vì nhớ trên webKGU có trao đổi với Nghị, trên thực tế mình biết là cả một giải từ Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình đều có "ngôn ngữ" tựa như tiếng Nghệ, có lẽ nó xuất phát từ tiếng Việt cổ, dân di tản càng xa Thủ đô thì càng giữ được ngôn ngữ gốc chăng. Tất nhiên tiếng Hà-Nam-Ninh phổ thông nhiều hơn, vả lại cách phát âm (tiếng nói) cũng Bắc nhiều hơn, nhẹ hơn. Có người nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Nam (Hà Nam Ninh) phát âm chuẩn nhất, các thanh không bị biến dạng, các phụ âm như TR không đọc chại ra CH như Hà Nội... Tuy nhiên mình vẫn tin tiếng nói địa phương vùng miền là do điều kiện địa lý, giao thông đi lại ngày xưa khó giao lưu với nhau, và thường các vùng di cư xa dần thì giữ nguyên ngôn ngữ xuất xứ hơn, ít biến động.


 



Từ: HienVC
06/09/2013 20:59:30

@TuyetHA: Tiếng Anh cũng bắt nguồn từ Nghệ ngữ đấy.  Không tin cứ để ai đó có giọng Nghệ sệt 100% chia lại động từ to do ngôi thứ nhất ở thời hiện tại ( the present ) và thời quá khứ  ( the past ) và thật chú ý lắng nghe xem có đúng như vậy không ! 



Từ: CucNT
06/09/2013 20:01:28

Anh Tấn Định nói đùng quá. bản thân em khi nghe tiếng Quảng nam, Quảng Ngãi và Thanh hóa hiểu rất ít.


Bây giờ về quê, nhiều khi em cũng bảo mọi người nói từ từ mới  hiểu hết.



Từ: DinhNT
06/09/2013 14:49:20

Nhân dịp HoaNT nói về nghe-hiểu tôi cũng muốn bổ sung thêm, ngay giọng Bắc thôi thì người HN nói dễ nghe hơn cả, còn một số địa phương tiếng là giọng Bắc, nhưng thực ra là họ nói tiếng phổ thông thôi, chứ về dấu và ngữ điệu đôi khi nghe cũng không thể hiểu ngay được.


 


Nhớ lại hôm liên hoan chia tay ở Ô-đet-xa, bạn bè hỏi Phạm Hồng Quảng người Thái Bình, ở chung phòng với Lê Văn Mát người xứ Nghệ: "Hôm nay chia tay rồi, ông nói thật xem sau 6 năm sống chung thì lão Mát nói ông nghe hiểu được bao nhiêu phần trăm?". Hồng Quảng thú thật là hiểu được khoảng 60%, còn năm dự bị thì không hiểu nó nói gì! Khổ thân! Có lẽ do Mát nói nhanh, dùng nhiều phương ngữ và ngữ điệu thì líu lo như chim hót nên hiểu được như Quảng là cả một sự cố gắng phi thường!


 


Tôi là đứa cũng hay về thăm quê, vậy mà mỗi lần về chỉ nói chuyện người lớn với nhau là hiểu gần hết. Còn lớp thanh niên cũng líu lo như khướu, đôi khi phải hỏi lại hoặc bảo chúng nói chậm may ra mới hiểu chúng nói gì.


 


Nói thêm thế để cảm thông và chia sẻ với Hoa vậy!



Từ: HoaNT
06/09/2013 09:17:42

Mình hay đi công tác nên cũng đua đòi theo mọi người uống cafe, thực ra là không biết uống vì hay mất ngủ. Một lần đi Nghệ An mình gọi một cốc cafe sữa đá, một lúc sau cô bé phục vụ mang ra 1 cốc cafe riêng, một cốc có đá với sữa đặc Ông Thọ trộn lổn nhổn. Thấy mình ngạc nhiên bọn trẻ cười bảo cô phải gọi nâu đá thì họ mới hiểu. Lần sau vào Sài gòn mình gọi 1 ly nâu đá, một lúc sau người ta mang cho mình 1 ly nước dâu đá, cả lũ trẻ lại cười và bảo ở đây cô phải gọi giống như lần trước. Nói chung là đi vào miền Trung và miền Nam thì mình hầu như không hiểu mọi người nói gì mấy và ngược lại mọi người cũng không hiểu mình nói gì thì phải. Mỗi lần lên lớp giảng bài thường phải nói chậm và hỏi lại xem mọi người có hiểu gì không, chắc là mọi người gật đầu bảo có cho mình vui lòng thôi, cũng may bây giờ soạn bài cho vào USB chiếu lên máy chiếu hỗ trợ.


Mấy hôm vừa rồi đi công tác vào Hà Tĩnh, rồi đi Đà Nẵng, Sài Gòn, Côn Đảo một mình rất vất vả về khâu hỏi đường do ngôn ngữ bất đồng nên đôi khi cũng hơi phiền lòng một chút nhưng vui.




Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s