Tổng số lần xem: 9183 - Tổng số hồi đáp: 12 |
|
Hôm qua mình về thăm mẹ. Mẹ già quá rồi, nhưng cũng may là còn khỏe. Bà mừng lắm khi thấy mình về. Lúc lên xe đi, nhìn lại dáng mẹ nhỏ nhoi đứng nhìn theo xe. Hình như mẹ khóc. Bao giờ cũng vậy, từ lúc về đến lúc đi, bà không rời đứa con trai "bé bỏng" là mình nửa bước. Con thương mẹ quá.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 15/07/2011 15:48:07 |
|
Hình Mẹ trong tim Như những cuốn phim Ảnh là kỷ niệm Cảnh nền - làng quê 13 Mẹ ở Tảo khê Một góc đồng quê Đường làng luỹ tre Lòng Con hướng về 14 Mỗi người một mẹ Nhiều người một quê "Một cõi đi về" Mẹ - phần hồn quê
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 05/03/2011 20:45:46 |
|
Hơn ai hết có lẽ trong bài Quê hương , nhạc sỹ Giáp văn Thạch và nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả rất chính xác quan hệ của mối chúng ta với quê hương, với người mẹ thân thương: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Nhân dịp 8-3 sắp đến chúc tất cả các chị em ECE KGU luôn vui vẻ, trẻ trung làm chỗ dựa vững chắc cho nửa còn lại của nhân loại
|
Trở về đầu |
|
Quê hương bắt đầu từ mẹ, khi ta bi bô những tiếng đầu tiên. Rồi lớn hơn một chút nữa chập chững biết đi là những con cún, con mèo, con gà… Chúng là bạn ta. Rồi mới đến cái Lan, cái Huệ, thằng Tuấn, thằng Nam,… những đứa vừa tranh giành vừa chia sẻ với ta con quay, cánh diều, quả ổi, quả me. Ở cấp học phổ thông thầy cô ta là nhất, thần tượng và yêu thương, nói gì cũng đúng. (Bây giờ khác xa rồi). Lớn hơn chút nữa ta biết rung động với hai bím tóc và ánh mắt của con Hoa, con Phượng… Khi đã có “vị trí ông nọ bà kia”, ta bắt đầu nói đến vì lợi ích nhân dân, dân tộc, đồng bào, xã hội… Ta chỉ thực sự thanh thản trong lòng nếu đó là tình cảm xuất phát từ trái tim ta. Ở làng quê, mẹ vẫn dõi theo từng bước ta đi. Bây giờ mỗi khi về quê, mình vẫn ngồi xuống cạnh chân mẹ. Nghe mẹ kể về những ông bà trong xóm, người thì vừa mất, người đang ốm đau. Rồi những chuyện không đầu không cuối ngày xửa, ngày xưa nghe đã n! lần. Có hôm, nằm cạnh, mẹ vẫn nói mà mình đã ngáy khò, khò… Đón mẹ lên chơi, chỉ được vài bữa là nhớ lắm rồi đàn gà, mảnh vườn và các ông bà hàng xóm ở quê. Mẹ là cầu nối với quê hương. Mẹ là quê hương. Mẹ ơi, mong mẹ luôn khỏe mãi. Nhân dịp 8/3 chúc các chị dân KGU đang là bà, là mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui bên các con, cháu của mình.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 05/03/2011 16:06:46 |
|
Tuyết à! Trẻ con khi bắt đầu lớn lên từ đầu tiên nó biết gọi đó là "mẹ" sau đó là "bố" và khi hỏi yêu ai nhất nó cũng trả lời là "mẹ". Chẳng biết đồng bào là cái gì cả. Trong ca dao của ông cha ta từ xưa cũng đã từng dạy: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Lúc còn đi học lớp 1, câu cuối cùng mình còn không hiểu thày giáo phải giảng giải mãi.Trẻ con không biết suy luận. Nói như anh ThongNV là đúng đấy!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThanhLK on 04/03/2011 23:43:22 |
|
Anh Thông ơi, mặc dù ko có trong chương trình nhưng vẫn có một cách dạy trẻ con yêu gia đình và bố mẹ, đó là: người lớn phải xử sự như làm gương cho con trẻ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HoaNT on 04/03/2011 19:08:14 |
|
Anh Thông ơi, bọn trẻ con lúc học cấp 1 và đầu cấp 2 bao giờ cũng có bài văn tả mẹ.bà, bố rồi các con vật như chó, gà, mèo.... Cách đây mấy năm cô giáo dạy văn lớp thằng cu bé nhà này ra đề:" Hãy tả một người mà con yêu nhất " , Thằng cu nhà này tả bà ngoại vì nó bảo lần trước đã có đề tả mẹ rồi nên lần này không muốn nhắc lại nữa. Đến lúc về nhà nó phụng phịu vì bị cô giáo phê là lạc đề phải tả mẹ trước sau mới là bà?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 04/03/2011 18:40:34 |
|
Có một lần, tình cờ tôi được mời dự Hội thảo về sách giáo khoa và cũng do tôi là khách lạ (lạ trong lĩnh vực này) nên vị chủ trì hội nghị đã mời tôi phát biểu. Tôi đã phát biểu (chả nhẽ người ta mời không nói): Trong bản thảo sách của Ban biên tập biên soạn tràn gập tình yêu: yêu Tổ Quốc, yêu Đồng Bào, yêu Đảng, Yêu lãnh Tụ nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy chúng ta dạy các em yêu bản thân mình, yêu bố mẹ. Thôi thì, cứ cho răng không xác định chính xác bố nó là ai, nhưng mẹ nó-Người đã mang nặng chín tháng 10 ngày và nuôi nó khôn lớn lên người, sao không dạy nó yêu.. . . Cả hội nghị vỗ tay tán thưởng, nhưng khi sách xuất bản thì . . .
|
Trở về đầu |
|
Hắn biết thương Bà ngoại trước khi biết thương Mẹ. Ngày xưa, bố hắn đi Nam, Bà ngoại thương mấy anh em hắn nhất. Rồi những lời ru của Bà vừa mượt mà, vừa dịu ngọt, rặt những ca dao. Kỳ lạ, Bà ngoại hắn không được đi học mà thuộc Kiều cả điển tích, lại còn thơ Nguyễn Bính nữa chứ. Mấy câu: “Chồng em thi đỗ khoa này. Bõ công đèn sách từ ngày lấy nhau”. Hắn tưởng Bà mượn ca dao than cho ước mơ bất thành. (Ông ngoại hắn cũng mấy chữ tam tự kinh dạy bọn trẻ trong làng kiếm sống, khi bút chì đã gần đến ngày thay bút lông). Mãi sau này, lấy vợ rồi có con, hắn còn tưng tửng hát ru những điệu ca xưa của Bà. Lời ru của gã trai hơn ba mươi giữa chốn đô thành, sau gần chục năm lưu lạc xứ người. Đến khi ấy hắn mới biết thương Mẹ, người mẹ tảo tần, cánh cò lặn lội những năm tháng chiến tranh, chắt chiu hạt muối củ khoai, thay chồng nuôi dậy anh em hắn khôn lớn. Bà và Mẹ - những người con gái quê lam lũ của Đồng bằng Sông Hồng - đằm thắm và chất phác. Rất nhiều năm bôn ba nơi đất khách, tâm hồn hắn không chai sạn do đã thấm ca dao trong những lời ru ngày xưa của Bà ngoại. Năm tháng qua đi, nhiều người con gái xuất hiện trong đời. Vẫn không ai thay được Bà và Mẹ trong tâm hồn hắn.
|
|