Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9050 - Tổng số hồi đáp: 13




Posted By: ChiNB on 07/08/2011 12:19:16


Nói về GDVN thì "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Tất cả là do chính sách đề bạt cán bộ mà ra. Các Viện NC, CQ của Nhà nước vẫn coi trọng bằng cấp chứ chưa cần nhìn vào thực chất. Viện mà tôi làm trước kia là một cơ sở có chức năng đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ và cũng được BGD & ĐT xếp vào loại có uy tín nhưng tôi là người trong cuộc mới thấy rõ thực chất. Một học viên NCS phải làm 3 chuyên đề thì "nhờ" 3 thầy, mỗi thầy viết 1 cái, mình chỉ đọc bảo vệ thôi. Hóa học là môn phải làm thực nghiệm nhưng có những học viên thỉnh thoảng mới đảo qua PTN để hỏi : kết quả thế nào rồi?. Bây giờ CNTT phát triển, cứ vào Excel là thu được đồ thị  thực nghiệm đẹp như mơ, từ đồ thị ra được bao nhiêu số liệu đẹp và Luận án nào chẳng đẹp và Hội đồng bảo vệ nào mà chẳng thông qua.

 Nếu như bây giờ chính sách cán bộ không đưa tiêu chí bằng cấp là một tiêu chuẩn, lên lương tính theo hiệu quả công việc chứ không nặng vào bằng cấp thì chắc nhiều người sẽ không làm ThS, TS đâu - tốn tiền, mất thời gian.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 03/08/2011 22:05:35


Chào MoN, Kẻ ham chơi.

Sức khỏe thế nào rồi? Chắc là ổn vì vào thời điểm 22h20' ngày 03/08/2011 thì có 06 cái mặt của Kẻ ham chơi trên mục Diễn đàn (chiếm 60%). Hoan hô Kẻ ham chơi vừa khỏe đã ham chơi rồi, ham đi chợ KGU.

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 03/08/2011 20:37:42


Buồn cho quan điểm của Nhà quản lý quá. Chưa cần bàn tới sách giáo khoa, cách dạy, cách học, cách ra đề... Một nền giáo dục không quan tâm đến "nhân văn" sẽ đào tạo ra các "người máy" thôi. Trong số các em hôm nay vào Đại học khoảng 10 năm nữa có thể sẽ có em làm tới Bộ trưởng. Chắc khi đó thế hệ cháu ta sẽ không phải học môn Lịch sử nữa cũng nên???

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 03/08/2011 16:52:46


@: Năm 1975, tôi thì vào Trường Đại học Y Thái Bình. Môn sinh có tới 60 % thí sinh dưới 1 điểm. Trường y Hà Nội năm đo phải bỏ điểm sàn môn sinh. Mọi người tranh cãi nhau về chất lượng, sau cùng đổ cho người ra đề thì khó quá. Khó thì không khó, nhưng mà cách ra đề mới vì các câu hỏi đều yêu cầu kiến thức tổng hợp về môn sinh từ lớp 8 đến lớp 10.

@: Môn sử trong kỳ thì Đại học lần này điểm thấp không phải là các sỹ tử ngày nay không yêu nước mà là tổ hợp của nhiều yếu tố: Dạy -Học - ra đề. Tôi nói riêng vè Học. Học thì phải có động cơ. Trong xã hội chưa tạo dựng được một động cơ học đúng đắn nên mỗi người học có một động cơ cá nhân. Nhìn chung các em bây giờ đều có động cơ học ngành gì để khi ra trường dễ kiếm việc và được trả lương cao. Tôi biết rằng trong ngành Tòa án ít thu hút được người tài nên có khuyên con trai vào làm việc tại Tòa án NDTC và các anh lãnh đạo cũng vận động nhưng cháu không vào. Cháu nói: Bố mẹ đã nuôi con 25 năm rồi, nếu vào Tòa án thì bố mẹ phải nuôi đến bao giờ nữa và con cũng phải có vợ, có con chứ.

@: Không phải chúng ta đã cạn kiệt nhân tài về toán mà các em nhìn vào lớp đàn anh đi trước. Mấy người một lòng một dạ trung thanh với toán học mà trở thành triệu phú USD, những người "Tự sướng đảo ngũ" thì rất nhiều người trở thành triệu phú USD.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 03/08/2011 14:36:54


Nếu các bạn đến ngồi quán gần trường ĐH nào đó vào mùa bảo vệ Đồ án tốt nghiệp sẽ được chứng kiến tấp nập cảnh giao dich. Có hẳn một ngành dịch vụ chế biến đồ án bằng CN thông tin. Học viên chỉ cần trả tiền và cầm đọc (là xong) - Vậy hất lượng sẽ đến đâu?

Chúng ta hô hào tăng chăt lượng đào tạo kịp chất lượng của một số trường nước ngoài, nhưng tiền đầu tư cho một NCS chỉ 2-4triiệu đồng/năm - Làm sao nâng chất lượng?

Một thạc sỹ về Viện nọ khi đặt vấn đề phát triển đảng, trong câu chuyện có nói đến cái tên "Nguyễn Ái Quốc" anh ta bảo nghe quen quen...ha ha ha đó bằng chứng về kiến thức lịch sử.

