Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |
Tổng số lần xem: 8376 - Tổng số hồi đáp: 15




Posted By: BinhLT78 on 06/04/2011 11:11:55


Xin chào các anh/em. Tôi cũng rất thích từ "thế giới phẳng" tuy không có cơ hội hay dùng. Tôi thấy từ này rất hình tượng và phản ánh đúng thế giới hiện nay. Theo cách hiểu nôm na của phụ nữ chúng tôi thế giới phẳng là : nếu như trước kia, chỉ có đi nước ngoài bạn mới mua và được dùng những đồ mỹ phẩm (như nước hoa, sampoo, dưỡng tóc...), quần áo vv... tốt, hàng hiệu, đắt tiền thì bây giờ ở VN đều có; có lần tôi đã phải thốt lên "đúng là thế giới" phẳng vì lúc ở nước ngoài tôi đã tâm đắc khi mua một cái áo có thiết kế vừa ra ,rất mới, độc đáo, cứ tưởng về VN sẽ là hàng độc, nhưng không ngờ về VN chỉ 1 tuần sau đã thấy trên đường phố rồi. Tôi cũng đã từng thấy nhiều mẫu quần áo, túi sách...giống hệt nhau ở các nước rất khác nhau, xa hàng vạn dặm...

@Vậy anh Hải "lông" ơi, như thế có phải là thế giới phẳng không ạ???Cool

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 05/04/2011 23:02:40


@: Nếu không đọc comm. của kẻ ham chơi thì mình vẫn tưởng là vẫn còn thanh niên cơ đây.

@ Đúng là nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ mà con người tiếp nhận được thông tin một cách nhanh chóng hơn. Nhưng để tiếp nhận và xử lý thông tin đó như thế nào lại phụ thuộc vào trình độ, ý thức của mỗi người, mỗi dân tộc.

Ví dụ: có những đồng chí hàm thứ trưởng, vụ trưởng trong thời gian công tác đã được trang bị hai lần máy vi tính, được một mình một thày dạy tin học văn phòng mà khi về hưu vẫn chưa khai thác được những chức năng cơ bản nhất của máy. Vì vậy, điều quan trọng là chất xám và sử dụng chất xám của mỗi đất nước như thế nào.

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 05/04/2011 21:29:17


Các Trưởng lão ơi cho MoN em "còm" với, chủ đề anh HaiNV đưa ra hay quá, không chịu được:

Thế giới có phẳng không? Toàn cầu hóa lợi hay hại? Luật chung hay riêng? … đều là những vấn đề “tranh cãi toàn cầu” song bản chất là… kẻ mạnh đang làm luật. “Phẳng” là cái cách mà “họ” dụ ta. Họ muốn ta “phẳng” để hàng hóa, tư tưởng” và “luật” của họ vào ta. (Kiểu cái hom giỏ). Chứ hàng của ta vào nước họ khó lắm: mấy vụ kiện nhãn tiền đấy thôi.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có nhiều cơ hội hơn, nhiều “thông tin đại chúng” hơn. (VD: đi Tây, mua vé máy bay, đặt phòng, trao đổi công việc… dễ hơn. Nhưng để có thông tin đàm phán vẫn phải dùng “người Việt thầm lặng”- anh Ngọc, anh Châu biết điều này hơn ai hết). Bí mật công nghệ không “phẳng” được. FDI “màn hình ống”, FDI “ô tô”, FDI “Intel” nữa, thực chất là chuyển dịch công nghệ lạc hậu tới các nước nghèo, không có chuyển giao công nghệ theo kiểu “phẳng”. Chúng ta chưa học được gì về công nghệ từ mấy cái FDI này. Có một dòng chuyển dịch khác từ các nước nghèo đó là… chất xám (xin lỗi các anh chị đang làm việc ở nước ngoài hoặc có con đang học ở nước ngoài – MoN em không có ý gì!). Như vậy là có một thế giới “phẳng – nghiêng” với hai dòng dịch chuyển ngược chiều theo kiểu “nước chảy chỗ trũng”. Biên giới quốc gia còn tồn tại và thế giới càng “phẳng” thì khoảng cách giàu nghèo càng tăng.

Người ta hay cửa miệng “thế giới phẳng” cho hợp mốt, cũng như anh em mình dùng Pa’k, ACE, rùi, bít, iu, 2u, 4u, ko, MK… thôi mà, cũng chẳng nên chê trách… do sở thích.

