Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 6103 - Tổng số hồi đáp: 9




Posted By: HanhLT on 27/03/2011 09:53:47


Rất đồng ý với ý kiến của Thông, nước mưa nếu không bị ô nhiễm dùng rất tốt, còn ở NT, nước đang là vấn đề... ngày đi sơ tán tôi đã mơ nơi mình ở có mái ngói để hứng nước mưa mà không được...Nước ngọt đang là vấn đề của toàn thế giới..tôi và Sơn đang đề cập đến V/Đ nước mưa ở TP công nghiệp thôi.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 26/03/2011 21:51:58


Mình thấy nước mưa tưới vườn, giặt quần áo và lau nhà cực tốt. Còn nước ăn thì dùng nước máy thôi. Thực ra nước ăn, nước tắm có đáng là bao.

Sau trận mưa đầu hoặc sau một ngày thì nước mưa cũng sạch. Quê mình và nhân dân tỉnh Hà Giang chủ yếu ăn bằng nước mưa. Nông thôn có mấy nới có nước máy đâu. Mình đã lấy mẫu nước mưa và nước giếng khoan ở quê đem phân tích thì nước mưa sạch gấp nhiều lần nước giếng khoan đã qua bể lọc. Vì vậy, nguồn nước mưa cũng là tài nguyên quý giá không nên lãng phí.

Trở về đầu




Posted By: HanhLT on 26/03/2011 10:29:38


Ông nội tôi xây nhà từ những năm 40 của thế kỷ trước, có bể nước mưa liên hoàn từ lọc đến dùng, rộng, trên mặt còn xây được miếu thờ, nhưng đã từ lâu phải bỏ vì nước mưa không dùng được do ô nhiễm ( có lẽ nhà xây không cao nên nước ở mái gần mặt đât - bẩn chăng!) về khoản tiết kiệm nước người Hà nội hơi bị "siêu" đấy...

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 25/03/2011 22:20:28


@Thong NV.  Nước mưa ở các đô thị bây giờ không được sạch như người ta nghĩ đâu. Bầu không khí ở các đô thị bị ô nhiễm khi mưa xuống rửa trôi theo các chất ô nhiễm. Bằng  phương pháp lọc thông thường không làm sạch được chúng đâu. Dùng để rửa còn tạm được chứ để ăn thì hơi nguy hiểm đấy anh ThongNV ạ!

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 25/03/2011 20:55:36


Khi tôi làm nhà đã thiết kế hai bể ngầm, mỗi bể 4 m3. Sau trận mưa đầu tiên là tôi cho nước trên mái chảy xuống bể. Nước dùng qua thiết bị lọc nữa là yên tâm. Những tháng mùa hè tiền nước phải trả không đáng kể.

Trở về đầu




Posted By: TuyetHA on 25/03/2011 15:29:19


Tôi rất tán thành ý kiến của a.Thông về việc sử dụng nước mưa. Nước mưa cũng là một nguồn tài nguyên quý giá đấy chứ! Ở hầu hết các đảo thuộc quần đảo T.S, nguồn nước chủ yếu dùng để sinh hoạt và tưới cây là nước mưa. Tuy diện tích đất rất hạn chế nhưng bộ đội ta phải tận dụng mọi khả năng có thể để dự trữ nước mưa. Tiết kiệm nước bằng cách tận dụng nước mưa là hết sức hay và đỡ tốn kém, chúng tôi đã từng xây dựng một ý tưởng "xây dựng mô hình doanh trại sinh thái" cho bộ đội trong đó việc trữ nước mưa được đề cập đến, nhưng rất tiếc lực bất tòng tâm vì nhiều việc mình thấy cần nhưng "trên" không thực sự quan tâm.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 24/03/2011 19:54:48


@ Nghị ơi! Tiết kiệm nước của người Nhật như Nghị viết là của người Nhật ngày xưa và những người nghỉ hưu hiện nay hoặc nhà nghèo. Mình đã sống ở Osaka 1 tháng, đi vào khá nhiều nhà dân nhưng không thấy họ tiết kiệm đến mức đó đâu.

- Máy giặt họ vẫn dùng máy giặt thông thường (VN vẫn nhập hàng cũ về);

- Nhà vệ sinh họ dùng loại rửa tự động, nên không thể dùng nước tắm thừa được. Nếu dùng nước thừa dội nhà vệ sinh thì công làm sạch còn tốn kém hơn nhiều.

Nhìn chung họ rất tiết kiệm, nhưng như Nghị sưu tầm thì từ thời Osin cơ.

Mình có thói quen đi nươc nào cũng quan sát cách tổ chức xã hội, cuộc sống gia đình và những bài thuôc dân gian của nơi đó mà.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 24/03/2011 16:11:38


Anh Thông có ý tưởng rất hay!

Tôi xin thông tin tiếp để ACE tham khảo:

Người Nhật tiết kiệm nước như thế nào?

       (Theo halinhbog)


         - Rửa bát: mua một cái chậu, cho nước vào đó, nhúng bát vào, rửa qua và cọ bằng nước rửa bát. Cọ hết một lượt thì vặn vòi vừa phải, rửa nhanh .