Tôi về quê dở sách toán lớp 6 dạy cháu thì thấy người ta đã viết sẵn hết cả, con cháu ta chỉ phải điền vài số hoặc chữ phù hơp. Tuy nhiên có bài khi đầu bài đã đổi thì vẫn dùng khuôn của bài bên trên. Ối giời?

Dưới đây là ý kiến của LV Hiến CL77

Chào Nguyễn Hòa Bình, anh Tung và ACE người KGU. Đang ngồi chờ bão số
3 vào Nghệ an, đọc email người KGU. Nhiều thông tin của Hội thật lý
thú. Anh chị em chúng ta rất quan tâm chức vụ, bằng.... Thật ra cái tệ
nạn đó xẩy ra khắp nơi, chỉ nơi nào chưa bị phát giác thì cho là tốt.
Bằng giả, hay bằng thật học giả là một .
Hiện nay ngừoi người thi nhau học đại học tại chức hoặc học đại học từ
xa lấy bằng để thăng quan tiến chức, đổi mã ngạch lên lương rất nhiều.
Thậm chí có người còn không có bằng TN phổ thông mà vẩn gữi chức vụ...
Trong tháng 7 kết thúc chiếu 2 bộ phim: Ngôi biệt thự màu tro lạnh và
Chủ tịch tỉnh chúng ta thấy phim
ảnh đã mạnh dạn... Tôi nghĩ rằng: con mèo tha miếng mỡ thì ta nhanh
chóng đuổi nó lấy cho được miếng thịt, nhưng con hổ bắt con trâu thì
mọi người đứng nhìn.
Bình ơi! mình vẫn nhớ lớp ta đó mà, Trự đã cho mình nhiều thông tin về các bạn.
Bão đến rồi! tạm dừng, chào mọi người; chúc một tuần làm việc tốt đẹp
và mạnh khỏe.
  L. V. H. hóa 77

 

 

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 02/08/2011 16:01:50


Đã có thời tuy nghèo nhưng nền giáo dục của chúng ta khá chuẩn  đó là thời của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu. Các môn khoa học cơ bản được coi trọng; những bài tập đọc mang tính giáo dục nhân văn và lịch sử cao. Tôi tin chắc rằng trong số thế hệ U60 KGU của chúng ta vẫn nhớ những bài tập đọc “ Chuyện nỏ thần” , “Thánh gióng”, “Ba lần đánhh tan quân Nguyên”, “Hội nghị Diên Hồng” , “ Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã!”. Rồi những chuyện cho thiếu nhi “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”; “Đội du kích thiếu niên Đình Bảng”. Rồi trong lĩnh vực toán học có những tờ báo nuôi dưỡng khát vọng học toán “Toán học và tuổi trẻ”. Nhưng sau đó các nhà quản lý giáo dục đã bao nhiêu lần “cải cách” giáo dục và sách giáo khoa bỏ qua các phương pháp giáo dục kiểu kích thích sự tìm hiểu khám phá bằng cách áp đặt. Những bài đọc bị loại bỏ thay vào đó là những sự kiện lịch sử khô khan, những bài học lịch sử  mang tính áp đặt do người viết tự nghĩ ra. Lịch sử quốc gia học sơ lược chỉ chú trọng từ năm 1930 đến hiện tại, mà quá nhiều bài học lịch sử mang tính chủ quan giáo điều được viết không tài nào hiểu và nhớ nổi. Người tốt nghiệp đại học môn lịch sử chắc chắn là thất nghiệp  . Đối với khoa học cơ bản càng buồn hơn vì người học xong các môn này ra không biết làm việc ở đâu. Tôi còn nhớ những năm 70, khi ở trường tôi có chất vấn một vị lãnh đạo, tại sao không cho phép các giảng viên dạy khoa học cơ bản đi đào tạo tiếp sau đại học, vị đó trả lời rằng hiện tại khoa học cơ bản chưa cần thiết chỉ chỉ cử các anh em dạy khoa học kỹ thuật đi đào tạo thôi. Rồi sau đó các khẩu hiệu “đi tắt đón đầu khoa học công nghệ...”; vị trí của người thày ngày càng không được coi trọng họ phải sống bằng công việc khác và cho đến nay kết cục thế nào ACE KGU đều biết. Với tri thức và chủ nghĩa thực dụng như hiện tại, chắc chắn rằng sự khủng hoảng trong giáo dục chưa dừng lại nếu nhà nước không có những quốc sách đúng đắn ngay từ bây giờ. Tôi không phải là nhà chiến lược về giáo dục,  có những chuyên gia giỏi hơn chúng ta rất nhiều nhưng tại sao tiếng nói của họ không được coi trọng để cứu vãn nền giáo dục nước nhà?

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 01/08/2011 21:39:15


Xin gửi tới các ACE bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc về vấn đề này. Những lời viết của ông rất chí thiết. 

Để nhận ra cái biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử

SGTT.VN - Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đây là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc

Hãy coi trọng các giá trị tinh thần.

 

Học sử là nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới. 

