Tổng số lần xem: 8409 - Tổng số hồi đáp: 15 |
|
Posted By: LienTT on 09/04/2011 23:01:26 |
|
Kể cả không có hàng rào gì thì trong thương mại quốc tế phần thua thiệt thuộc về các nước nghèo. Nước nghèo xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu(cây con nguyên liệu chưa qua chế biến tinh...) không có giá trị gia tăng cao như các mặt hàng mình nhập về (Sản phẩm chế biến). Ta muốn thâm nhập vào thị trường sản phẩm của họ thì họ lại muốn thâm nhập thị trường dịch vụ của ta (y tế, giáo dục, tài chính ...). Thị trường nào béo bở hơn thì ai cũng suy luận được. Em thiển nghĩ vậy chứ không phải chiên gia trong lĩnh vực này đâu.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 08/04/2011 18:14:31 |
|
Pa'k KhanhT! Thấy pák nói nó bị quả đau là iem sướng rùi pák ạ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 08/04/2011 00:09:53 |
|
Các bạn ơi, Thomas Friedman nói thế giới phẳng cũng tựa như ta một thời nói trái đất tròn (TGDD) vậy, nghĩa là để biểu đạt một khái niệm mới rút ra ấy mà. Mình nhớ là khi quyển sách mới ra có người đã bình luận là chủ nghĩa Mác viết thêm cho thời đại CNTT..., nhưng rồi diễn biến vài năm lại đây, sau khi ta vào sâu WTO, rồi nhất là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chiến tranh Trung Đông thì mới thấy "phẳng" nhiều mặt lắm, người ta bỏ hàng rào thuế quan thì lại có hàng rào kỹ thuật, con cá ba sa, đôi dày da, đồ may mặc của dân ta làm ra từ lao động hai bàn tay thì cứ bị kiện bán phá giá, nhưng những công nghệ, kỹ thuật cao, đặc biệt là vũ khí... thì chẳng thấy ai kiện cả. Để đến TGĐĐ như Hải nhắc đến còn chật vật lắm, chắc phải chờ đến khi Đức Phật hiện sinh, Đức Chúa tái thế. À mà hôm nay tớ đọc một bài nói rằng Mỹ, NATO oánh Libya thì TQ bị một quả đau đấy, bởi TQ đã đang đầu tư vào Libya 50 dự án của 73 công ty với tổng vốn đến 18,8ty USD, coi chừng bị mất trắng nhiều.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: BinhLT78 on 07/04/2011 17:44:06 |
|
Tôi cũng đồng ý với quan điểm của Châu HM khái niệm về thế giới phẳng. Khái niệm phẳng ở đây phải hiểu theo nghĩa bóng chứ không phải hoàn toàn theo nghĩa đen. Phẳng ở đây là dường như không biên giới, thu ngắn khoảng cách không gian. @Cảm ơn Ngọc đã nhắc chị , chị không biết mà lại cứ tưởng thế là thân mật "nick name" mặc dù chị cũng thấy "chẳng thích" cái nick name ấy tí nào. @ Anh Hải ơi, em sorry nhé. Vì hôm ở Đầm Long em thấy mọi người gọi anh như vậy mà chẳng thấy anh nói gì, chứ thực tình em cũng chẳng muốn gọi anh với cái tên ấy đâu. Nghe cứ "như người rừng" ấy. Bây giờ em cứ gọi anh là anh Hải NV/ Hải bột???/ Hải OB76
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ChauHM on 07/04/2011 15:06:30 |
|
Thấy comm của bác nào cũng hay, hưởng ứng lới kêu gọi của anh HaiNV, tôi cũng xin comm vài dòng. Tôi cũng thích cái ông Thomas Friedman này, bất chấp việc TS Alan Phan phê phánThomas Friedman là hời hợt, chỉ dựa vào vài ví dụ không điển hình rồi đúc kết thành quy luật... Một cuốn sách hay không phải vì nó không có ý tưởng dở, mà vì nó có những ý tưởng hay. Theo tiêu chuẩn này, cuốn Thế giới phẳng của Thomas Friedman hiển nhiên là một cuốn sách hay. Theo tôi hiểu, thế giới Phẳng ở đây không phải vì nó không còn lồi lõm, mà là biên giới ngăn cách giữa các nền văn hóa, giữa các khu vực kinh tế đã bị phá bỏ. Biên giới bị xóa bỏ càng nhiều, những kẻ mạnh càng dễ mở mang bờ cõi, những kẻ yếu càng khó bảo vệ chủ quyền trên mảnh đất tổ tiên của chính mình. Các nền kinh tế lạc hậu hơn sẽ bị chi phối, các nền văn hóa yếu hơn sẽ bị đồng hóa. Đây thực sự là nguy cơ cho các nước nghèo, lạc hậu. Toàn cầu hóa đã không còn là "luận điệu" của kẻ mạnh. Nó đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Việt Nam không cần có bất cứ hành động gì, chúng ta vẫn sẽ có một nền du lịch 5 sao. Nhưng trong các khu du lịch 5 sao đó, người Việt Nam đóng vai trò gì: Ông Chủ hay Bồi Bàn? Thế giới Phẳng không có nghĩa là thế giới bình đẳng bác ái cho Nhân loại. Nó chỉ bình đẳng về cơ hội. Nhưng một người ốm yếu chạy thi với một vận động viên điền kinh, khái niệm bình đẳng về cơ hội là vô nghĩa: vì dù cũng xuất phát, nhưng vận động viên sẽ luôn là người chiến thắng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 07/04/2011 12:37:03 |
|
ý kiến của các bác hay quá, đặc biệt là bác Thông, Ngoài phương tiện truyền thông phát triền làm cho thế giới 'thông' hơn, còn lại, kẻ ít học này không tin vào 'thế giới phẳng'. CHỉ có thế giới gồ gề hơn bời những khối ximăng (nhà cao tầng ) ngày càng nhiều thêm, đồng rác cao thêm, hố khai thác tài nguyên lõm sâu thêm... Chỉ có thề giới nghiêng để hàng hóa tiêu dùng tràn sang các nước kém phát triển hơn, và lợi nhuận rút về các nước giầu hơn... Trước kia mình coi 'nó' là tư bản, xấu xa, bây giờ mình xài hàng 'nó', goi là hàng xịn, cho con mình đi học với 'nó' với một đống tiền góp nhặt cả đời. Thế thì ta là ai? Cây ô lưu của ta đâu rồi? có được ta vun xới chăm sóc? làm sao cho thế hệ sau yêu quí nó để vun trồng tiếp ?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 07/04/2011 06:27:31 |
|
Cám ơn các bạn đã tham gia cái chủ đề dường như còn quá nhiều tranh cãi này. Như mình đã nói: Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ phẳng được, mà chỉ bớt đi lồi lõm về một số khía cạnh, lĩnh vực (ví dụ: thông tin, internet, giao thông liên lạc), những chắc chắn có nhiều lĩnh vực sẽ ngày càng trở nên lồi lõm hơn. Riêng về chính trị, kinh tế, khoảng cách giàu nghèo, chiến tranh, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, bình đẳng giới...thì "mặt phẳng" sẽ chẳng bao giờ xảy ra! Chúng ta đã học "Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học", qua đó cũng thấy "bức tranh CNCS" chính là "Thế giới phẳng" (ta từng nói: "Thế giới đại đồng") một cách lý tưởng nhất về mọi mặt! Nhưng các bạn có thể tiên đoán bao giờ loài người sẽ xây dựng xong CNCS/ TGĐĐ? @Em BìnhLT: Riêng bàn về cái "Nickname" của anh, diễn đàn này đã tốn quá nhiều chỗ của bộ nhớ rồi! Anh cũng đã nói gọi là cái gì chẳng được, nhưng có lẽ nên tôn trọng cái đầu tiên, phổ biến nhất. Hy vọng được gặp em nhiều hơn ở studentkgu!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 06/04/2011 16:36:02 |
|
Thế giới phẳng chắc ngụ ý nói về sự hội nhập chung hiện nay giữa các quốc gia và vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống. Nhưng chỉ có thể hội nhập về kinh tế ( như em BinhLT78 vừa ví dụ) tương đối thôi. Còn lâu mới đạt được sự bình đẳng về mọi lĩnh vực. Hơn nữa tôi còn thấy thế giới đang phân cực mạnh. Các nước nước lớn đang liên kết với nhau, phân chia ảnh hưởng và thống trị khu vực ( G7, G8, G20 ... EU, NATO... Hiệp ước Thượng Hải). Các nước nhỏ và yếu cũng phải co cụm và chống lại sự ảnh hưởng đó ASEAN, Liên đoàn Ả rập, Thống nhất châu Phi, Nam Mỹ... Còn nhiều vấn đề khác nữa như văn hóa, truyền thống dân tộc, tôn giáo, luật pháp của từng nước... Các nước lớn hay lấy những giá trị xã hội của họ áp đặt cho những nước yếu và nhỏ hơn ( tôn giáo, nhân quyền, văn hóa...). Lấy cớ đó can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; khi không đạt được mục đích thì sẵn sàng gây chiến!
|
Trở về đầu |
|
Chị Bình ơi, anh Hải ko thích "lông lá" đâu, thích "bột" thôi. Cẩn thận ko anh ấy giận chị đấy, bọn em có kinh nghiệm rồi
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV trên 05/04/2011 11:09:43 |
|
Tôi có mấy người bạn rất thích nói 3 từ "thế giới phẳng". Tôi cũng chưa có dịp nào tranh luận gì thêm về khái niệm này. Chỉ biết rằng, đôi khi lên mạng KGU (mà HT Ngọc đã dày công xây dựng), thấy chỉ có "lèo tèo" vài thành viên cũng thấy "tủi thân". Nhân thấy có bài viết đăng trên Tuần Việt Nam, tôi nêu Topic này trên Diễn đàn, mong nhận được nhiều ý kiến của các anh, chị và các bạn. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-04-dung-hoang-tuong-ve-mot-the-gioi-phang#
|
|