Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 8988 - Tổng số hồi đáp: 13




Posted By: TuyetHA on 04/03/2011 23:44:33


Nói chung không nên đi vào đúng dịp lễ hội nếu không muốn bị xô đẩy, chen chúc, người nọ vái mông người kia. Mình đã được thưởng thức cảnh chen chân nhau trong dịp đi Yên tử vào ngày 6 tết 2008. Thật kinh khủng, chân người nọ nhấc lên đã có chân người khác đạp tới, đường lên dốc đưng , mình đã chứng kiến cảnh người phía trên đi, đạp đá văng xuống đầu người phía dưới, máu chảy tung tóe. Lên đến chùa đồng, người ta cố chen vào để đặt lễ, để sờ tay vào chuông, chùa thì nhỏ, lễ lại quá nhiều, chẳng có chỗ mà để vậy mà cứ lấn, cứ chen, sợ thật. Tuy vậy vẫn thấy"mình phục mình quá cơ", tự leo lên tận chùa đồng trong cảnh bát nháo mà chẳng cần đến cáp treo (đông quá có mua được vé đâu). Cả nhà 6, 7 người cùng đi vậy mà lạc nhau hết. May mà có điểm hẹn ở bãi xe ô tô.

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 23/02/2011 00:03:04


@3Chai: Truoc kia khi viet bai bao KH tieng Anh thi ten nguoi Viet thuong de theo kieu Au My la ten truoc, ho sau. Nhung vai nam gan day ho cung da khuyen cao la voi nhung nuoc khong thuoc kieu Au -My thi ten tac gia co the viet theo kieu ban dia hoac kieu Au My, noi chung la tuy tac gia do thich viet nhu the nao (minh da duoc doc trong he thong viet References Vancouver va Havard). Chinh vi vay vai nam nay minh cung hay noi moi nguoi viet theo dung trinh tu cua ten Viet Nam.

Ma dieu nay minh nghi rat chi ly. Giong nhu ten Bac Ho, tuong Giap, ... ca the gioi deu goi Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap, ... day thoi.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 22/02/2011 17:42:16


Ranh ngôn nước Việt!

"Có lần tôi có nói chuyện với một vị lãnh đạo ở Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch về tình trạng sập sệ, đổ nát, xuống cấp của các danh lam thắng cảnh ở nước ta thì được vị ấy phân bua: Ối anh ơi! Ở một đất nước cứ đi vài cây số lại có một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì lấy đâu ra kinh phí để bảo quản, trùng tu, bảo vệ cơ chứ!" (NghiPH).

Cử ngay các vị như thế sang làm quan ở những xứ sở dày đặc di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như La Mã hay Paris. Chẳng mấy chốc mà bọn tư bản chúng nó giãy chết đành đạch!

(Chít chít đừng nhầm,  là tớ nói cái vị quan VHTTDL ấy, không phải pák Tổng nhà ta đâu)

 

 

 

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 22/02/2011 17:31:04


@HanhLM. Tớ cho rằng muốn lên được đến BT (bộ trưởng) thì phải học được cách biến những điều lẽ ra là BT (bình thường, chẳng hạn việc một BT Giao thông từ chức sau một tai nạn giao thông lớn) thành ra BBT (bất bình thường). Còn những điều lẽ ra là BBT (ví dụ trẻ con phải è cổ học thêm cả thứ Bảy Chủ Nhật) thì lại trở thành BT. Có như thế thì mới ra được mọi thứ bát nháo như hiện tại.

@KhanhT. Hồi iem ở Oxford chung nhà với anh bạn Vijay người Sri Lanka mới biết họ lấy tên cha làm họ cho con.  Cứ tưởng mình hiểu biết, hóa ra chiện đó có ở ngay Hưng Yên với Sơn Tây. Kiến thức xã hội của iem quá kém quá kém pák KhanhT à.

Pák Nông khi viết bài báo KH trên tạp chí tiếng Anh mà đề tên họ mình theo đúng thứ tự tiếng Việt thì người ta dẫn tên pák ý làm họ và họ làm tên. Ví dụ Nong Van Hai et al (2011) sẽ được dẫn thành Hai NV et al (2011). Trúng phóc ý pák Khanh T. nhưng chưa chắc trúng ý pák Nông

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 22/02/2011 13:19:20


@ Anh Khánh ơi, ông tổ họ Trần là Trần Quốc Kính từ Phúc Kiến sang VN (Quảng Ninh) từ đầu TK 12. Còn họ Lâm nhà em cũng từ Phúc Kiến sang VN (Phú Xuân - Huế) từ TK 17.

@ Anh Hải Bột ơi, đ/c Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ TT-TT học dự bị KGU cùng năm chúng em (1974), sau chuyển lên Moscva. Chủ nhật trước đi họp đồng hương Đà Nẵng, gặp đ/c ấy em nói: Đ/c Tuấn Anh ơi, đ/c học dự bị cùng tôi ở Kis đấy. Mấy lần họp dự bị Kis khóa 1974 (2 lần), chúng tôi mời mà chắc đ/c bận quá không tham dự được. Đ/c ấy nhìn em hồi lâu và nói là hình như chị cũng là h/s MN thì phải (mà ko phải thì sao lại đi họp đồng hương ĐN. Đúng là...BT!).

