Tổng số lần xem: 7138 - Tổng số hồi đáp: 8 |
|
Posted By: TungDX on 15/07/2011 22:44:23 |
|
Chẳng phải các cụ ta đã có câu:"Quýt làm Cam chịu" đó sao ? Mà ca dao còn có bài: Cái cò, cái diệc, cái nông Sao mày giẵm lúa nhà ông hỡi cò Không, không tôi đứng trên bờ Mẹ con cái ...cốc...đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi đôi Mẹ con nhà nó còn ngồi đằng kia Thế thì còn oan gì nữa
|
Trở về đầu |
|
Kết thúc vụ án cái cốc: Hôm qua "em" đã đi lấy chồng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 16/04/2011 20:41:32 |
|
Hồi còn nhỏ, tôi được nghe một bài khác, công bằng hơn nên chẳng bao giờ có thắc mắc gì: Cái cò cái vạc cái nông ba con cùng béo vặt lông con nào? vặt lông con béo cho tao tao bỏ tao xào, tao ăn với cơm! Thế có nghĩa là vặt lông cả 3 ! Thật là công bằng
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 15/04/2011 18:05:14 |
|
"Vụ án cái cốc!!!" Hãi nhà báo quá, nó giật tít thế này thì ai mà chẳng sập bẫy. Ngay 3Chai tui cũng tưởng chắc lại CƯỚP HIẾP GIẾT gì đây. Hóa ra là một bài hát ru. Ngày xưa tui cũng nghe bà tui ru em tui. Nhưng mà sau 3 "cái" ở câu đầu, cụ chuyển tất tật bè lũ này thành ra "con". Có học giả nào đó cho rằng trong tiếng Việt, danh từ cũng có giống. Phàm những gì gọi được bằng CÁI thì là giống cái (passive như cái bàn, cái ghế), còn những gì mà động đậy được thì gọi là CON, thuộc giống đực (active như con tàu, con xe, con sông, con...) Vậy thì tại sao lại CON mụ Cốc nhỉ.
|
Trở về đầu |
|
@Meomun: Ấy chết "nhà cháu" chỉ làm cho báo "PHÁP ĐÌNH VÀ ĐỜI SỐNG" thôi (đối thủ cạnh tranh với PL&ĐS đấy!) (Con mẹ Cốc này đáng chết em ạ. Không nhầm đâu... bản báo sẽ đăng tiếp. Nhớ mua báo "nhà cháu"!). À, hôm qua không "còm" được anh gửi cái "nhận xét" về QH và tác phẩm vào profile của em đấy. Bổ sung tác phẩm này vào danh mục "Món ngon xứ Huế" như Sơn Nam (Sài Gòn), Tô Hoài, Nguyễn Tuân (Hà Nội) nhé!
|
Trở về đầu |
|
@Meomun: Aha, lôi được luật gia vào cuộc rùi! Em ơi, nếu là viết về cái Vạc thì báo "Pháp đình và đời sống" "nhà cháu" bán cho ai?
|
Trở về đầu |
|
@HaiNV: Nó là ca dao mà anh Hải, "truyền khẩu", có nhiều dị bản. Có thể Tô Hoài đã dùng một trong những dị bản của nó và đưa vào tác phẩm như một "còm" để xây dựng "tình huống". Giống như câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An", nguồn gốc ca dao đã được Nguyễn Công Trứ đưa vào phần mở đầu của bài "Thành Thăng Long", có nhà nghiên cứu tưởng rằng hai câu trên có xuất xứ từ thơ của ông. Ngày xưa, MoN nghe mẹ ru em bằng bài này với phương án trên. Chắc chắn chưa bao giờ bà được đọc "Dế mèn phiêu lưu ký".
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 14/04/2011 07:02:04 |
|
Kẻ Ham chơi ơi, mấy câu này mình đã từng đọc trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" của Tô Hoài: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Ba cái cùng béo vặt lông cái nào? Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn Đây là mấy câu Dế Mèn hát trêu chọc "Mụ Cốc" đấy chứ, có thấy "vụ án" nào đâu?
|
Trở về đầu |
|
"Cái cò, cái vạc, cái nông Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào Vặt lông cái cốc cho tao Hạt tiêu, nước mắm đổ vào nồi rang". Sao oan ức thế nhỉ? Cái cốc thì có liên quan gì? Hay là nó béo hơn? Hay là sếp ghét nó? Hay là sếp ăn đút lót của ba đứa kia?
|
|