Thomas Friedman còn có “Chiếc Xe Lexus và Cây Ô lưu” (đã được dịch ra tiếng Việt) cổ xúy cho toàn cầu hóa, nhưng cũng khuyến cáo các dân tộc phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. MoN em nhớ lại hôm phát biểu về quan điểm gìn giữ vốn cổ ca trù ChauHM đã lấy hình tượng tương phản giữa Lexus đại diện cho công nghệ với Cây Ô lưu đại diện cho văn hóa bản địa , một thí dụ rất thành công tại buổi họp báo.

Ngoài ra Thomas Friedman còn quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Cuốn sách của ông về vấn đề này đã được dịch sang tiếng Việt: Nóng, Phẳng và Chật  (Hot, Flat and Crowded). Mấy cuốn về chiến tranh và khủng bố chưa thấy có bản dịch.

Thomas Friedman là người ba lần đoạt giải Putlitzer, đã viết trong “Nóng, Phẳng và Chật”: “…Giờ đây chúng ta hiểu rằng, nguyên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt, ngày càng đắt hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng lên cả chính trị, sinh thái và khí hậu… thế giới này đang hình thành từ ba xu hướng nóng bức, bằng phẳng và chật chội, và nếu chúng ta không tái chế, tái sử dụng và tái sản xuất nguồn năng lượng sao cho sạch hơn và hiệu quả hơn, thì cuộc sống của chúng ta ngày càng suy thoái, ngắn ngủi và hạn chế…”.

MoN em vẫn thích đọc “ông này” và mấy ông Thomas Hoa kỳ nữa (Wolfe, Plate)… cho đa dạng! Xin trân trọng giới thiệu các "ông Tom":

     

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 05/04/2011 19:17:09


HT Ngọc và Thông ơi, mình đồng ý cả với HT và Thông.

@HT: Đúng là thế giới đã và đang phẳng đi rất nhiều nhờ CNTT và TT (Internet, máy tính, ĐT, ĐTDĐ...). Tuy nhiên, nó không bao giờ trở thành phẳng lỳ  hoàn toàn được, mà các vùng lồi lõm sẽ luôn luôn biến động trên dưới một mặt phẳng! 

@Thông: Thích nói to, nói lạ... ể "hù họa" thiên hạ cũng là một bản tính của con người. Người thông minh không chỉ nghe kẻ khoác lác nói mà phải xem họ làm gì.

Nhân đây, quay lại câu hỏi của HT, mình phải đi tìm hiểu ngay xem anh chàng TS Alan Phan - tác giả bài viết trên VNNet là ai,  anh ta đã và đang làm gì?

http://ybahcm.com.vn/d2060-doanh-nghiep-viet-nam-dung-nhu-kien-bo-trong-hop.aspx

Qua đó, có thể trả lời :anh ta nghi ngờ và muốn bác bỏ thế giới phẳng!   

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 05/04/2011 18:51:07


Các bác ơi, thế giới bây giờ phẳng đi rất nhiều. Ví dụ cộng đồng NguoiKGU sinh hoạt kết nối lâu nay là nhờ thế giới phẳng, ko quan trọng NguoiKGU ở Úc, hay ở Moldova, hay ở Bỉ, ở VN.

Nhờ Internet mà sách NguoiKGU được XB nhanh chóng.

Thông tin bây giờ truy cập dễ dàng hơn rất nhiều, "Cái gì không biết thì tra Google", và chỉ sau vài giây bạn có thể có kết quả. Những kho thông tin mở như Wikipedia cũng chỉ nhờ internet mới có được.

Bài viết trên VNNet tôi không hiểu rõ ý định tác giả viết về cái gì.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 05/04/2011 17:37:15


@ Hải NV: Thích dùng những khái niệm mới là mốt của một số quan chức và một số "học giả" Việt Nam. Có lẽ, họ nghĩ phải như vậy thì mới thuộc giới thượng lưu chăng. Thời mới mở cửa, nhiều quan chức thích dùng khái niệm "hộp đen" khi nói chuyện về sản xuất, "bàn tay vô hình" khi nói về nền kinh tế thị trường, nhưng thực chất họ không hiểu rõ các khái niệm này.

@ Không thể có " thế giới phẳng" vì không có "chất xám phẳng" -Mình nghĩ như vậy.

Trở về đầu
15/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |