Tổng số lần xem: 11343 - Tổng số hồi đáp: 23 |
|
Posted By: LyTM on 27/08/2011 06:53:02 |
|
Đã có người tưởng cỏ may là may mắn lắm nên mang về cắm để ngắm chơi: nhưng hoa may đã rơi rơi, từng nụ nhỏ nhỏ mau rời khỏi thân, những hạt nhỏ nhỏ dần dần, mọc lên thành cỏ trong sân của nhà, (thế rồi lại bắt tội bà, ngày ngày ra nhổ để tra hạt vừng). Ai ơi cay đắng đã từng, đừng vì tên ấy mà bưng hoa về! hoa may là cỏ đồng quê, Hoa chỉ có chỗ đi về hoang sơ, Vì hoa chân chất, dại khờ, vi vu sáng tối bên bờ đê sông, hoa được chị gió gieo trồng, nên đâu có gió có đồng cỏ may. Nam thanh nữ tú những ai, dập dìu, hò hẹn sớm mai quê nhà, cỏ may vô tư thật thà, bám theo quần áo để mà được thương. Tối về lại bực cái quần, sao mày chẳng chối mà khuôn may nhiều! Mất công ngồi gỡ hoa yêu, ai mà chịu được thì nhiều lòng thương! Ôi loài cỏ quá chân phương, đã tên là cỏ vẫn vương tình người, Sớm khuya vẫn đứng vẫn cười, vi vu gió thổi, vẫn tươi sắc màu! đừng nên cứ vẫy cứ chào, đừng nên may vá ào ào nhiều đôi, đừng nên sớm tối bời bời, vô tư quá để cho đời mộng mơ, đừng nên nghe gió làm thơ, gim vào anh chị đợi chờ tay không!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 25/08/2011 18:04:59 |
|
Cỏ may còn là cỏ mang niềm may mắn bên cạnh cái nghĩa may vá thế nên để đội câu : Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hông TungDX đối là: Người may dẫu mặc áo vá, vận đỏ may may
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 24/08/2011 16:52:16 |
|
Cỏ may là cỏ vô tư, Chẳng ai nhờ cậy vẫn từ từ khâu, May may, vá vá, khâu khâu, Ken dày quần áo, bảo đau lại càng,... Em là con gái trong làng, Sao em lại cắt cỏ vàng bên anh, Cỏ bên anh có bao người hái, Cỏ bên đàng ai hái giúp em? ***
Em đeo yếm thắm, khăn hồng, bác mẹ anh thích, anh lồng sang em, Sang em hỏi bác mẹ em, Có cho anh được cưới em không nào? Anh đem sang một dải đào, Anh nhờ bác mẹ buộc vào chân em! hai nhà bác mẹ bày thêm Giúp em yếm thắm cho em má hồng! Để rồi anh ngóng, anh trông, Anh kết tơ hồng, sang lại rước em! Rước em qua một con sông- Rước em qua một cánh đồng cỏ may! Đồng cỏ may- may nhiều cô đẹp, Khâu lắm chàng để tiếp nhiều đôi!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 24/08/2011 14:16:00 |
|
Nhưng sự đời có luật nhân quả; Niềm vui người ta là đám ma của người nào đó; Vì mất cơ hội với anh cũ mà Chú ruột của Dũng Đen có nhân duyên bất ngờ khi dẫm lên những hạt cỏ may chị Đào trong cơn buồn đã rắc
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 24/08/2011 01:16:33 |
|
@Mon, em Lý, anh Nghị và các FAN của cỏ may: Cám ơn Mon về sự tích hoa cỏ may, mình cũng đã đọc ở đâu đó và cũng rất thích. Cám ơn anh Nghị, em Lý, Mon và mọi người đã tỏ lòng yêu cái thơ mộng, hoang sơ, chân chất, dân dã mà quyến luyến...của cỏ may. Tuổi thơ và tuổi trẻ của mình luôn có "chuyện thường ngày" ăn ngủ với cỏ may hơi mà không nhất thiết phải nhặt đi! @Em Nhuận: Anh thử tranh luận với em mấy điều em nói nhé: Chú bộ đội (không hề phân biệt nhà quê hay từ thành phố đâu nhé!) và cô thôn nữ có ra bờ đê...đâu chỉ có dính cỏ may mà không dính bao thứ khác? và cỏ may có "tội tình" gì mà em gán cho nó việc này? Chuyện chú bộ đội thành phố có làm thơ giỏi hơn chú bộ đội nhà quê hay không thì phải xem xét lại! Theo anh nhiều chú bộ đội nhà quê (từng sống với hoa cỏ may, với thiên nhiên) lại làm thơ hay hơn các chú ở thành phố đấy, ví dụ các chú bộ đội - nhà thơ nổi tiếng VN như Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa...đều là các chú nhà quê cả đấy thôi!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 24/08/2011 00:35:50 |
|
Chị Đào có bó cỏ may, Chắc rằng chị hái trước ngày xa quê, Cỏ may thơ dại, vụng về, Tưởng tìm thấy chủ yên bề theo ai, Ngờ đâu đời lại đơn sai,
Chị về nơi ấy, tìm ai bây giờ, Cỏ may ngày ấy ngây thơ, Hẩm hiu im lặng trong tờ thư xinh!
