Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10978 - Tổng số hồi đáp: 23




Posted By: Meomun on 23/08/2011 07:35:50


@HT Ngọc: Trưa hôm ấy em cũng có nghe bài hát "lời cỏ may" và đã post lời bài hát vào bài của anh Nghị về hoa cỏ may.

HT ghét hoa cỏ may thì cũng gần giống bà con ở một thị xã miền Tây nào đó (Trà Vinh?) vừa dọa kiện chính quyền địa phương vì tội trồng đầy hoa sữa, tỏa mùi (không phải hương) nồng nặc khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, nhức đầu, viêm mũi, dị ứng... hihi. Hóa ra hoa sữa thơ mộng Hà nội chỉ đẹp ở HN và không nên bưng cả rặng về trồng ở Miền Tây, nơi họ không quen.   

Trở về đầu




Posted By: LyTM on 22/08/2011 20:57:53


Hóa ra Hội trưởng nhà ta,

Cũng từng đã bị cỏ ra vẫy chào,

Hân hoan có biết đâu nào

Cỏ tình yêu đã vướng vào tuổi thơ,

Vẫn còn bực tới bây giờ,

Cỏ gì khó chịu sao tơ tưởng cùng,

Hội trưởng đừng có ngại ngùng,

Hỏi xem xóm ấy đã cùng ai chưa?

Cỏ gì mà thật khó ưa,

Châm vào chân đấy, còn chưa vừa lòng!

hi hi, đùa tí thôi chứ biết là cỏ đấy khó chơi lắm, ram chân mà nhặt quá lâu! chỉ cỏ nhà quê mới thế, nhất là vùng ven sông Hồng!

 

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 22/08/2011 12:10:42


Các bạn say CỎ MAY ơi, trưa qua tôi tình cờ xem trên VTV1 có giới thiệu bài hát "Lời cỏ may" của nhạc sỹ An Thuyên, do Phương Thảo hát, cùng lời bình về bài này (kiểu như bình 1 bài thơ ấy). Video đi kèm có rất nhiều cảnh quay về Cỏ may, cùng 1 đôi trai tài gái sắc rất trữ tình

Nhớ đến hội các bạn mê cỏ may nên giới thiệu các bạn bài hát đó, xem lời nhạc nó có giống như đề tài các bạn đang say không.

Còn cá nhân tôi ko ưa lắm cái loại cỏ đó, nhớ khi ở nông thôn, mỗi lần đi qua đám cỏ là phải ngồi cả tiếng đồng hồ để gỡ các hoa vướng vào quần. Cái trò gỡ đó ko làm nhanh được, phải rất từ từ, bực lắm.

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 21/08/2011 16:21:13


Tại sao gọi Hoa cỏ may là cỏ tình (lovegrass) hay sự tích Hoa cỏ may

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ (như bao ngôi làng quê của người KGU, hay nơi những người lính như Tổng Nghị đã đi qua) có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.

Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.

Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.

Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.

Người con gái ở nhà dệt đay, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.

Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng.

Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa.

Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.
(Sưu tầm)

 

Trở về đầu




Posted By: CuongLV on 19/08/2011 10:29:33


         Xin bổ sung là nhà thơ Vũ Đình Hạnh (1946-1995, bút danh Huy Hạnh) có 1 tập thơ mang tên Hoa Cỏ may ( NXB Văn học, 1995). Bài thơ tả mối tình thầm lặng của 1 người con gái với bạn trai khi anh nhập ngũ. Anh chiến sỹ trẻ vì chưa được Tiểu đội trưởng dạy dỗ nên không trả được bài. Sau chiến tranh, người con trai trở về thì cô bạn gái đã lấy chồng phương xa khiến anh ngậm ngùi : Hoa May níu bước chân mình, Người ơi, xin chớ vô tình như tôi. Và để 'chuộc lỗi' anh chiến sỹ quyết tâm : Dẫu đến muôn phương, tôi vẫn đi tìm - Thứ tơ lòng dùng Hoa may khâu được - Tặng những lứa đôi nào đang mớ ước - Với kim này...tôi sẽ nối duyên. Vừa say vừa tỉnh, nhà thơ biến Hoa Cỏ may thành Hoa (để) may các loại vật liệu.

    Bài thơ Hoa Cỏ may (Hoa May ???) về nghệ thuật không phải là bài hay nhất so với 64 bài thơ khác của tập thơ nhưng tác giả chọn làm tên chung cho tập thơ duy nhất của mình, thiển nghĩ chỉ vì nó là...Hoa Cỏ may.

     

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 18/08/2011 23:42:51


Xin bổ sung Tổng Nghị (Vương kín hoa may), chị Lý (Rắc hạt may vàng) và anh Cường (Đánh mất lời thề cỏ may) vào danh sách các "nhà thơ cỏ may".

 

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 18/08/2011 14:03:38


Anh Trứ đã cho in Lời thề cỏ may (1,2,3) và Cỏ may thi tập. Tiếp đó, đã cho in Phồn thi 1,2,3.

Khi cho in Phồn thi 3, anh Trứ tự đề:

Phồn 1 ắt có phồn 2

Thêm phồn 3 nữa cho dài mạch thơ 

Nếu giống như cái mạch của Lời thề của may thì sẽ có Phồn thi  thi tập.

 

Khi biết anh Trứ định  làm một cái nhà khá to ở Cầu Giấy, Đ. D. S học trò của anh Trứ đến chơi, lo lắng cho thầy:

- Thầy ơi, em nghĩ thầy chỉ biết làm thơ nên kiếm được ít tiền. Nếu xây nhà to, thầy vay nợ nhiều, mệt lắm.

Nhà thơ thủng thẳng:

- Nghe nói chú mày cũng đang xây nhà. Nếu thiếu sang anh cho vay nhé!

Anh xây căn nhà ở giữa khu đất. Đất chung quanh còn khá rộng, anh trồng rất nhiều thứ cây đã gắn với tuổi thơ, với thơ của anh. Có cây mít, cây ổi, cây tre, cây khế, cây mây, cây sung, cây bưởi, cây nhót. Có trang, có súng…

Rất tiếc, sau này anh lại bán tòa nhà rất thơ mộng này cho một trung tâm giới thiệu việc làm. Bao nhiêu cây cối của nhà thơ bị họ chặt hết để làm thêm nhà, thêm cửa. Mỗi lần đi qua nhà cũ của anh, tôi cứ thấy xót xa.  

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 18/08/2011 13:06:19


MoN: Bọn em cũng mong ra HN chơi, vì lần gần nhất cũng 8 năm rồi. Cũng mong gặp lại MoN, gặp bạn bè lắm. Mấy anh em mình có nhiều chuyện để "buôn dưa" đấy. 

À anh đi câu cá 50 kg không phải anh Giang (???) mà là đại tá MinhCK. Em thì em đoán là ai cứ nói mạnh thì lại không phải như thế,hihi! Đại tá MinhCK đi câu lúc nào cũng mang theo đại tá ChiNB nên lúc nào chẳng có cá 50 Kg mang về.Laughing     

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 18/08/2011 12:53:05


@Meomun: Hihi, thì em viết ra câu nào chả là thơ.

Hehe, ta có... lính hầu.

À, hôm nào vợ chồng em ra HN, cho anh mượn Hắn nhà em đi câu nhé (không phải đem theo cần). Miền Nam câu lưỡi đơn. Miền Bắc câu lưỡi chùm. Câu thật đấy không phải như anh MinhCK  (Tks Meomun, Sorry anh Giảng!) câu cá Hồi... 50 cân đâu.

Câu rồi về nấu ukha!

Trở về đầu
02/07/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>