Tổng số lần xem: 10450 - Tổng số hồi đáp: 19 |
|
Posted By: SonTM on 21/03/2011 10:15:31 |
|
Nói về chuyện giáo dục thì có lẽ không bao giờ có hồi kết. ACE đã và đang công tác trong ngành giáo dục thấy nhiều điều bất cập nhưng không thể làm gì được vì chính sách vĩ mô không rõ ràng; nặng về hô khẩu hiệu và giải quyết phần ngọn. Những ý kiến phản biện thường bị bỏ qua thậm chí còn bị truy chụp thì làm sao mà phát triển. Thực tế cần phân biệt giáo dục và đào tạo. Chính vì gộp chung vào một cho nên chiến lược phát triển bị lẫn lộn và đầu tư dàn trải. Và cho đến nay định hướng cho giáo dục và đào tạo vẫn không rõ ràng. Đầu tư vẫn theo kiểu xin cho, mạnh xin thì được nếu không hãy đợi đấy!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 21/03/2011 10:13:34 |
|
Nhiều khi bực mình và do quỹ thời gian của bản thân không còn theo ý muốn nên nói thôi chứ mình cũng biết không thể đốt cháy giai đoạn được. Đã có thời chúng ta muốn bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội đó thôi. Có tiến được đâu. Dù có công nhận hay không công nhận thì bản chất nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả khi Hội KGU không còn tồn tại nó vẫn chỉ là "Tích tụ tư bản". Muốn biết trong quá trình tích tụ tư bản ở các nước Anh, Pháp, Mỹ . . . nó quằn quại, đau đớn, lừa đảo như thế nào thì phải vào Thư viện quốc gia tìm những quyền sách sặc mùi mốc đọc mới thấy hết được. Nếu muốn so sánh tình hình kinh tế -xã hội ( cả ý thức) của ta với các nước thì phải ngược thời gian nhiều, nhiêu năm. Tôi đã xác định từ lâu, nước mình sẽ trải qua giai đoạn con người làm giàu băng mọi cách, mọi thủ đoạn . . . Và không đâu xa, "ông anh thứ hai" thứ hai của ta cùng đang làm giàu bằng mọi cách đó thôi. Biết vậy để trấn tính và xác định cho mình, cho gia đình mình.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 21/03/2011 09:55:29 |
|
@ Anh Thông, anh Khoa và các ace ơi, các trường đại học "đẳng cấp quốc tế" của Đức, Pháp...mở ở VN lấy đâu ra mục đích" tạo ra một thế hệ có nhân cách, có văn hóa và trí tuệ" được. Các bác "đòi hỏi" các "anh ấy" có hơi quá không đấy!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 21/03/2011 08:54:00 |
|
Chúng ta nói: Ta "xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN", cái phần sau "định hướng" còn chưa thật rõ ràng thì cũng dễ hiểu thôi (vì mới chỉ là "định hướng" mà), nhưng phần trước thì có rất nhiều điều phải bàn và suy nghĩ. Có phải kinh tế thị trường thì cái gì cũng chỉ là mối quan hệ: Hàng - Tiền - Hàng? Kể cả giáo dục, đào tạo các cấp, rồi y tế khám chữa bệnh, chưa kể người ta nói đến cả khoa học - công nghệ nữa, cũng phải làm ra tiền!? Các nước hệ thống công, tư (trường học, bệnh viện...) đều có chế độ quản lý tài chính minh bạch, có thu học phí/ viện phí thì cũng không phải để chia cho các thầy cô/ bác sỹ mà là để đầu tư, phát triển...Khoa học công nghệ của người ta thì đâu có phải lo làm ra tiền để trả thêm lương? Nói thì dễ, nhưng có ai đưa ra được giải pháp gì để tháo gỡ hay không?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 21/03/2011 08:33:38 |
|
Có người tâm sự với tôi: Ông ơi! Trước đây tôi phải xông pha công trường gió bụi. Nay bỏ ra tiền ra mở trường, chỉ ngồi thu tiền thôi. Sướng lắm, sướng lắm! Hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nên được địa phương khuyến khích về địa điểm, về đất đai, về bao thứ khác. Chẳng bù cho ngày xưa làm nghề kinh doanh xây dựng... Hóa ra người ta mở trường trước hết để thu tiền chia nhau chứ chưa hẳn vì mục đích giáo dục và đào tạo con người. Người ta đua nhau mở trường phổ thông, mở trường đại học tư là vì có vẻ dễ kiếm tiền.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT on 21/03/2011 03:16:01 |
|
Thông ơi, làm sao GD có được mục đích cao thượng và vĩ đại như vậy khi người ta luôn đặt lợi nhuận tài chính lên đầu, kể cả các ĐH "đẳng cấp quốc tế" của Đức, Pháp... vừa mở ở VN.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 20/03/2011 20:47:17 |
|
@ HaiNV: Mình rất thông cảm với Cụ Tụy, vì cụ ở bậc cao niên và là người châu á. Bố mẹ bao giờ cũng sợ con cái không gách vác được sứ mạng người đi trước giao cho. Mình cũng được dự hội thảo bàn về công tác giáo dục, được nghe cụ phát biểu về sự tụt hậu của nền giáo dục nước nhà. Những vấn đề cụ đề ra mình thấy rất tâm đắc và vô cùng cấp thiết. @ Sơn TM: Mình lại thấy hào kiệt quá thiếu sơn ạ. Nếu không thiếu thì trong số hài kiệt ấy ắt sẽ chọn được thủ lĩnh giỏi. @ Nhuan NT: Mình rất tán hành với bạn là nền giáo dục phải tạo ra một thế hệ có nhân cách,có văn hóa và trí tuệ. Theo mình cái quan trọng của nên giáo dục nước ta là thiếu cái "Đích". Đích của người đi học và đích của cả nền giáo dục.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 20/03/2011 19:55:11 |
|
N chưa được đọc cuốn sách nhưng đọc những gì anh Khoa trích dẫn, N rất tâm đắc. Nền giáo dục là để đào tạo cả một thế hệ, một cộng đồng người Việt có văn hóa, nhân cách, có kiến thức chứ đâu chỉ vài hào kiệt ạ Giáo dục cũng nên nhắm vào con người chứ không nên chỉ nhằm vào con số và thành tích ạ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 20/03/2011 18:13:40 |
|
Hào kiệt thì không bao giờ thiếu, nhưng thủ lĩnh hay lãnh tụ thì không phải lúc nào cũng có được!
|
Trở về đầu |
|