Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |
Tổng số lần xem: 10021 - Tổng số hồi đáp: 13




Posted By: NghiPH on 25/08/2011 15:09:34


Ôi, sau lại có một thời ấu trĩ và ngu dốt  thế. "Cố vấn" dậy làm thể nào thì làm đúng như thế. Ta sao cứ bắt buộc phải tìm ra bằng được ai đó để quy địa chủ nhỉ. Nếu không tìm được thì chính các vị trong đội CCRĐ phải trả giá. Thế mới nguy...

MoN chia sẻ kỹ hơn về Đội gạo lên chùa đi. Em nói nhà văn N X Khánh dùng từ gì lạ: Tăn tiu trong ngữ cảnh nào? 

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 25/08/2011 08:56:50


MonN anh nói đến cải cách ruộng đất làm Mun em cũng muốn góp lời. CCRĐ đúng là ký ức kinh hoàng của bao nhiêu người, một trang tối trong lịch sử dân tộc. Hồi còn nhỏ, em có nghe người lớn kể nhưng không được đọc vì đó là một đề tài khá cấm kị. Bây giờ thoáng hơn nên đã có một số tác phẩm đã viết về CCRĐ, gần như thực tế như nó đã có. Em có đọc "Thời của thánh thần" của Hoàng Minh Tường,  "Ba người khác" của Tô Hoài và "Nước mắt một thời" của Nguyễn Khoa Đăng và có những cảm xúc thật nặng nề.  Quyển "Nước mắt một thời" em được một nhà văn gửi tặng, nhưng anh ấy cũng đồng ý là tuy nó đưa ra một bức tranh thật hơn so với mấy cuốn kia (do gần như là tự truyện) nhưng đọc chán vì ít tính văn chương quá, câu từ không chau chuốt, chi tiết hơi tham lam. Em cũng thấy là một sự thái quá cũng không hay.

Em rất vui vì qua Web mình có thể tìm thấy nhiều "bạn" có sở thích đọc sách giống mình và cùng trao đổi nâận xét, cảm tưởng khi đọc xong 1 cuốn sách nào đó.   

@MoN: hihi, chả phải chỉ có chi tiết về chuyện hố xí mới được đặc tả trần trụi trong "Chiều chiều", tất nhiên nghe nó kinh, kinh quá. Công an đi xét hộ khẩu, bảo: công an đã có quy định là nếu có nhà, có hộ khẩu ở HN thì không được thuê khach sạn , thuê phòng trọ, vì thuê để mèo mỡ, chơi gái à...Rồi công an phát hiện hủ hóa cũng hài hước. Nhưng qua "Chiều chiều" được biết thêm về cuộc sống của rất nhiều văn nghệ sĩ trong thời gian ấy, nhất là những người bị coi là "có vấn đề". Đọc "Chiều chiều" em mới biết họa sĩ Nguyễn Sáng đã từng có vợ đầm...     

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 24/08/2011 21:36:48


Ai đã từng một lần  đọc Nguyễn Xuân Khánh  qua Hồ Quý LyMẫu Thượng ngàn đều không thể làm ngơ trước một tác phẩm mới của ông ở tuổi 80: Đội gạo lên chùa. Với 866 trang sách qua văn phong giản dị, đầy hình ảnh và màu sắc, có thể nói sách của Ông là cuốn sách viết về tâm linh Phật giáo về văn hóa làng quê Việt trải qua muôn vàn thử thách vẫn còn mãi một sắc đẹp rơm vàng, hương thị. Khốc liệt, gian khổ nhưng vẫn lung linh thuần khiết. Đẹp quá những người con gái của làng Sọ (Nguyệt, Huệ, Rêu…).

Trường đoạn viết về một giai đoạn bi thương của dân tộc (CCRĐ) được ông miêu tả không kém khốc liệt nhưng cũng đầy tính nhân văn, hướng thiện và không bi quan.

Nhưng tôi vẫn không thích cái cảnh ông mô tả đoạn bắt phạt những người tù lội vào hố phân: nó ghê ghê, tự nhiên chủ nghĩa (hơi hướng của Tô Hoài trong Chiều chiều khi mô tả cái nhà vệ sinh ở Hà Nội thời bao cấp).

Và có một từ được Ông dùng vài lần trong tác phẩm: tăn tiu”, mình không hiểu. Hay là một sáng tạo ngôn ngữ mới của Ông?

Đây là cuốn sách hấp dẫn, lôi cuốn làm ta muốn đọc đi đọc lại để thấm vào tâm hồn ta triết lý sống của đạo Phật, một triết lý đã ăn sâu vào tâm linh mỗi người con đất Việt.

“Kiếp nhân sinh là con đom đóm, nhưng dù sao cũng là ánh sáng”.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 23/08/2011 18:41:27


Dân gian coó bai cadao được nghe hát ru từ nhỏ:

Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Sư về sư ốm tương tư

ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu

sư ăn đậu phụ, tương tầu

mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu

Vậy là trướcđó sư không trọc

Trở về đầu
24/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |