Tổng số lần xem: 14247 - Tổng số hồi đáp: 27 |
|
Posted By: KhanhT on 30/03/2011 00:38:59 |
|
Mình nghĩ “thiên tài” là cái danh mà người đời đặt cho một ai đó có tài xuất chúng, cứ như “trời phú” vậy, chứ người thường thì có nỗ lực mấy cũng không được. Thiên tài là tài tuyệt đỉnh rồi, nhưng nó không có thứ bậc, và cũng đa dạng theo phạm vi, lĩnh vực đối với một nước, một dân tộc hay thế giới. Ngay thế giới cũng có giới hạn phạm vi nào… Có người được một số người tôn là thiên tài, có người khác lại được nhiều người tôn vinh là thiên tài, mà cái thời buổi hiện nay ở ta thì nó phong phú lắm. Mà nhất là các nhà khoa học thì thường rất khắt khe, lý tưởng hóa quá đi, nên đối với họ thiên tài thì khó lắm, chứ cứ bình dân mà nhìn thì VC, TCS là tuyệt đỉnh lắm trong làng nhạc VN. Nhìn theo quan điểm này thì Nguyễn Du là thiên tài thế giới, nhưng Hồ Xuân Hương cũng là một thiên tài, khó có thể nói là thế giới hay không! Thơ bà đố ai dịch ra được, chờ thế giới coi là thiên tài chắc còn lâu.
|
Trở về đầu |
|
Anh Hải Bột ơi, anh có dự cả đêm nhạc ở sân vận động của ĐHQG hay ko? nếu anh dự, anh nghe trực tiếp các ca sỹ khác nữa, thì mới so sánh được với cậu Mỹ hát. Còn anh chỉ nghe qua mạng 1 người khó so sánh đấy, chưa kể nghe qua mạng chất lượng âm thanh bị giảm đi nhiều. Bài Diễm xưa của TCS có trong karraoke do người Nhật làm, chứ ko phải các đĩa do Thúy Nga làm đâu anh ơi. Em ko thấy của PD trong đĩa đó. Ngoài ra em đã nghe băng Khánh Ly hát nhạc Trịnh = tiếng Nhật, người Nhật phối và đệm nhạc, nghe rất hay. Còn nữa, có 1 bà người Nhật đã bảo vệ luận văn TS về âm nhạc TCS tại trường Paris 6, vào những năm 90x. Em chỉ cung cấp thông tin thế thôi. Với em gọi TCS là gì ko quan trọng. Nhưng rõ ràng nhạc Trịnh rất khác người, vượt lên 1 tầm cao khác hẳn. Hoặc về số lượng đến 500 ca khúc (mà đa phần là hay), thì cũng rất xuất chúng rồi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TuyetHA on 29/03/2011 19:49:14 |
|
Ngọc ơi, chị Tuyết đăng ký 01 đĩa nhé!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Khửu on 29/03/2011 18:32:19 |
|
Hiểu thế nào là Thiên tài thì trong Wikipedia đã định nghĩa rồi, ở đây theo thiển nghĩ cuả tôi chúng ta bàn luận theo nghĩa nôm thôi. Tôi cho là trong sự hiểu biết chung của xã hội nếu có ai đó vượt lên trên tức là người tài rồi, còn vượt lên hẳn và là số ít nữa thì rõ là Thiên tài. Ví dụ trong người KGU của chúng ta có nhiều người tài và trong đó có 1 số nhân tài, còn thiên tài thì có thể có ở thì tương lai, tôi tin đó là một khẳng định. Đương nhiên TCS, VC hay TNV, BXP v.v... là những thiên tài của VN (thế giới thì tôi chưa dám nói tới). Còn tất cả các dạng sao chép, bắt chước hoặc cố làm cho mình nổi bật mà không phải là tự nhiên, là cái sẵn có và của chính mình thì đều không thể nào là Thiên tài được, dù có ai đó gọi là Diva hay là Sao đi nữa.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 29/03/2011 18:29:44 |
|
Tôi đã nghe lại cái clip của chàng trai Mỹ hát bài Phôi Pha mà mọi người rất ca ngợi (Link dưới đây). Theo tôi, chẳng có gì đặc biệt, nếu chàng trai đó sang học Khoa tiếng Việt của Trường ĐHQG (tôi biết, hàng năm Trường vẫn nhận một số SV Mỹ học Khoa tiếng Việt!). http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/14298/sung-sot-chang-trai-my-hat-nhac-trinh.html Tôi nhớ là khi xưa chúng mình mới học xong lớp dự bị 1 năm mà hát hàng chục, thậm chí vài chục bài tiếng Nga rất chuẩn rồi! Tại sao ta cứ phải "sợ" hay "nể phục" thằng Tây quá thế? Có khi nó có người yêu Việt, cô ta dạy 3 buổi là xong bài Phôi Pha, chứ có gì khó khăn đâu?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 29/03/2011 14:44:17 |
