Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |
Tổng số lần xem: 8995 - Tổng số hồi đáp: 16




Posted By: NhuanNT on 13/06/2011 11:49:40


Thấy các bác bàn chuyện phiên dịch làm tôi cũng muốn hỏi cho rõ; Tiếng Anh gọi thông ngôn là interpreting và người thông ngôn là interpreter. Người biên dịch là translator để phân biệt rõ người thông ngôn (dịch n ói ) và người biên dịch (dịch chữ như dịch tài liệu, sách ...). Hai việc này rất khác nhau và có 2 hướng đào tạo hơi khác biệt tuy nhiên phần lớn người đã có bẳng thông dịch thì cũng có bằng biên dịch luôn nhưng phải qua 2 hệ thống thi cử khác nhau. ở Uc phải có bằng thì mới được hành nghề chính thức.

Tôi cũng học 'phọt phẹt' một chút của cả 2 thứ, và nghiệm ra rằng học thông dịch là cách tốt nhất để học nhanh văn hóa của người ta. Biết tiếng chỉ là phần nhỏ, bước vào học nghề này là học đủ thứ: từ hệ thống giáo dục, y tế và đời sống, kinh tế, luật pháp, tòa án, hệ thống an sinh xả hội v.v. Không biết những thứ này thì không thể làm thông dịch vì mình sẽ không hiều được cặn kẽ 'câu chuyện' mình dịch thì làm sao dịch được.

Tôi cho đây là nghề đòi hỏi cao. Tất nhiên việc tôi đã làm khác xa với nghề thông dịch ngoại giao, nghề cần nhiều sự 'biến báo'. Một số 'tai nạn' như kẻ ham chơi nói là do chưa được đào tạo chính thức thôi. Nghề này phải học 'đạo đức nghề nghiệp' kỹ lắm. Học để biết cách hành xử cho đúng ví trí của mình.

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 13/06/2011 09:46:20


@NghiPH: Nghề phiên dịch cũng cao quý chứ. Ông NTS- thứ trưởng hiện thời BNG cũng là dân "phiên dịch tiếng Nga" đấy ạ. Sau công tác Lãnh sự, rồi về Vụ TCCB, sau Ủy ban Người VN ở nước ngoài, sau Trợ lý Bộ trưởng, bây giờ là Thứ trưởng.

Đúng là làm phiên dịch cần biết nhiều thứ. Một trong  các lời khuyên của Bác Vũ Khoan mình rất tâm đắc: Phải biết tiếng nước mình giỏi và phải chính danh. Có anh phiên dịch vào buổi giao tiếp (không chính thức) nói chuyện tiếu lâm với bạn (ra chiều hiểu biết), hai ông cười hinh hích, Sếp nghĩ nó cười mình. Ông này sau không thấy đi phiên dịch nữa.

Năm 2001 mình trở lại Nga trong đoàn của Hà Nội, đã từng làm phiên dịch "bất đắc dĩ". Nhóm công tác được phân một em phiên dịch đang làm nghiên cứu sinh. Nhưng tiếng Việt quá kém. Thôi em để "chú" giúp. May mà chỉ là buổi tiếp xã giao, chứ gặp phải chuyên môn sâu thì chả dám. Hồi đó làm việc với ông Luzkop, thị trưởng Moskva nhiều năm. Bây giờ ông ở đâu?

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 12/06/2011 20:35:32


Ông Vũ Khoan nói về nghề "thông ngôn"

NHÀ VĂN THANG SẮC CHUYỆN TRÒ CỦA NHÀ NGOẠI GIAO VŨ KHOAN

Phiên dịch là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh,ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơiGặp gỡ và Đối thoại tuần này là cuộc trò chuyện của nhà văn Thang Sắcvới nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về nghề phiên dịch mà ông thường nóiđùa là "nghề thông ngôn", nghề đầu tiên trongchặng đường 45 năm trong ngành ngoại giao của ông.

Ông Vũ Khoan: Mình lăn lộn trong ngành ngoại giao trong 45 năm trời, từnăm 1955 đến năm 2000; nếu kể cả thời gian sang Bộ Thương mại (một phần cũng làm ngoại giao kinh tế) và tham gia lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng được phân công phụ trách công tác đối ngoại thì trọn cả đời làm ngoại giao.

Riêng cái nghề thông ngôn thì đến năm 1982 mới có thể coi là hết "cái kiếp" phiên dịch. Qua 4 lần công tác ở ĐSQ nước ta ở Liên Xô mình chuyên dịch cho các ông Đại sứ; ở Bộ thì ngồi ở Phòng Phiên dịch, đi dịch cho lãnh đạo Bộ và các vụ, phục vụ các đoàn, lúc đầu dịch cho tùy tùng, kể cả các đầu bếp của các đoàn, sau dịch cho các đoàn viên rồi mới tới dịch cho các vị lãnh đạo.

Mình đã vinh dự có những lần được dịch cho Bác Hồ, còn dịch cho các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...thì nhiều.

-         Ông có thể chia sẻ suy nghĩ về nghề "thông ngôn"?


Thời bọn mình cái nghề này nó bạc bẽo lắm, chịu làm và theo được cái.nghề này rất khó.

Dưới thời Pháp thuộc, người ta gọi  phiên dịch là ông thông, chuyên bám gót ông Tây bà đầm, do đó người dân coi là tay sai của thực dân và rất khinh rẻ.

Dưới chế độ ta, tuy người ta không còn nghĩ như vậy song thực ra cũng chẳng coi trọng lắm. Có người còn cho là nghề này có khó gì đâu, người ta nói sao cứ dịch ra làm vậy là được, phiên dịch chỉ ăn theo nói leo, nhiều khi chỗ ăn chẳng có, chỗ ở cũng không, khi khách ăn mình phải dịch, giờ nghỉ có khi ngồi ngoài gốc cây, bờ biển, đường thăng tiến chẳng có!

Nói vậy chứ mình quan niệm cái nghề này rất quan trọng. Thực sự phiên dịch là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơi. Cái cầu ấy mà vững chắc, qua lại thông thoáng thì sự giao lưu giữa các dân tộc tốt đẹp hơn.

Đấy là đối với xã hội, còn đối với bản thân, cái nghề này cũng rất hay. Một là, anh có được một công cụ rất quan trọng để tiếp cận với văn hóa, với nền văn minh của các dân tộc khác. Hai là, anh có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều giới, tiếp cận với rất nhiều vấn đề khác nhau. Ba là, anh có dịp đi thăm nhiều nơi, nhiều nước, mở rộng tầm nhìn; có dịp tiếp xúc với nhiều VIP theo cách nói bây giờ.

Bản thân mình đã có dịp phục vụ và quen biết với tất cả các nhà lãnh đạo đất nước thuộc "thế hệ lập quốc" và học hỏi được  nhiều điều.

Có thể nói không ngoa rằng, sở dĩ mình tiến bộ được một phần quan trọng là do điều này. Mình được gặp mặt, "bắt tay" với nhiều nhân vật như tất cả các Tổng Bí thư ĐCS Liên xô từ Khrushchev cho tới Brezhnev, Andropov, Chernenko, Gorbachev tuy không dịch tiếng Trung nhưng do đi theo các đoàn cấp cao nên đã từng gặp mặt Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai...và cả "bè lũ bốn tên" nữa! Rồi Kim Nhật Thành, Fidel, Che, Raoul của Cuba, các nhà lãnh đạo Đông Âu và phong trào cộng sản công nhân quốc tế...
Muốn làm được việc đó thì đầu tiên là phải học cái đã.

Bí kíp học làm phiên dịch

- Xin ông chia sẻ với mọi người về cách ông học và đến với nghề phiên dịch?

Thời bọn mình chưa có khái niệm đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp, chỉ dạy ngoại ngữ thôi. Cá nhân mình cũng không học chuyên về phiên  dịch mà chỉ học tiếng Nga.

 

Năm 1954 khi bọn mình đang học ở Khu học xá Nam Ninh thì bỗng có lệnh lấy 100 người sang học tiếng Nga bên Liên Xô để chuẩn bị làm việc với chuyên gia Liên Xô sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc bấy giờ chưa có sách giáo khoa, chưa có từ điển. Các bà giáo dắt tay bọn mình đi khắp lớp học kiêm luôn ký túc xá, truyền miệng cho bọn mình: đây là cái trần này, đây là cái cửa này, đây là cái bàn ... Mọi người cứhọc theo cách truyền miệng như thế.

