Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10377 - Tổng số hồi đáp: 10




Posted By: ThoaNP on 23/08/2011 18:39:08


Anh Tung ơi

"Chuyện' này của anh phải đưa vào mục "truyện cười" mới đúng. Em cười ngặt nghẽo nãy giờ.

Đúng là "нарочно не придумаешь"!

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 22/08/2011 18:14:52


Cứ bảo chính trị là khô khan, thầy dạy chính trị lớp 9 bon mình đã bật mí cái vụ Kiều sốt cao ngay trong bài học:


Ngày xuâncon én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

...


Doạn cuối khi đến mộ Đạm Tiên là


Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh


Được cắt nghĩa rằng do đi nhiều từ sáng đến chiều tà nên Kiều bị cảm, Trốn ra sau nấm đất để xả nước, con gái đái tiếng nge sè sè, Do sốt cao nên tiểu vào ngọn cỏ bị úa vàng ngay lập tức

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 18/08/2011 17:31:32


Quê mình cách một dòng sông là đến quê hương Nhãn lồng Hưng Yên. Từ thủa chăn trâu, cắt cỏ mình đã được nghe câu:

"Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn lồng sang đây"

 

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 15/08/2011 12:09:41


"Một nhà gươm giào sáng lòa/thất kinh Kiều chửa biết là làm sao".
Thật ra chính xác là sau khi:

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Thanh gương yên ngựa lwn đường...


Và Từ Hải gây dựng được một góc trời riêng cho quân về đón Thúy Kiều:


"Một nhà gươm giào sáng lòa
Thất kinh, chửa biết tính là làm sao".


Nhưng đọc ngắt, thành có dấu phẩy:


"Một nhà gươm giào sáng lòa
Thất kinh, chửa, biết tính là làm sao".


Nó mới rõ nghĩa hoàn toàn là có CHỬA

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 15/08/2011 12:09:26


"Một nhà gươm giào sáng lòa/thất kinh Kiều chửa biết là làm sao".
Thật ra chính xác là sau khi:

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Thanh gương yên ngựa lwn đường...


Và Từ Hải gây dựng được một góc trời riêng cho quân về đón Thúy Kiều:


"Một nhà gươm giào sáng lòa
Thất kinh, chửa biết tính là làm sao".


Nhưng đọc ngắt, thành có dấu phẩy:


"Một nhà gươm giào sáng lòa
Thất kinh, chửa, biết tính là làm sao".


Nó mới rõ nghĩa hoàn toàn là có CHỬA

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 15/08/2011 08:39:51


Các cụ ta có câu "Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao". Quả không sai, cái tự gọi là "dông  dài" của cụ đã là cả thế giới chiêm ngưỡng. Nếu không phải dông dài thì sẽ đến đâu?

Xung quanh hai câu này của Cụ mà diễn ra một cuộc tao ngộ giữa phái đẹp-yếu và nam tử hán - Đại trượng phu mà bên thua là các đấng mày râu mới đau chứ;
Số là một số "Mày râu" vào Nhà hàng, Cô chủ quán xinh, ăn mặc hớ hênh kiểu Hồ Xuân Hương tả:

"Một lạch đào nguyên suối chửa thông"


Một tướng trông thấy liền hắng giọng xuất chiêu  Kiều, thông báo cho chiến hữu:

"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"

Cô chủ quán nghe, chột dạ, biết là nhỡ, nhưng cũng đối lại bằng hai câu Kiều khác, mà người kể  và nghe cũng thấy đau thay:


"Trăm năm mới có một lần
Hé gương cho khách hồng trần thử soi "

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 15/08/2011 00:54:54


"Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng điểm được vài trống canh"

Nguyễn Du là nhà thơ trào phúng!

Nguyễn Du khiêm tốn, hay Truyện Kiều viết ra để mua vui?

...

"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"

Nguyễn Du là nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ... sex!

(Mạnh mẽ và liều lĩnh như Hồ Xuân Hương cũng chỉ dám tả thiếu nữ ngủ ngày “yếm đào trễ xuống dưới nương long” hay Hàn Mặc Tử tinh tế thế mà vẫn phải dùng phương pháp tả thực “ Ô kia , bóng nguyệt trần truồng tắm / Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe”). Tôi thích cái "tòa thiên nhiên" của Cụ Nguyễn hơn!)

Lạy Cụ!

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 14/08/2011 22:44:45


hihi anh Tung ơi, cái vụ Kiều "có bầu" em sợ nhiều người biết rồi mà em lại nói nữa thành ra múa rìu qua mắt thợ, ngại lắm. Nguyên câu là "Một nhà gươm giáo sáng lòa/thất kinh nàng chửa biết là làm sao".

Quanh truyện Kiều còn nhiều giai thoại vui, chắc nhiều anh chị cũng biết.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 14/08/2011 22:18:35


Meomun - có thể tính là được tuy nhiên chưa chính xác cần đính chính câu chữ thiếu hoàn cảnh; Sao có thể có chữ Kiều trong câu thơ được;
Còn khi nào Kiều bị sốt rét? Khi nào bị đi kiết? Khi nào tắm?...

Trở về đầu

Posted By: TungDX trên 14/08/2011 08:57:32


Việt nam có đại thi hào Nguyễn Tiên Điền, với tác phẩm Truyện Kiều đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Là người Việt nam ai chẳng thuộc vài đoạn Kiều, chính vì vậy mà ai cũng cảm thấy thơ lục bát chảy trong máu mình, và dễ dàng gieo đôi vần thể hiện cảm xúc thi hứng và cả đôi khi để ghẹo nhau:

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Tuy nhiên người ta nói ngoài cái nghĩa đen chính của các vần thơ mà Cụ Tiên Điền diễn tả lại còn cái ý nghĩa thứ hai nữa mà chính Bộ trưởng NG Ng.Mạnh Cầm đã bị một học giả nước ngoài chất vấn là: Ngài là người Việt, chắc chắn am hiểu Kiều, vậy xin Ngài cho biết khi nào CỤ Nguyễn tả Kiều có chửa?
Vậy đó là ở tình huống nào? Câu nào?
Ngoài tình huống trên còn những giai thoại nào khác? Dám hỏi ACE ta.

23/01/2025
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>