Tổng số lần xem: 9626 - Tổng số hồi đáp: 18 |
|
Posted By: Meomun on 22/04/2011 08:50:18 |
|
@HaiNV:Hay là anh HaiNV biết BN ngoài đời nên... bụt chùa nhà không thiêng đây? Người ta nói "văn là người", nhưng nếu nhìn thấy mấy ông nhà văn ông thì ở bẩn, ông thì sáng xỉn chiều say, ông thì tính khí khó chịu, ông thì hơi lằng nhằng chuyện tiền bạc... mà đánh giá tác phẩm của họ một cách định kiến thì không công bằng. Khi phát biểu ý kiến với các bác KGU, bao giờ em cũng thận trọng, nên đã thòng "em nghĩ thế " trong câu nhận định của mình về NBCC: " ...mà thực sự chưa có một tác phẩm VH Việt Nam nào viết về chiến tranh mà vượt qua nó, em nghĩ thế." Cảm nhận của em là cá nhân thôi, em không kêu gọi mọi người vote cho NBCT , vì chẳng cần lá phiếu của em thì thực sự 20 năm nay nó có chỗ đứng thực sự trong văn học chiến tranh Việt Nam, không biết nhất, hay nhì, tùy cảm nhận, nhưng dứt khoát không bị rơi vào một đống giấy lộn của lãng quên.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 22/04/2011 06:57:02 |
|
3Chai ơi, HAP làm ở Viện Sinh vật học cùng thời mình khi mình vừa về nước (HAP làm trong Nhóm nghiên cứu Sinh lý Bèo Hoa dâu của Cố GS. Nguyễn Hữu Thước, cùng phòng với mấy người KGU là anh Đặng Đình Kim, anh Nguyễn Hoàng Tỉnh (OB73) và em Trần Thanh Thu (OB78). Ngày ấy, mình và HAP đều ở khu Thành Công, cách nhau có mấy nhà, bố vợ mình và cụ Hoàng Tuệ - bố HAP lại là bạn, nên mình còn thỉnh thoảng làm người đưa thư cho 2 cụ chạy qua chạy lại nhà bên ấy. Nếu không có một "sự cố" để HAP đi khỏi Viện thì có lẽ chúng ta có thêm một "nhà SVH làng nhàng" đến ngày hôm nay, chứ không có "NV nổi tiếng" BN đâu! Mình đọc TPTY/ NBCC thấy cốt chuyện tạm được, nhưng giọng văn hơi "thô"!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 22/04/2011 04:56:54 |
|
Tôi đã may mắn được đọc Bảo Ninh trước khi "Thân Phận Tình Yêu" trở thành "Nỗi Buồn Chiến Tranh". Mặc dù chưa bao giờ may mắn được gặp và biết Bảo Ninh như HaiNV, nhưng với tôi, ngay cả những mảnh nhỏ chuẩn bị cho "Thân Phận Tình Yêu" như "Giang", "Hà Nội lúc không giờ"... cũng đã để lại những dấu ấn rất đậm. Tôi không nghĩ rằng Bảo Ninh thành công là vì cái "khẩu vị của Tây", cái "lạ miệng"... Những ngôn từ đó, tôi nghe thấy quen tai lắm, nếu các nhà phê bình văn học lề phải có viết ra chắc cũng đến vậy mà thôi. Tác giả thành công, theo tôi, là vì đã cho chúng ta gặp lại chính quá khứ của mình, chính sự thực của mình, chính tình yêu và nỗi đau của mình chứ chẳng phải là những món nhập khẩu từ bên Tây về đâu.
|
Trở về đầu |
|
MoN em mong có tác phẩm văn học viết bằng tiếng Việt (cả trong và ngoài nước) được dịch ra tiếng nước ngoài để truyền bá. Song trước hết phải có tác phẩm viết về "những trăn trở của nhân loại và thời đại", những tác phẩm "xứng tầm"... nobel. Ha, "đao to búa lớn" rùi đây. Stop!. Chị ThaoDP ơi, dịch ngược thơ Việt sang tiếng Nga đi. Việc này chị thừa sức! Anh HaiNV, chị NhuanNT, chị Bình, Chỉ biết cười trừ, em HuyenBT... góp sức nhé. Nếu có quyển nào in bằng bất cứ tiếng gì, dành cho MoN một bản để cho vào... tủ sách cá nhân. Hồi MoN em học phổ thông, "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng bị cấm. Sang KGU, tìm trong thư viện có cuốn voropka. MoN em đọc cuốn này lần đầu bằng tiếng Nga. Nhờ bản dịch mới được tiếp cận văn học "bản địa"!. @HaiNV: Báo TN "nó" cũng giật tít câu khách anh ạ. Pak đọc lại các tin về mây phóng xạ ở VN xem, đọc tiêu đề nghe phát khiếp, thấy nội dung lại bảo "không sao đâu". Hehe.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 21/04/2011 18:48:51 |
|
Các con mọt sách còm hay quá. Lại bài bản như các nhà phê bình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, N chưa hiểu anh Hải thích tác phẩm nào nhất về chiến tranh (không nói đến vĩ đại hay là cái gì đó tương tự ). Trong rất nhiều tác phẩm viết về những cuộc chiến tranh của mình, sẽ có cuốn được nhiều người thích nhất chứ ạ. Bởi vậy tuy chỉ đọc rất ít những gì về chiến tranh, N cũng 'bỏ phiếu' cho NBCC.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 21/04/2011 17:28:33 |
|
Đồng ý với em Vân và MơN. Đúng là chưa có tiểu thuyết nào xứng tầm với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của Dân tộc. Một số tác phẩm như 2 bạn đã kể mình đều đã đọc và cho rằng cũng khá hay về một khía cạnh nào đó. Còn NBCC khá nổi tiếng, theo mình, có thể chỉ là "món lạ miệng" tương đối hợp "khẩu vị" của Tây? http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/My-hoc/Chua_co_tac_pham_lon_ve_2_cuoc_khang_chien/ PS. Tuy vậy, anh lại không đồng ý với em Vân câu: chưa có tác phẩm VH VN nào viết về đề tài chiến tranh vượt qua nó (NBCC)! Nói thêm: NBCC (TPTY) ban đầu bị cấm, gây tò mò, trở thành "của hiếm", rồi một số người (trong nước và ngoài nước) ra tay cổ súy cho và tuyên truyền mạnh (thời kỳ này rất ít sách Việt được dịch ra tiếng Anh http://sites.google.com/site/vanhocfamily/van-hoc-viet-nam-di-my) nên NBCC trở thành phổ biến thôi! À MơN ơi, câu có 2 chữ "vĩ đại" anh trích nguyên văn từ Lời giới thiệu của Báo TN đấy chứ! Chính vì vậy, mới hỏi ý kiến mọi người xem thế nào?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Meomun on 21/04/2011 17:04:59 |
|
Nhà phê bình VH KGU đã lên tiếng rồi! Em rất đồng ý với bác Mon là các nhà văn VN còn nợ đất nước, nợ nhân dân những tác phẩm xứng đáng với cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc ta. Tác phẩm vĩ đại nhất vẫn là tác phẩm chưa được viết ra. Sau Nỗi buồn chiến tranh, người ta nói nhiều đến hội chứng thời hậu chiến, cả từ hai phía. - MoN: Em đọc "Dưới chín tầng trời" rồi nhưng không tiện phát biểu ở đây lắm. Tác phẩm của các bác nhà văn Thái Bình như Dương Hướng, Nguyễn Khoa Đăng (Nước mắt một thời) là em ưu tiên đọc đó bác ạ! Đồng hương mà!
|
Trở về đầu |
|
Chiến tranh là "mảnh đất mầu mỡ" cho các sáng tác nghệ thuật, trong đó có văn học. Những tác phẩm về hai cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp phần lớn viết về "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" (Đất nước đứng lên, Xung kích, Đôi mắt, Vợ chồng A Phủ Trận Phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Đội du kích Đình Bảng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Hòn đất, Vùng trời, Rừng xà nu, Một chuyện chép ở bệnh viện…) đã góp phần động viên toàn dân ra trận, đã một thời làm tuổi trẻ chúng ta say đắm. Một số tác phẩm trái chiều hoặc mô tả về tình yêu hoặc sự khốc liệt của cuộc chiến vào thời điểm không thích hợp đã bị “cấm” như Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Hai trận tuyến (Hà Mạnh Tuân), Mùa hoa rẻ (1957, Văn Linh), "Tây tiến" (Quang Dũng). Nguyễn Trọng Oánh viết Đất trắng (tập I) vào năm 1979, đã bị thu hồi ngay sau khi phát hành; tập 2 tiểu thuyết Đất trắng được in năm 1984. Sau tác phẩm này được nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng. Năm 2001, Nguyễn Trọng Oánh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Đất trắng, Ngày đẹp nhất. Các tác phẩm của Chu Lai, người lính đặc công ngoại ô Sài gòn, đều viết sau năm 1975. “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã là tiêu chuẩn thông thường trong cách nghĩ, trong cách sống, thấm sâu trong mọi quan hệ. Người ta không thể nghĩ khác thế, không thể sống khác thế, không thể có những quyết định khác thế.” (Nguyễn Khải. 1984. Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống. Văn nghệ Quân đội. số 1-1984. p.99). “Đó là sự ưu tiên cho đề tài chiến đấu và sản xuất; sự cổ độmg cho khẩu hiệu yêu nước và căm thù; tập trung nêu gương cái mới, khẳng định tính lạc quan, xây dựng các điển hình có giá trị nêu gương; tránh âm điệu phê phán và việc nhấn mạnh các mặt tiêu cực của đời sống, chủ đề tư tưởng phải rõ, tránh đa nghĩa; hình thức phải ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.” (Phong Lê. 1991. Nhận dạng văn học Việt Nam sau 1945, Tạp chí Văn học. số 4, Viện Văn học) Về hai cuộc chiến tranh phía Bắc và phía Tây-Nam thì hầu như không có tác phẩm nào. Chiến tranh phía Bắc: phía bên kia có Mạc Ngôn với tiểu thuyết “Chiến hữu trùng phùng”. Bản dịch tiếng Việt ghi là “Ma chiến hữu”. Đọc cũng được: tiểu thuyết về tình cảnh những số phận của người lính và gia đình sau chiến tranh, không có mạt sát đối phương. Tác phẩm vừa được dịch và xuất bản thì bị thu hồi do cái “còm” của nhà xuất bản ghi là “một tác phẩm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng” (lỗi từ NXB: cuộc chiến tranh xâm lược của TQ không thể có chủ nghĩa anh hùng cách mạng được!). Sau Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ 6, văn học nước ta được đặt trước nhiệm vụ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Khi đó xuất hiện những tác phẩm lôi cuốn được sự chú ý như “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Tác phẩm “Tướng về hưu” nói về vị tướng anh hùng trong thời kì chiến tranh không thể thích ứng với sự thay đổi của xã hội, luôn hồi tưởng về quá khứ và bằng nội dung chấm dứt cuộc sống đã phá bỏ “tính anh hùng” của giai đọan hiện thời. “Nỗi buồn chiến tranh” thì nói về “sự chiến thắng, chiến thắng cả lòng người, nhưng cũng là sự chiến thắng của cái ác và bạo lực phi nhân loại.” Nỗi buồn của chiến tranh là nỗi đau trong lòng người. Với thông điệp: trong chiến tranh kẻ thắng và người thua đều là nạn nhân. Tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh xuất bản lần đầu tiên năm 1990 tại NXB Hội Nhà văn với tên gọi "Thân phận của tình yêu". Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh "The Sorrow of War" của Phan Thanh Hảo và "Frank Palmos" ra năm 1994 có lẽ là dịch bản đầu tiên. Tờ báo The Guardian của Anh đã nhận xét: “Một cuốn tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kỳ nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách nào của Mỹ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng đã không được. Nó quá hấp dẫn để xứng được thế”. Các nhà văn nghệ sỹ hôm nay còn “nợ” dân tộc một món nợ lớn: Các tác phẩm có tầm cỡ về các cuộc chiến giành độc lập, giải phóng dân tộc. @HaiNV: "rằng hay thì thật là hay" nhưng "Tiểu thuyết vĩ đại"... có quá khen không anh? Mặc dù anh đã viết "NBCC có thể không phải là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của chiến tranh VN..." (hay là anh giật tít để "câu" MoN em?)
@Meomun: tìm đọc Dương Hướng: "Dưới chín tầng trời" (2007), gai góc và "dũng cảm", có thể bị thu hồi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Meomun on 21/04/2011 16:25:30 |
|
Trong khi chờ đợi các "nhà văn", "nhà phê bình văn học" KGU lên tiếng, em cũng mạn phép tí xíu. Hồi năm 1991, đang thất nghiệp thì em may mắn được đọc bộ 3 tiểu thuyết đạot giải thưởng của Hội NV Việt Nam là Nỗi Buồn chiến Tranh (lúc ấy là "Thân phận tình yêu"), Bến không chồng của Dương Hướng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Em nói "may mắn" bởi vì hồi ấy em không thể mua nổi 3 cuốn sách 1 lúc, vì thất nghiệp mà. Nhưng với em, cả ba cuốn sách đó, đặc biệt là "thân phận tình yêu" quá ấn tượng, nó đưa lại một cái nhìn hoàn toàn đa chiều về cuộc chiến. Giống như mình thường xem phim đen trắng 2 D, nay bỗng xem phim màu, lại là phim 3D. Chiến tranh từ góc độ phản ánh của các nhà văn VN trước đó trong các tác phẩm đều nhàn nhạt, có "định hướng", có tý gian khổ, có hi sinh, có mất mát, nhưng không thực. Đến "Cửa gió" của Xuân Đức hay Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh hay nhiều tác phẩm của Chu Lai thì gai góc hơn, máu lửa hơn, nhưng chỉ Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận TY) thì mới thực sự có tiếng vang. Tiếng vang không phải là do người viết tạo tình huống như một "kẻ đốt đền", mà thực sự chưa có một tác phẩm VH Việt Nam nào viết về chiến tranh mà vượt qua nó, em nghĩ thế. Hồi những năm quyển này bị cấm (thì cũng coi như bị cấm xb ở VN trong một thời gian dài), em đi hiệu sách và thấy có những người nước ngoài hỏi: Có thấy chỗ nào bán cuốn "The sorrow of war" không? Có lẽ giá trị của một tác phẩm cũng còn ở chỗ nó vượt ra ngoài biên giới, bất chấp những giới hạn về địa lí, sự khác biệt về chính trị, văn hóa. Sau này em có đọc một số cuốn như "Tàn đen đốm đỏ" của Phạm Ngọc Tiến, em cũng ấn tượng, nhưng không thể sánh với TPTY.
|
Trở về đầu |
|