Đến khi phải học các khái niệm khác ở trường không có, nhất là các khái niệm trừu tượng thì làm thế nào? Các bà giáo đã áp dụng hai cách: một là làm hiệu bằng tay; hai là mang đến những quyển sách của trẻ con...
Bọn mình đã trải qua quá trình  "vỡ lòng" đúng theo nghĩa của từ đó.Trong bọn mình có một số người biết chút ít tiếng Trung, tiếng Pháp nênđược trao nhiệm vụ tra từ điển để tìm ra những khái niệm trừu tượng.

Muốn làm phiên dịch thì trước hết phải có vốn từ ngữ càng phong phú cànghay. Nếu không chịu khó nghiền từ thì chả làm sao dịch được.

Lúc bấy giờ bọn mình chịu khó lắm, có những bạn một ngày nghiền hơn một trăm từ, có khi một trăm hai mươi-ba mươi từ một ngày.

Học ở trường như thế, đến khi ra Sứ quán cũng không có ai dậy. Theo gương ông Nguyễn Thương, lúc bấy giờ là Bí thư thứ ba của Sứ quán, mìnhlấy quyển Chính trị kinh tế học tiếng Nga ra, vừa đọc vừa tra chữ, từ
trang đầu đến trang cuối, mỗi ngày lai rai một ít, cứ thế mà học thêm từđồng thời học luôn cả về chính trị kinh tế học.

Còn một cách học từ nữa là dịch các bài báo để làm bản tin của Sứ quán.Lúc đầu bà thư ký người Nga chữa cho đỏ lòm, không còn chữ nào là củamình. Cứ chịu khó như thế rồi những chữ chữa đỏ cũng giảm dần đi.

Việc thứ hai là học cái hồn của thứ tiếng mình học, cụ thể đối với bọn mình là tiếng Nga. Đâu có thể chỉ học từ vựng và ngữ pháp rồi chắp với nhau thành văn như người Nga nói và viết được? Vấn đề là cái hồn ngôn
ngữ. Vẫn những chữ, những quy tắc văn phạm ấy nhưng phải nắm bắt được cách người Nga nói và viết, nếu không sẽ là tiếng Nga "giả cầy" hay tiếng Việt chuyển ngữ sang tiếng Nga.

Muốn thấm được cái hồn ngôn ngữ thì chỉ có cách là đọc, mà đọc thì phải đọc tiểu thuyết của người ta, ví dụ như đọc văn thơ Puskin, Tonstoi, Turghenhev, Lermontov..., cũng như các nhà văn hiện đại như là Paustovsky, Gorki... Phải đọc rất nhiều, để cái hồn văn Nga nó thấm vào người, có như thế sau nói mới chuẩn.

Để nâng cao khả năng cần cố gắng học nghĩ bằng tiếng Nga chứ đừng nghĩ bằng tiếng Việt rồi chuyển ngữ sang tiếng Nga.

Thứ ba là phải học nghe, học nói. Nói thì dễ, có bao nhiêu từ thì ông nói bấy nhiêu, nhưng nghe người ta nói mới gay vì người ta có nể anh đâu. Cần gì người ta cứ nói chứ mắc gì đến mình.

Vậy mình học theo hai cách. Một là la cà nói chuyện. Qua nói chuyện với người ta mình vừa tập nghe, vừa tập nói. Muốn thạo chỉ có cách là "nói bừa", đừng ngượng, nói dở tiếng nước ngoài có hề hấn gì đâu?

Còn một cách nghe khác nữa: lúc bấy giờ ở Nga, radio cũng vẫn chưa phổ biến đâu, cả Sứ quán có một cái đài, tivi cũng chỉ có một cái nhỏ téo, màn hình chỉ bằng quyển vở thôi.

Anh chị em trong sứ quán nhiều người không biết tiếng Nga, bọn mình biết tiếng phải đóng vai trò dịch TV, dịch phim. Điều đó cũng giúp nâng cao trình độ dịch tuy lúc ấy cũng chỉ dịch sơ sơ được thôi, nhiều khi còn
phải "bịa" ra là đằng khác!

Lúc bấy giờ phổ biến ở Nga là cái loa truyền thông thành phố. Mình nằm trên giường, nghe rồi dịch đuổi theo. Những đoạn tin thì dễ nghe, mình làm chính trị nên nghe cái đó là chính. Lúc đầu có hiểu gì đâu, sau rồi vỡ dần, vỡ dần ra.
Như vậy, mình đã nói là phải học từ vựng, học nói, học viết, học nghe.

Giờ nói dịch xuôi.

Xưa, lúc mới về Phòng phiên dịch cũng còn ít việc, mình lấy quyển Lịch sử quan hệ quốc tế ra dịch từ A đến Z, sau này ở trường dạy theo quyển đó. Qua đấy mình biết thêm về quan hệ quốc tế.

Như vậy muốn làm phiên dịch tốt thì khâu đầu tiên là phải học tốt nhiều cái. Đấy là mình chưa nói phải học lịch sử, học văn hóa của đất nước người ta và cả ngôn ngữ, văn hóa nước mình nữa chứ.

Anh giỏi tiếng nước ngoài nhưng không thạo tiếng nước mình thì dịch làm sao được?

Kiến thức của phiên dịch là không có biên giới, người đối thoại nói nhiều vấn đề có giới hạn gì đâu, nếu không biết thì làm sao dịch nổi.
Nói tóm lại, muốn làm phiên dịch tốt chí ít phải có hai điều kiện: có năng khiếu ngoại ngữ và phải chịu khó học. Thế hệ bọn mình không được học đến nơi đến chốn nên phải mầy mò theo cách trên; thế hệ ngày nay có điều kiện học hành tử tế nhưng có lẽ những "thủ thuật" nói trên cũng hữu ích. Bản thân mình về sau này tự học tiếng Anh cũng vận dụng một số kinh nghiệm khi học tiếng Nga.

Để "vào trận" không tẽn tò


- Đó là kinh nghiệm khi học, thế còn kinh nghiệm đi làm công việc phiên dịch thì sao, thưa ông?

Không có sách lý luận nào nhưng qua cuộc đời mình thấy có mấy câu chuyện thế này kẻ lại cho các bạn nghe.

Một là, anh phải cố nắm được vấn đề. Phải nắm trước xem buổi tiếp xúc ấy sẽ nói về đề tài gì để chuẩn bị.

Thời ấy, bọn mình hay nói về việc thực hiện Hiệp định Geneve, đấu trông chống những việc vi phạm Hiệp định Geneve...để chuẩn bị.

Cái chính là thường xuyên phải ham mê tìm hiểu những vấn đề chính trị đối ngoại; điều đó có ích rất nhiều trong cong tác phiên dịch. Nắm được vấn đề là điều cốt tử của người phiên dịch. Anh có thể hiều ngôn ngữ nhưng ông không nắm được vấn đề thì cũng không dịch được, chưa kể khi về còn phải ghi lại biên bản tiếp xúc nữa.

Khi mình đã lên làm lãnh đạo rồi, đi dự các hội nghị quốc tế, có khi anh em phiên dịch tuy giỏi ngoại ngữ hơn mình nhiều vẫn phải hỏi xem người ta nói gì; anh em làm báo cáo có khi không chuẩn xác, mình lại phải chữa
lại.

Thứ hai là phải nắm được con người. Mỗi người có một đặc tính riêng. Nếu không nắm được phong cách và cách nói của người ta sẽ rất lúng túng. Thí dụ trước đây mình có dịch cho ông Ung Văn Khiêm, lúc bấy giờ coi như Thứ trưởng Thường trực của Bộ vì Bộ trưởng Phạm Văn Đồng có mấy khi đến Bộ đâu. Ông ấy hay nói dây cà ra dây muống, dài dòng. Trong trường hợp ấy, phải nắm ý chính rồi dịch theo ý chứ đừng câu nệ chữ.

Hay là dịch cho ông Lê Duẩn chẳng hạn. Ông ấy có đặc điểm là tư duy rất sâu, thường rất trừu tượng; tư duy thường đi trước cả ngôn ngữ, có khi ngôn ngữ chỉ thể hiện một nửa hoặc một phần ba cái suy nghĩ của ông ấy
mà thôi. Nhưng người phiên dịch không thể nói với ông Brezhnev là ông Duẩn chỉ nói một phần ba ý được. Ông phải nói đủ để ông Brezhnev hiểu là ông Duẩn muốn nói gì.

Ông Phạm Văn Đồng có lối nói chuẩn xác nhưng đôi khi bóng bẩy, câu chữ của ông ấy dùng rất cân nhắc, hàm ý rất sâu sắc, nếu không chọn được từ đúng với phong cách của ông thì không dịch được.