|
Tôi đã nghe một anh chàng người Anh tên là Lee Kirby hát " Diễm xưa" bằng tiếng Việt hay cực ( qua mạng). Các " Sao" và " Diva" tự phong cuả ta còn lâu mới đạt được chuẩn đó - trừ Khánh Ly. Đây là đánh giá của cá nhân tôi không biết các ACE KGU nghĩ thế nào ?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 29/03/2011 11:18:04 |
|
Ngọc ơi, bài hát "Diễm Xưa"...của TCS có trong Danh mục Karaoke ở Nhật thì mình và một số anh bạn mình cũng đã thấy và hát thử rồi (có đủ các bài của TCS, Phạm Duy...). Vấn đề gọi là "nổi tiếng" ở nước ngoài ở đây mang tính "kỹ thuật" thuần túy, gắn bó với kiều bào ta (chủ yếu ra đi trước khi giải phóng Miền Nam). Con đường mà TCS, Phạm Duy... ra đĩa CD hay đi vào Karaoke ở nước ngoài chủ yếu qua kênh sản xuất của Thúy Nga Paris và một số công ty Việt Kiều Canada, Mỹ, Úc...rồi du nhập qua Nhật/ Hàn/ Đài...(mình đã vào khu bán đĩa CD/ VCD/ DVD của Việt Kiều ở Paris, Pháp xem rồi, có nhiều lắm!). Như vậy, TCS, PD... đi vào "công chúng" còn các vị khác "ít vào công chúng hơn" vì không được các công ty Việt Kiều này (chứ không phải Công ty của Nhật, Mỹ...xịn ) in ra đĩa mà thôi! Nói nhạc sỹ nào có đĩa, có người ở NN hát mà thành "thiên tài" thì mình e rằng không hẳn như thế? P.S. Cái định nghĩa "Thiên tài" mà Ngọc đưa từ Wiki mình cũng đã xem và định đưa lên rồi, sau lại thôi. Nhân đây mình muốn bình luận về cái con số 1‰ (1/ 1000) nhé: Ta đếm hết số nhạc sỹ VN từ trước đến nay xem được con số 500 chưa? Như vậy nếu cứ 1000 nhạc sỹ mới có 1 thiên tài, mà VN chỉ mới có tổng là 500 trăm nhạc sỹ thì ta mới có 1/2=0,5 thiên tài (âm nhạc)?!!!
|
Trở về đầu |
|
Thiên tài Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Thiên tài là một danh từ,[1] nghĩa là điều gì đó hoặc ai đó thông minh một cách xuất sắc, làm việc một cách xuất sắc hoặc đoạn được thành tựu vĩ đại. Thiên tài không phải là người có đầu óc sáng tạo và thông minh bình thường. Chữ thiên tài thường gắn liền với những thành tựu chưa từng thấy bao giờ. Cái nào gọi là "tột đỉnh của thiên tài". Thiên tài thường được kỳ vọng là có nhận thức cao. Chữ thiên tài được sử dụng khái quát trong một số trường hợp cá biệt. Nó được sử dụng một cách riêng biệt trong một số trường hợp khác. Nó có thể nói riêng về từ lãnh vực khác nhau như triết học, thể thao, chính trị, khoa học, nghệ thuật. Thiên tài là người có năng khiếu, năng lực bẩm sinh hoặc có thành tựu vượt xa những bất cứ những người nào khác trong cùng một lãnh vực. Chúng ta suy luận ra từ phân phối chuẩn của sự thông minh là những người đứng đầu trong 1%, i.e. ba độ lệch chuẩn hoặc cao hơn, của những người đồng lứa tuổi. Trong tâm lý học, người sáng tạo ra những bài kiểm tra IQ, Alfred Binet, miêu tả những người đứng đầu trong 1‰ của những bài kiểm tra này gọi là genii (tạm dịch:thiên tài bình thường).[2][3] Chữ thiên tài thường có quan hệ mật thiết với chữ thông minh hay thông thái.
|
Trở về đầu |
|
Các bác nhà minh làm KH mà chẳng thảo luận KH gì cả. Các bác cho em định nghĩa thế nào là thiên tài, sau đó áp định nghĩa vào TCS là có câu trả lời. Ko nói ở VN ảnh hưởng của nhạc Trịnh thế nào. Ngay ở Nhật trong các quán karaoke, luôn có bài Diễm xưa, và em đây đã từng hát ở 1 quán karaoke tại Tokyo bài đó. Có 1 ca sỹ Nhật hát bài đó rất hay. Nhiều người Nhật cứ tưởng bài đó là bái hát Nhật. Cuối cùng gọi là thiên tài, hay vĩ đại cũng chưa bằng nhạc Trịnh đi vào hầu như tất cả mọi con người VN. Cái đấy mới là giá trị đích thực.
|
Trở về đầu |
|