         - Nước rửa rau có thể tận dụng để rửa qua một lượt bát hay nồi niêu. Nước rửa rau cũng tận dụng để tưới rau, tưới hoa hay làm việc khác( như dội toilet) như lau qua sàn nhà.

         - Tắm: bồn tắm thường dùng 2 ngày. Người Nhật làm được điều này vì sao? vì nhà tắm Nhật Bản khác với nhà tắm ở mình hay ở bên Tây.. Phòng tắm phải có một chỗ kì cọ trước, khi tắm phải gội đầu, kì cọ ở ngoài sạch rồi mới vào bồn ngâm. Cho nên bồn nước đó hôm sau hâm nóng lên lại dùng được lần nữa , đỡ phí cả trăm lít nước. Cũng có nhà chỉ dùng 1 lần, nhưng họ sẽ dùng nước đó để giặt. Sau khi dùng lần thứ 2 ( nếu mà nhà nào dùng 2 lần) thì cũng dùng để giặt luôn, giặt 1 hay 2 nước, nước thứ 3 thì dùng nước sạch. Vì vậy mà máy giặt Nhật hay có chế độ dùng nước từ bồn tắm. Nước ở bồn tắm cũng có thể dùng để dội bồn cầu.

        - Bồn cầu: chắc ở nhà mình cũng có thể có loại như họ, tức là chỗ xả nước xuống có thể dùng chế độ nước ít hay nước nhiều để có thể chọn phù hợp. Như trên đã ” phổ biến”, có thể múc nước từ bồn tắm để dội bàn cầu cho đỡ phí.

       - Bồn rửa: ở chỗ rửa mặt thì có cái chậu nhỏ, để mọi người rửa mặt trong chậu đó cho sạch xà phòng rửa mặt, xà phòng cạo râu( nếu là anh em), sau chỉ cần” tráng lại” là đỡ phí.


      - Vòi hoa sen bồn tắm: cũng có loại có những level sử dụng khác nhau tránh trường hợp lúc nào cũng ào ào một level tốn nhiều nước nhất.

       - Khi rửa xe ô tô cũng cẩn thận để tiết kiệm nuớc, không xả nước ầm ầm mà là cọ đến chỗ nào thì phun nước chỗ đó, từ tốn…

       - Dùng vòi hoa sen chuyên cho tưới vườn với nhiều level khác nhau. Cũng dùng loại vòi với nhiều level khác nhau để rửa xe cũng đỡ tốn nước.

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 24/03/2011 14:09:34


Nếu tô có quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở và quy hoạch đô tị thì bắt buộc mõi công trình phái có một bể ngầm đủ lớn để chứa nước mưa. Nước này có thể dùng để tưới cây, rửa nhà và chuyên cho công trình phụ. Các vườn hoa, công viên phải có bể ngầm ở dưới để tưới cây và cứu hỏa. Không còn cảnh ngày nào cũng xe bồn chạy khăp thành phổ để tưới cây nữa.

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 24/03/2011 13:32:29


Nào ta thử bàn việc… nước!

 

Tôi đọc ở đâu ý  tưởng lớn lao: Bao giờ của cải làm ra như nước tuôn trào thì loài người sẽ viết lên lá cờ vĩ đại của mình nguyên lý: Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Tiếc thay cái nguồn nước mà các nhà tư tưởng ấy đưa ra để ví von đã trở nên khan hiếm, suy kiệt và bị  ô nhiễm nặng nề.

 

 Người ta đang tranh giành nhau về nước ở khắp nơi. Thế kỷ này  hẳn sẽ là thế kỷ của chiến tranh vì nước.

 

Hãy sử dụng nước khôn ngoan, tiết kiệm. Thấy các  anh chị, các cháu  làm bếp, rửa rau, rửa bát mà buồn. Mở cả vòi, để nước chảy tráng bát, cái đĩa xong, đáng lẽ phải tắt mới cất bát đĩa thì cứ để thoải mái nước chảy cả chục giây.

 

Nên mở nửa vòi, dùng vừa đủ, tắt mở hợp lý sẽ tiết kiệm. Vào tắm cũng thế, rửa chân, rửa tay cũng vậy.

 

 Hãy trân trọng, nâng niu từng giọt nước!

 

Hỡi những ai có tiền xin cũng đừng phung phí nước với cái nê là tôi có tiền để trả thì tôi có quyền dùng nhiều nước hơn.

 

Cứ với kiểu tiêu thụ nước vô tội vạ và xử sự tàn bạo với nước như hiện nay thì loài người càng sớm đến chỗ diệt vong!

 

Đớn đau thay! Nhân loại càng văn minh thì càng sớm đi đến chỗ lụi tàn.

 

Phải sống  theo cách khác. Nhưng loài người đã “chót” sống theo kiểu “xấc xược” với Đấng Tự nhiên rồi.

 

 Sống theo cách khác khó lắm thay!

 

Làm sao mà các quy luật phát triển kinh tế- xã hội của loài người phù hợp được với quy luật của giới tự nhiên?  

 

 

25/11/2024