Trách ông sứ chẳng trách mình! Rơi rồi một chút mảnh tình con con!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 23/08/2011 19:00:12 |
|
chị Đào CL72 sang KIS với một bó cỏ may thật thà hỏi bố, chú có nên dừng lại ngay ? tập trung vào học ...hay tiếp tục chăm hàng ngày Thật thương thay với tâm hồn thẳng ngay quá non trẻ thơ ngây chị thật thà dừng lại để khi về gập lại sáo con đã lớn rồi lậpj tức thư sang ngay chị dặn: "lũ chúng mầy chớ khờ nghe bố, chủ để về nhà xơi đủ không còn cơ hội nữa để mà ta sửa chữa' Ngẫm bây giờ những kẻ thành đôi KIS trăm năm đáng tung hô "Muôn năm"
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 23/08/2011 18:58:40 |
|
Cỏ may là cỏ chân quê, Ai yêu được cỏ thì về với em, hiu hiu, vi vút, êm đềm, dám đâu trêu chọc, ngưòi thêm bực mình, Chỉ vì một nỗi hữu tình, Gặp người cứ thấy giật mình dạ thưa, Lao xao trong gió đu đưa, yêu người bám chặt muốn đưa người về, Người quê em vốn vụng về, Cỏ quê cũng thế, đừng chê, mủi lòng!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Meomun on 23/08/2011 08:02:12 |
|
@Chị Nhuận: em bổ sung là sao khi bị dọa kiện, chính quyền sợ quá nên chặt hết cây hoa sữa, thay bằng cây khác rồi. Hihi, em để ý gần đây em được nhiều anh chị gọi tắt là Mun, ngắn gọn và nghe dễ thương hơn thì phải! "Rằng em đích thực là Mun..."
|
Trở về đầu |
|
Cỏ may trong thơ tình Không hiểu duyên cớ gì mà bông cỏ may được nhiều thi sỹ mê muội, đắm say, lao tâm khổ tứ đến thế? Nguyễn Bính ví: Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em Xuân Quỳnh trong bài Hoa cỏ may viết: Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy. Phạm Công Trứ thuở lên mười có một em lên bảy cứ lẽo đẽo theo trên những nẻo đường quê: Quần em dệt kín bông may Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm Để rồi ít năm sau, em lớn, em xinh đẹp, em ra phố: Em đi để lại chuỗi cười Trong tôi vỡ ... một khoảng trời pha lê Trăng vàng đêm ấy, bờ đê Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may ... (Lời thề cỏ may) Nguyễn Trọng Tạo bỏ quê ra phố cũng: Cỏ may khâu áo làng quê Cớ chi gió thổi bay về trời cao Ta lên sân thượng chạm vào cỏ may.Ta cúi xuống chào...Cỏ may
Tôi nghi ngờ cái hoa cỏ may trên sân thượng ở phố phường chật hẹp của Ông, hỏi Ông mới biết đó chỉ là cái cớ để Ông thổ lộ nỗi nhớ quê: Ngang trời hoa cỏ đẫm sương Loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng... Có một điều: không hiểu sao Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh lại “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” thế nhỉ? mà sao cỏ may lại bám vào áo? (Cỏ may la đà chỉ bám vào quần thôi chứ!). Hehe, mời các Bác bàn chơi!
|
|