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 21/02/2011 23:20:17


Xem ra người Việt ta đều họ tàu tất, chỉ trừ một số là của người Chăm, ngườ Khmer... có đến 90% là người bách việt chạy sang Giao chỉ. 1000 năm bắc thuộc nên họ bị Hán hóa gần hết, chứ ngay cả tôn vua Hùng làm ông tổ thì chắc gì trong dòng máu có của vua Hùng. Tớ còn biết một vài địa phương ở Sơn Tây, và ở Hưng Yên con lại lấy tên bố làm Họ, ví dụ bố là Chung thì con là Chung văn Dũng, hay Chung thị Nga chẳng hạn... và bố thì tất nhiên lấy tên ông nội làm họ. Thế mới hay.

Tuy nhiên đặc biệt của người Việt ta là gọi nhau bằng tên, lẽ ra khi ra nước ngoài ta vẫn nên gọi như thế, đằng này lài chuyển sang gọi bằng họ, kiểu như goi ông Nguyễn chẳng hạn, mà họ người Việt nói chung ít nên nhầm lẫn rất nhiều, có đến 1/6 dân Việt Nam gọi là ông Nguyễn. Cho nên cách đặt tên trên mạng KGU của HT Ngọc là rất đúng, rất khoa học: HaiNV, KhanhT, TanhHV...

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 21/02/2011 22:33:22


Ông bạn Khửu (suýt "anh em bên vợ" và cũng là Họ Ngoại của mình) ơi, sao ông nói "bắt chước", trong khi mình chỉ  ra  mấy cái link ngăn ngắn thì ông thò đâu ra cái dài thòng thế? Quả thực, mình rất "shock" với cái Du lịch, Văn hóa, Lễ Hội... VN! Hình như Bộ trưởng VH-TT-DT từng là dân KGU dự bị? HT hay TBT nên "có ý kiến" thế nào đó chứ?  

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 21/02/2011 21:15:16


Bắt chước anh Hải bột NV cứ gửi đường link là thành com, thành bài, lại được lên sao, xin gửi mọi người một blog có nhiều bài nhận định, bình luận khá là lý thú về những Lễ hội ở VN ngày nay, có cả ý kiến thuận chiều và trái chiều, mời các bạn tham khảo: http://3x6.nl/proxy/index.php?i_am_feeling_lucky=http%3A%2F%2Fnguyenxuandien.blogspot.com%2Fsearch%3Fupdated-min%3D2011-01-01T00%253A00%253A00%252B07%253A00%26up dated-max%3D2012-01-01T00%253A00%253A00%252B07%253A00%26max-results%3D50

 

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 21/02/2011 16:31:49


Có thể nói việc cúng sao giải hạn đã trở thành một dịch vụ "siêu lợi nhuận". Ví dụ: ở ngôi chùa nhỏ gần nhà tôi: từ ngày 5 tết đến hết tháng giêng, mỗi ngày thầy cúng ít nhất 3 đợt, mỗi đợt 200 hộ, mỗi hộ tối thiể thu 200.000  đ.(50.00 đ x 4 người). Và không chỉ dịp tết, thầy còn bận rộn được mời đến các nhà cúng sao quanh năm cho các thân chủ.

Chắc các ACE cũng tự nhẩm  tính được tống số thu nhập của thầy cúng/ngày. Kiếp sau các ACE chúngta không nên phấn đấu làm kỹ sư, cử nhân hoặc "Gà sống thiến sót" nữa mà nên học làm thầy cúng thì tốt hơn.

Trở về đầu

Posted By: HaiNV trên 19/02/2011 17:15:00


"Tháng Giêng là Tháng Ăn Chơi...". Câu ca này không biết có tự bao giờ, nhưng nó vẫn đang sống trong TƯ DUY và HÀNH ĐỘNG của bao người Việt. DU XUÂN và LỄ HỘI khắp mọi nơi đang cuốn hút những dòng người bất tận... Đền Trần, Yên Tử, Đền Bà Chúa Kho, Chùa Hương, Hoa Lư, Bái Đính... là những nơi không thể thiếu trong lộ trình Du Xuân và Lễ Hội. Cách đây vài năm, tôi "may mắn" được tham gia một đoàn cùng bạn bè đồng nghiệp du xuân như thế đến Đền Trần! Ông ngoại tôi là Trần Quốc Đàm - một người Hà Nội gốc, sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng mất sớm.  Mẹ tôi vẫn tâm niệm có một dịp nào đó mẹ được về thăm Đền Trần, nhưng nay gần 80 tuổi, cụ vẫn chưa thực hiện được ước muốn của mình. Nên hôm về Đền Trần, tôi đã thắp hương và TM mẹ để bày tỏ tấm lòng thành của mẹ. Chúng tôi ra về, trong túi mỗi người đều có một dải lụa vàng mang dấu ấn "TRẦN MIẾU TỰ ĐIỂN" như một đồ lưu niệm không thể thiếu. Nếu không có cảnh chen chúc, đi bộ vài cây số 2 chiều từ/ đến chỗ đỗ xe và cảnh tận mắt chứng kiến công an, bảo vệ bắt mấy tên trộm móc túi, móc điện thoại di động...thì hay biết bao... 

Năm nay, Mùa Lễ Hội và Du Xuân, đọc báo thấy những gì xảy ra, có ai không chạnh lòng, thảng thốt: Đi đâu, về đâu? Ôi, Lễ Hội VN!   

http://www.vietnamnet.vn/vn/van-hoa/9436/buon-cho-van-hoa-le-hoi-den-tran.html

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=9705

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/02/giam-dap-ngat-xiu-tai-le-xin-an-den-tran/

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/450295/bai-5-me-tin-chen-chan-vao-le-hoi.htm

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/02/dang-le-bac-trieu-de-xin-loc-ba-chua-kho/

08/01/2025
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>