Những biến chuyển thời đại đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay ho hơn mấy). Đứng trước những vấn đề như vậy, cách đây mấy năm, trường đại học Harvard của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy. Bởi vì đối với bất cứ xã hội nào, ở bất cứ thời đại nào, khi khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì càng khẩn thiết hơn, chính khoa học xã hội nhân văn là hết sức cần thiết để giữ cái nền bền chắc cho xã hội và con người. Nó làm cho con người dẫu có khoa học công nghệ cao đến đâu, vật chất nhiều đến đâu, cũng vẫn còn là con người chứ không phải là những cái máy khô cằn, nhất là những cái máy chỉ biết hau háu làm ra tiền và nhai tiền.

Giữ cho nhân loại còn là nhân loại, chứ không là một đống những vật tinh xảo mà vô cảm và vô lương. Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một xã hội suy đồi.

Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho “chuột chạy cùng sào mới vào khối C”, là một nền giáo dục bế tắc. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội. Tất nhiên, vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử, thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi nhẹ các giá trị tinh thần và nhân văn!

Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Nhìn vào lõi của vấn đề.

Mấy hôm nay nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên hình như cũng chưa đến lõi của vấn đề. Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ nhất là môn sử và môn văn – cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là “chương trình cứng”. Vì sao? Rất đơn giản vì đó là những môn bị chính trị hoá nhiều nhất, nặng nề nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Học chính trị là quá cần thiết, và có thể dạy thật hay. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Mỗi môn có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con người ra người.

Học sử, học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5 điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.

Gần đây, giáo sư Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền. GS Hoàng Tuỵ thì nói: Phải “thế tục hoá”nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục hoá giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kiềm chế lâu dài của nhà thờ. Cần hiểu lời Hoàng Tuỵ trong ý nghĩa đó.

Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này, ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là uỷ ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó, lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tuỳ tiện bởi các thế lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử. Ở nhà trường, cảnh giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn. Học lịch sử cũng tuyệt nhiên không cần nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi chúng ta đang sống trong thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả. Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Nguyên Ngọc

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 01/08/2011 16:23:22


Lại nói: hàng ngàn điểm 0 môn sử là "bình thường"?! Chẳng lẽ sau 12 năm "dùi mài kinh sử", các em không biết một chút gì về lịch sử >4000 năm của nước nhà? Để rồi ta có Chiến thắng Điện Biên từ năm...1945!

http://nld.com.vn/20110801025943897p0c1042/hang-ngan-bai-thi-mon-su-diem-0-binh-thuong-ma- dau-don.htm

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 01/08/2011 11:49:52


Dù gì thì Phư vẫn được xem là người dạy toán và làm Toán lý thuyết thuần túy. Những điều GS Ngô Bảo Châu trả lời trên báo là rất chính xác. Phư nhớ rằng khi PTT Nguyễn Thiện Nhân làm việc ở thành phố HCM với tư cách là Giám đốc Sở KH và sau đó là Phó CT, Phư đã có dịp nói chuyện trực tiếp và góp ý qua các cuộc họp. ACE hãy nhìn thẳng vào sự việc mà chẳng cần phải tưởng tượng, vì một Thạc sĩ hoặc một Tiến sĩ trong Chương trình 300 TS của Thành phố gửi đi đào tạo ở nước ngoài có giá là 100.000USD. Vậy mà Phư đào tạo một Thạc sĩ chỉ được 1.800.000 VNĐ (tương đương 100USD), còn một Tiến sĩ thì mỗi năm là 1.000.000 VNĐ và mất 4 năm, một TS = 220USD. Đến Ngọc BQ còn chạy khỏi Toán, uống chi các thế hệ kế tiếp! Ngành Toán nói riêng và các ngành KH Cơ bản nói chung đang đứng trước một thảm họa: THIẾU ĐỘI NGŨ KẾ CẬN. Không tin thì ACE hãy vào trang web của Viện Toán - nơi đang ráo riết tuyển dụng cán bộ nghiên cứu trẻ mà rất ít candidat  tham gia.

Một đất nước với số dân đông thứ 14 trên Thế Giới là một dân tộc đủ mạnh để vươn tới mọi tầm cao VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI! Không lý gì chúng ta cứ mãi èo uột.

Trở về đầu

Posted By: Tự sướng đào ngũ trên 31/07/2011 09:00:10


Các bác ham tranh luận, em mời các bác chủ đề về nền GD VN

Gần đây có 2 sự kiện đáng quan tâm.

1)Điểm thi môn Sử vào ĐH quá thấp, hàng nghìn điểm 0, hơn 95% là dưới TB. Tuy vậy ông Bộ trưởng Bộ GD cho rằng: "Không nên coi đó là thảm họa", hoặc "Hàng nghìn điểm thi Sử là 0 là bình thường" (trích từ báo mạng và báo giấy gần đây)

2)Đội VN thi Opympic Toán quốc tế năm nay chỉ đạt 06 huy chương đồng cho 6 thành viên, đứng thứ 35 toàn đoàn, thấp nhất trong lịch sử 38 năm VN tham dự.

Các bác nhìn nhận sự thụt lùi này như thế nào?

25/11/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>