Hay ông Trường Chinh nói rất đơn giản nhưng tính chuẩn xác rất cao, dùng từ phải rất chuẩn, kể cả tiếng Việt. Khi dịch xuôi sang tiếng Việt mà dùng những từ Hán-Việt không chuẩn là ông ấy nhắc ngay. Thí dụ ông dùng
chữ vinh quang là không được, phải quang vinh mới đúng, hoặc đảm bảo là không được, phải bảo đảm mới đúng.

Còn Bác Hồ nói cũng rõ ràng, đơn giản nhưng ông Cụ đôi khi hay ví von, rất khó dịch, thường phải "đánh vòng", dịch nghĩa vậy. Mình nhớ có lần khi đề cập tới sự viện trợ của nước ông em Cụ nói: "Cho trâu thì phải
cho cả trão", mình bí quá đành giải thích vòng vo để bạn hiểu.

Như vậy, làm phiên dịch, biết vấn đề rồi còn phải biết con người mình phục vụ. Bên cạnh đó lại còn phải nắm con người đối thoại nữa. Việc này thật khó vì ông có biết được người ta đâu.

Thí dụ, ông Mikoyan, từng là ủy viên BCT ĐCS LX lâu năm, có thời là Phó Chủ tịch HĐBT rồi Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao (tương đươngvới Quốc hội bây giờ) là người Armenia nói tiếng Nga, nói lùng bùng
trong cổ, nghe khó lắm.

Ông Brezhnev khi cao tuổi đeo răng giả, khi nói có khi hàm răng giả lỏng ra thành thử nghe thật không dễ. Người của phía mình còn biết được, người nước ngoài thì khó bề nắm được đặc điểm của người ta..

Tóm lại, khi dịch thì phải biết chuyện, biết người, người mình và người đối thoại với mình.


Thứ ba là cần không ngừng mở rộng kiến thức, càng rộng càng hay. Trước tiên phải biết nước mình. Người ta hỏi về đất nước mình mà không biết gì thì thật ngượng. Thế rồi phải biết nước người. Mình đi với lãnh đạo ta
sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, các cụ hỏi chỗ đó là thế nào chẳng hạn thì mình cũng phải biết để giới thiệu chứ.

Không chỉ biết địa lý, lịch sử, văn hóa...mà còn phải biết nội tình người ta nữa.

Ví dụ có lần ông Đồng hỏi tôi cái ông lãnh đạo ấy của bạn là thế nào, liệu có lên giữ cương vị cao nữa không? Nhờ nắm được nội tình của bạn mình đã trả lời rằng, không có khả năng ấy vì lẽ này, lẽ kia. May mà quả
nhiên đúng như vậy!

Còn nếu quả không biết thì anh phải nói là không biết. Sau đó thì phải cố mà biết điều mình chưa biết.

Tuy nhiên, thế giới vô cùng, làm sao biết hết. Thủ thuật của mình là cố tìm hiểu, dù chỉ lớt phớt trước khi "vào trận" để đỡ tẽn tò.

"Không biến báo thì chết"!

Thứ tư là phải biết biến báo. Người phiên dịch thường gặp những tình huống rất bất ngờ. Không biến báo được thì những lúc ấy không ứng xử được, rất lúng túng. Có người đã ngất đi đấy.

Hồi ông Chu Ân Lai sang thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên năm 1956, người phiên dịch vừa ra đã xỉu, phải đưa vào trong. Có lẽ trông thấy Bác Hồ, biết Cụ tiếng Hán rất giỏi, nên  khiếp.

Một lần chiêu đãi tại Sứ quán Liên Xô, Bác Hồ cũng đến, các vị lãnh đạo khác cũng đến, người phiên dịch đứng như trời trồng thôi, không dịch được. Sau đó ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) bảo Khoan lên dịch đi. Như
vậy, người phiên dịch thần kinh phải rất vững và phải rất biến báo.

- Ông có thể nói rõ hơn về việc biến báo...

Năm 1967, mình dẫn một đoàn Đảng của Hungary do ông Fock Jeno dẫn đầu, sau ông này làm Thủ tướng, xuống thăm Hải Phòng. Mít tinh chào mừng tổ chức ở nhà máy cơ khí Duyên Hải - lá cờ đầu của ngành công nghiệp lúc ấy. Ông giám đốc nhà máy cầm một quyển vở đọc diễn văn chào mừng đoàn. Ông nói thao thao bất tuyệt mà quyển vở thì trắng trơn, không có chữ nào cả. Thế mà ông ấy đọc một bài diễn văn hoàn chỉnh mới giỏi chứ! Chỉ có điều, đón đoàn Hung nhưng ông ấy toàn nói về chuyện Ba Lan.

Bây giờ mình dịch thế nào? Dịch theo ông ấy thì buồn cười quá vì đón đoàn Hung mà lại cứ nói toàn chuyện Ba Lan, đoàn Hung người ta có thể hiểu lầm. Vậy là mình phải biến báo đi thành chuyện Hung, mặc ông ấy muốn nói gì thì nói, mình cứ chuyện Hung mình nói. Nếu trường hợp ấy không biến báo thì chết.

Hay là có một lần mình đi với một vị khác. Ông này quên béng mất diễn văn ở đâu đấy. Ông này nửa đùa nửa thật bảo bây giờ tôi cứ đọc truyện Kiều, còn ông liệu đường mà nói.

Đấy, những chuyện như thế có lúc xảy ra đối với người phiên dịch. Anh phải biết biến báo. Tình huống bắt anh phải biến báo.

Tất nhiên biến báo làm sao không hại tới ai cả. Chỉ biến báo điều tốt thôi, nói hữu nghị thôi, và phải vận dụng cái kiến thức của anh có về quan hệ với nước bạn.

Nói như vậy là lại quay về kinh nghiệm trên là phải có kiến thức, không có kiến thức thì lúc bấy giờ anh nói gì được?

Cũng phải nói thêm, anh phải biết cư xử đúng cương vị. Người phiên dịch thì đừng có choi choi, bao giờ cũng phải khiêm tốn, né mình, đứng đằng sau. Sau này lên làm lãnh đạo, mình thường nhắc ông em phiên dịch là đừng che cái ca-mê-ra của người ta...

- Bây giờ xem vô tuyến thấy một vài cán bộ lễ tân nhiều khi đứng ở những vị trí rất không phải của mình...

Bây giờ tôi cũng thấy có cán bộ lễ tân, cán bộ phiên dịch cứ đi trước cả lãnh đạo, muốn rơi vào màn hình. Cái đó tuyệt nhiên là không nên. Ngay chuyện ăn ông cũng phải khiêm tốn. Thủ thuật ăn là anh phải cắt
miếng  nhỏ chứ đừng bao giờ ăn miếng to, phòng khi cần là có thể nuốt luôn được. Hay anh nhằm lúc nào mà ăn. Đây là câu chuyện cũng do kinh nghiệm thôi chứ lý luận gì thì cũng rất khó.

Đâu phải là cứ biết ngoại ngữ là làm được phiên dịch?


Nói những chuyện phiên dịch thì muôn hình vạn trạng. Không phải bây giờ mình nói để động viên lớp trẻ đâu, bản thân mình cảm nhận thấy nghề phiên dịch không tồi, một cái nghề rất đáng làm và nếu làm tốt thì rất là có ích cho đất nước và bản thân học được rất nhiều điều, cả kiến thức lẫn cách làm người. Lại rất lý thú nữa!

Phải nói rằng sở dĩ mình trưởng thành lên một phần do làm phiên dịch. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo Bộ Ngoại giao thế hệ chúng mình làm phiên dịch rất nhiều.

- Thưa ông, các thế hệ sau này cũng rất nhiều người trưởng thành lên từ nghề phiên dịch, trở thành các Đại sứ hoặc các Vụ trưởng.

Làm nghề phiên dịch chính là một cái cầu để trưởng thành trong lĩnh vực ngoại giao đấy. Không đơn thuần chỉ là cái cầu nối giữa các dân tộc mà còn là cái cầu cho bước đường tiến bộ. Chỉ có một cái còn trăn trở, đó là chính sách đối với phiên dịch cho đến nay vẫn không có.

Khi mình làm lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Đảng thì cũng có cố gắng, đôi lần thử để làm thay đổi, trong đó có cái chính sách gọi là phụ cấp ngoại ngữ. Nhưng cái sức cản là cơ chế. "Kẻ thù cơ chế" đâu cũng xuất hiện!

Thành ra mình cho đến nay chưa có người phiên dịch giỏi tầm cỡ quốc tế. Phiên dịch thì vẫn có nhưng ở tầm cỡ quốc tế thì chưa có. Đâu phải là cứ biết ngoại ngữ là làm được phiên dịch?

Nói chung, về quan điểm ở tầm quốc gia  đối với công tác phiên dịch, một lĩnh vực rất quan trọng, thì chưa có.

 

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 10/06/2011 12:54:44


Vũ Khoan - Ông là người sống giản dị và liêm khiết. Ngày đầu tiên khi không làm quản lý nữa ông đã đem trả nhà công vụ - không thêm một ngày. Ông cũng thẳng thắn khi đem chuyện nhà mình (anh con trai sửa lại nhà phải "đi" 700$ cho "Nhà chức trách Phường"; cháu nội chỉ có giấy chứng nhận đã sinh ở Nga muốn vào nhà trẻ phải... 300$ - Họ không biết đó là con, cháu Ông) nói với hơn 100 vị Đại sứ của ta ở nước ngoài. Và Ông căn dặn chúng tôi, những người làm công tác thông tin định hướng cho các cơ quan đại diện của ta ở ngoài nước, phải có thông tin kịp thời, chính xác, chính thức và chính tắc từ trong nước để anh/em có phương án "phản bác luận điệu thù địch". Đại hội Đảng lần thứ X, chúng tôi được giao nhiệm vụ thông báo nhanh kết quả Đại hội, Ông đã thức đến 11h đêm để sửa bài cho kịp đưa tin ra ngoài nước. Một vài kỷ niệm về Ông từ một  công chức. Chúng tôi học được ở Ông trước hết là lòng tận tụy với công việc và một tác phong làm việc khoa học.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 10/06/2011 11:20:33


@MơN: Phu nhân chú Khoan là cô Hồ Thể Lan, con gái cụ Hồ Đắc Di - nguyên HT đầu tiên của ĐH Y HN.  Cô Lan nguyên là Vụ trưởng Vụ Báo chí - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nổi tiếng một thời, chắc cũng không "sợ "gì chuyện tình yêu thời sinh viên của chú Khoan (như chuyện của anh UyenNT hay của em NhuanNT ấy mà!). À mà cô Lan cũng có chuyện cười nữa đấy:

http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ChuyenNgoaiGiao/2009/1/9E0F09F13E7107FA/

@KhoaDT, Ông Khoa ơi, ông chưa nói là con gái ông (Chi Anh) và con gái tôi (Mai Trâm) chơi thân với nhau lắm...Chuyện gì ông và phu nhân ông "ốp" "cô cháu họ" của tôi như thế nào tôi đều biết cả đấy! 

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 10/06/2011 10:05:13


Ông Hải đúng là người có quan hệ họ hàng rộng. Tính bắc cầu như vậy thì cuối cùng Khoa cũng có họ

hàng xa với bác Vũ Khoan (vì NV Hải là em rể họ của bà cô họ của vợ tôi). hihi  

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 09/06/2011 21:26:15


Bài anh Hải giới thiệu rất hay. Bác Vũ Khoan cũng là dân Nga học. Mới hết năm thứ hai mà đã làm phiên dịch cho Đại sứ (Bác Nguyễn Lương Bằng) và hồi đó Bác Khoan cũng đã yêu, nhưng không sao (chuyện này bí mật đấy, bác gái biết thì nguy!).

Bác Vũ Khoan là người có tài nói chuyện. Hồi ở cơ quan cũ, hàng tháng chúng tôi được nghe Bác nói chuyện thời sự ngoại giao và định hướng thông tin đối ngoại. Bác là người thẳng thắn nhưng gần gũi.

Góp thêm chuyện ngoại giao thời nay: Trong các anh em học nghiên cứu sinh ở USA, khi vào lớp học Nhà trường đặt sẵn trước mặt mỗi người trong lớp một lá cờ quốc gia. Trước mặt nghiên cứu sinh của ta lại có cờ ba sọc. Anh nghiên cứu sinh này lẳng lặng cất vào gầm bàn. Khi được hỏi, đồng chí này đã rất thông minh trả lời: có chút nhầm lẫn, xin hứa ngày mai tôi sẽ sửa. Hôm sau, đồng chí này đặt một lá cờ của ta lên. Câu chuyện được cho qua không ai có ý kiến gì. Sau đó các thầy rất nể phục.

Về phong tục (chuyện bây giờ mới kể): Dạo đi tàu sang Liên Xô: phục vụ bàn đem ra món súp gà, ngon quá. Mình để sang bên cạnh, nghĩ là bao giờ có cơm thì dùng ăn kèm. Không ngờ, họ tưởng mình ăn xong món đầu tiên đem đi mất. Tiếc hùi hụi.

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |