Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |
Tổng số lần xem: 9695 - Tổng số hồi đáp: 12




Posted By: HanhLM on 29/03/2011 08:41:51


Xả láng mừng sinh nhật 1 tuổi tròn của KGU "trong khuôn khổ pháp luật", HT nhé!

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 29/03/2011 08:35:03


Mình mà lo nhiều quá, người Nhật họ sống sao đây?

Sống chết, bệnh tật có số hết rồi, khỏi lo nhiều. Cứ vui tươi, cuối tuần này đi Đầm Long vui xả láng.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 29/03/2011 06:29:42


Em Thanh ơi, cái gì độc hại cho con người dù ít hay nhiều đều đáng lo ngại cả, tương ứng là lo ít hay nhiều thôi. Vấn đề ở đây là người ta phải theo dõi, nghiên cứu quy luật của hình thành, di chuyển, tồn tại và ảnh hưởng của nguồn phóng xạ, từng chất đồng vị phóng xạ... Quan trọng là có ngăn chăn được từ gốc (tức là xử lý được sự cố rò rỉ tại nhà máy ĐHN ở Fukushima) hay không? Anh đã từng làm việc với đồng vị phóng xạ nhiều năm khi ở Đức và ở Nhật nên cũng có được học hành  khá "bài bản" về "an toàn phóng xạ". Có mấy khái niệm như: ngưỡng (liều cao hay thấp có hại cho cơ thể), thời gian bán hủy (half life) của chất đồng vị phóng xạ, hiệu ứng tích lũy...Nôm na thế này: với liều nhất định, nếu tiếp xúc dưới ngưỡng thì không sao, trên ngưỡng thì độc hại; độ bền của đồng vị phóng xạ khác nhau, cái thì chóng phân hủy, cái thì tồn tại hàng ngàn năm. Ví dụ rò rỉ NMĐ hạt nhân chủ yếu là đồng vị phóng xạ của i-ôt, có thời gian bán hủy  là 8 ngày (tức phân hủy mất 1/2 sau 8 ngày, và sẽ còn lại 1/4 sau 16 ngày, 1/8 sau 32 ngày...). Ngoài ra, rò rỉ còn cho ra một vài đồng vị của các nguyên tố khác có thời gian bán hủy lâu hơn, có chất lên đến 30 năm...Hiệu ứng tích lũy, tức là nếu ta bị phơi nhiễm (exposure/ exposed,  tiếp xúc qua ăn uống, qua da, tóc,  thở hít vào) bao lâu với chất phóng xạ thì sự độc hại nó tích tụ trong cơ thể, vì vậy phải tránh tiếp xúc lâu, liên tục (công nhân NMĐ hạt nhân phải thay ca là vì thế). Tóm lại, nếu ta không tiếp xúc với liều cao (quá ngưỡng), không tiếp xúc lâu dài, liên tục, nếu ô nhiễm chủ yếu là i-ốt phóng xạ chỉ vài tuần vài tháng là phân hủy hết thôi. Vì vậy em Thanh và mọi người đừng quá lo nhé!

P.S. Mà sao em không hỏi GS vật lý nhà em, GS. vật lý hạt nhân KhoaĐT hay bạn LươngĐT (quan chức Cục An toàn Bức xạ hạt nhân) nhỉ?        

Trở về đầu
16/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |